Trong đầu tư chứng khoán, có rất nhiều loại cổ phiếu khác nhau, một trong số đó có cổ phiếu phòng thủ. Dạng cổ phiếu này giúp giảm được rủi ro trong đầu tư chứng khoán, đặc biệt với giai đoạn thị trường biến động mạnh và lạm phát tăng cao. Loại cổ phiếu này có lợi nhuận tương đối ổn định nên được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi tham gia vào thị trường. Vậy các bạn đã biết đến khái niệm của loại cổ phiếu phòng thủ hay những đặc điểm nhận diện của cổ phiếu này như nào? Hôm nay hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cổ phiếu này nhé.
Cổ phiếu phòng thủ là gì?
Cổ phiếu phòng thủ là gì?
Cổ phiếu phòng thủ hay trong tiếng Anh là Defensive Stock. Đây là cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa mà những người tiêu dùng khó có khả năng cắt giảm vì sự thiết yếu của nó. Nhóm cổ phiếu phòng thủ này mang lại số cổ tức và thu nhập ổn định cho các nhà đầu tư bất chấp tình hình của thị trường chứng khoán có biến động như thế nào.
Dù tình trạng về kinh tế, xã hội có diễn biến tốt hay xấu thì nhu cầu sử dụng của người dùng vẫn khó có thể giảm sút. Vì vậy những cổ phiếu phòng thủ này vẫn sẽ duy trì tốt kết quả kinh doanh.
Trên thế giới, cổ phiếu phòng thủ thuộc về những công ty lâu đời như Procter & Gamble - P&G, Coca cola, Johnson & Jonson,... nhờ vào dòng tiền chảy vào doanh nghiệp mạnh mẽ, khả năng vượt qua thách thức thị trường cao. Nhiều nhà đầu tư luôn ưa chuộng những cổ phiếu phòng thủ này bởi tiềm năng về lợi nhuận dài và rủi ro thường thấp hơn so với những loại cổ phiếu khác. Tại Việt Nam, những cổ phiếu phòng thủ này có thể kể đến như TRA, PLX, REE, MIPEC, VMD…
Xem thêm: Cổ phiếu chu kỳ là gì?
Những đặc điểm nổi bật của các mã cổ phiếu phòng thủ
Cổ phiếu phòng thủ là hoạt động dựa trên Fear and greed Index hay còn gọi là chỉ số sợ hãi và tham lam, thể hiện rõ ràng trong thời kỳ khó khăn. Có thể hiểu một cách đơn giản là lòng tham và sự sợ hãi có thể thúc đẩy cả thị trường.
Giữa bối cảnh của nền kinh tế đang bị suy thoái, nhóm cổ phiếu phòng thủ có thể giải quyết được lòng tham bằng việc đem đến khoản lợi nhuận cao hơn mức bình thường. Điều này cũng sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu sự sợ hãi vì loại cổ phiếu này thường không có tính rủi ro cao. Vì vậy nếu có xảy ra dấu hiệu suy thoái, các nhà đầu tư bảo chứng tài sản của bản thân bằng việc dịch chuyển các dòng tiền sang cổ phiếu phòng thủ.
Một số đặc điểm nhận diện của cổ phiếu này là sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp vì đã có dòng tiền dồi dào và lịch sử chi trả cổ tức luôn ổn định. Cùng với đó, chỉ số thể hiện sự tương quan giữa biến động giá và chỉ số chung của các loại cổ phiếu thuộc nhóm này thường thấp hơn so với toàn thị trường.
Với lợi thế tăng trưởng mạnh hơn so các mã cổ phiếu khác, cổ phiếu phòng thủ luôn được các nhà đầu tư đánh giá cao và lựa chọn trong thời gian thị trường biến động khó lường. Tuy nhiên ở trong những giai đoạn kinh doanh mở rộng, chúng có xu hướng hoạt động thấp hơn so với mặt bằng của thị trường bởi vì hệ số mức độ rủi ro lúc này khá thấp, thường là nhỏ hơn 1.
Ví dụ như mã cổ phiếu TRA trên hệ số Beta là -0,26. Chỉ này nhỏ hơn 0 có nghĩa là cổ phiếu biến động ngược lại với thị trường, thường tăng khi thị trường giảm. Nếu thị trường TRA tăng lên 2% thì sẽ giảm -0,52% và ngược lại nếu thị trường giảm 2% thì mã cổ phiếu này sẽ tăng lên 0,52%.
Xem thêm: Cổ phiếu tăng trưởng là gì?
03 chỉ số được sử dụng để xác định cổ phiếu phòng thủ
Các cổ phiếu có tính phòng thủ là gì?
Để xác định đâu là mã cổ phiếu phòng thủ, các nhà đầu tư có thể dựa vào 03 chỉ số sau:
Cổ tức
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu phòng thủ thường sẽ chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư đều đạt qua từng năm. Nếu các công ty, doanh nghiệp không trả cổ tức bằng hình thức là tiền mặt thì sẽ trả bằng số lượng cổ phiếu. Trong trường hợp nếu trả cổ tức, đồng thời bằng cả tiền mặt và cổ phiếu thì tiền mặt sẽ chiếm phần hơn.
Chỉ số beta
Đây là chỉ số cho biết sự ổn định, ít biến động của các mã cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ thì những chỉ số bắt buộc phải có đó là chỉ số Beta phải nhỏ hơn 1 (Beta < 1).
Chỉ số P/E
Chỉ số P/E là chỉ số phản ánh giá trị thị trường với thu nhập trên một cổ phiếu. Vì vậy, chỉ số này để định giá cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ thì chỉ số P/E thường đều thấp hơn so với các mã cổ phiếu khác.
Những cổ phiếu phòng thủ phổ biến tại Việt Nam
Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư đã "phất lên nhanh chóng" nhờ đã chọn các mã cổ phiếu phòng thủ để phân bổ trong danh mục đầu tư của mình, nổi bật là ông Warren Buffett. Vậy nhóm cổ phiếu phòng thủ này phổ biến tại thị trường Việt Nam thường thuộc nhóm ngành nào?
Cổ phiếu phòng thủ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu
Các công ty phân phối sản xuất ngành hàng tiêu dùng thiết yếu thường thuộc nhóm cổ phiếu phòng thủ. Những doanh nghiệp này có thể tạo ra dòng tiền và thu nhập ổn định cũng như có thể dự đoán trước được trong nền kinh tế mạnh và yếu.
Nhóm này bao gồm các sản phẩm hàng hóa như các loại thực phẩm, đồ uống, vật dụng, đồ dùng cho phụ nữ, thuốc lá,... Đây là những mặt hàng thường không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ cổ phiếu và sự biến động của nền kinh tế. Vì thế, đây chính là một trong ba cái tên được nhắc đến trong nhóm cổ phiếu phòng thủ nổi bật đó là VNM, SAB, DHG.
Cổ phiếu ngành y tế
Nhóm cổ phiếu phòng thủ
Các mã cổ phiếu phòng thủ thường thuộc về các công ty dược phẩm lớn và nhà sản xuất thiết bị y tế. Trong mọi nền kinh tế dù biến động như thế nào thì vẫn sẽ luôn có những người bệnh cần cứu chữa và được chăm sóc sức khỏe. Vừa qua trong đại dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng, suy thoái nhưng ngành y tế vẫn là lĩnh vực phát triển mạnh.
Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng các cổ phiếu ngành y tế có tính phòng thủ rất cao. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt ngày càng tăng từ những loại thuốc mới và sự không chắc chắn về quy định giá thuốc cũng làm giảm tính ổn định của chúng. Một số cổ phiếu phòng thủ nổi trội trong ngành y tế đó là TRA, IMP.
Ngành sản xuất và phân phối khí đốt, điện nước
Hàng hóa luôn được tiêu thụ trong mọi giai đoạn của bất kỳ chu kỳ kinh doanh nào. Các cổ phiếu thuộc ngành này luôn được xếp vào nhóm các cổ phiếu phòng thủ với tính ổn định cực cao. Bởi vì chúng ta luôn cần dùng nguồn điện và khí đốt trong sinh hoạt đối với mọi chu kỳ kinh tế, kinh doanh. Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng bị chậm thì các công ty, doanh nghiệp này cũng được hưởng lợi nhiều nhất, một số gương mặt nổi bật trong cổ phiếu phòng thủ đó là TDM, PPC, POW, NT2…
Vai trò của các mã cổ phiếu phòng thủ trong danh mục đầu tư
Các nhà đầu tư đang cố gắng tìm cách để bảo vệ các danh mục đầu tư của họ trong thời kỳ nền kinh tế suy yếu hoặc thời kỳ đang gặp biến động do thị trường nên sẽ quan tâm tới các cổ phiếu phòng thủ.
Lý do cho việc đầu tư vào cổ phiếu phòng thủ thay vì tín phiếu kho bạc là do thị trường được bao phủ bởi lòng tham và nỗi sợ hãi. Cổ phiếu phòng thủ còn phù hợp với lòng tham vì chúng mang lại tỷ suất cổ tức cao hơn mức có thể kiếm được trong khi thị trường đang có lãi suất thấp.
Hầu hết các ngành nghề đều thường chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời kỳ suy thoái của nền kinh tế dẫn đến sự sụt giảm của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hiện nay. Các nhà đầu tư cần tìm cách làm sao để có thể bảo vệ được danh mục đầu tư của họ với những cổ phiếu phòng thủ do các mã này có tỷ suất cổ tức cao và ổn định hơn mức lãi suất hiện tại.
Rõ ràng dù kinh tế khủng hoảng suy thoái hay thế nào đi nữa thì các nhà đầu tư vẫn phải có những nhu cầu thiết yếu, các tiện ích trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy những cổ phiếu phòng thủ không những duy trì được kết quả kinh doanh mà còn thu hút được dòng tiền. Thống kê của các nhà kinh tế cũng cho thấy trong thời kỳ suy thoái, nhóm cổ phiếu phòng thủ có khuynh hướng tạo nên tỷ suất sinh lời tốt hơn thị trường, nhưng ngược lại trong giai đoạn tăng trưởng thì các mã cổ phiếu này lại thể hiện thấp hơn.
Cổ phiếu phòng thủ cũng làm giảm bớt nỗi sợ hãi vì những rủi ro như các cổ phiếu thông thường và các công ty có quy mô kinh doanh vững chắc. Ngoài ra hầu hết các nhà quản lý đầu tư không có lựa chọn nào khác ngoài việc sở hữu cổ phiếu và nếu họ nghĩ rằng kinh tế sẽ kém đi thì các nhà đầu tư sẽ chuyển sang cổ phiếu phòng thủ.
Một số ưu điểm và hạn chế của cổ phiếu phòng thủ
Về ưu điểm
Điểm nổi bật của cổ phiếu phòng thủ là mang lại lợi nhuận dài hạn và rủi ro thấp hơn so với các cổ phiếu khác. Ông Warren Buffett trở thành một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất trong mọi thời đại như tập trung vào các cổ phiếu phòng thủ.
Theo một số nhà đầu tư thì họ không nhất thiết phải chấp nhận rủi ro quá mức để có lãi suất có thể đánh bại được thị trường. Ngược lại, họ sẽ đầu tư vào các mã cổ phiếu phòng thủ để có thể giảm thiểu được rủi ro cho những danh mục khác.
Về nhược điểm
Với tính chất ít biến động, kể cả khi thị trường tăng trưởng mạnh thường khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy thất vọng và bán cổ phiếu phòng thủ đi. Khi thị trường bước qua giai đoạn tăng trưởng và chịu ảnh hưởng xấu từ các yếu tố tiêu cực khiến giảm mạnh, lúc này các nhà đầu tư lao vào mua cổ phiếu phòng thủ dù thực tế khi đó đã quá muộn.
Các nhà đầu tư không thể kiểm soát chu kỳ của nền kinh tế, mặc dù vậy họ có thể điều chỉnh các hoạt động đầu tư theo xu hướng và dòng chảy của thị trường. Việc đầu tư vào các mã cổ phiếu phòng thủ giúp giảm bớt nỗi lo của nhà đầu tư vì chúng không gặp nhiều rủi ro so với các cổ phiếu thông thường, lại rất phù hợp với những nhà đầu tư không ưa thích mạo hiểm.
Để lựa chọn những cổ phiếu phòng thủ thích hợp, các nhà đầu tư cũng nên áp dụng những phương pháp phân tích cơ bản để có thể tận dụng hiệu quả hơn, thu về lợi nhuận tốt hơn.
Nhận định cổ phiếu phòng thủ 2022 có tiềm năng hay không?
Cổ phiếu phòng thủ 2022
Những biến động mạnh của thị trường chứng khoán thời gian vừa qua đã khiến cho rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu trở nên khó khăn hơn. Theo các chuyên gia, dù vừa hết quý III năm 2022, nhưng bức tranh hoạt động kinh doanh đã có sự phân hóa rõ ràng giữa các ngành. Nhóm các mã cổ phiếu phòng thủ liên quan đến ngành hàng hóa thiết yếu, nhiệt điện, thủy điện,... thường được phân phối đa dạng, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ hơn so với các ngành khác như các loại bất động sản, ngân hàng, chứng khoán...
Các chuyên gia cũng đã cho rằng những nhà đầu tư sẽ có xu hướng lựa chọn nhóm cổ phiếu phòng thủ này vì chúng có nền tảng tăng trưởng ổn định. Đồng thời những nhóm cổ phiếu phòng thủ cũng hầu như chưa tăng giá quá nhiều trong vòng hai năm qua trở lại đây.
Vì vậy những nhóm ngành thuộc cổ phiếu phòng thủ có khả năng tăng trưởng trong nhiều năm tiếp theo. Khi nắm giữ các mã cổ phiếu của các doanh nghiệp này, nhà giao dịch sẽ thấy các biến động ngắn hạn của thị trường cổ phiếu sẽ thường ít hơn nhiều so với mã cổ phiếu khác.
Thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong năm nay gặp nhiều biến động. Kể từ phiên giao dịch đầu tiên trong năm 2022 đến ngày 25/6 thì chỉ số giảm VN-Index giảm, HNX-Index giảm và UPCOM - Index cũng bị giảm.
Trong khi đó thì một số cổ phiếu thuộc nhóm ngành phòng thủ lại đang lội ngược dòng để tăng trưởng trong 06 tháng đầu năm. Có thể thấy rằng những cổ phiếu này đang dần dần chuyển từ trạng thái phòng thủ sang trạng thái tấn công.
Kết luận
Cổ phiếu phòng thủ - Defensive Stock là cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa mà những người tiêu dùng khó có khả năng cắt giảm vì sự thiết yếu của nó. Nhóm cổ phiếu phòng thủ này đã mang lại số cổ tức và thu nhập ổn định cho các nhà đầu tư bất chấp tình hình của thị trường chứng khoán có biến động như thế nào.
Như vậy qua bài viết trên chúng ta có thể thấy được đặc điểm chính của cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay, được coi là một trong những mã cổ phiếu luôn thu hút được rất nhiều nhà đầu tư. Hy vọng với những chia sẻ trên của FTV đã giúp các bạn đọc hiểu hơn về loại cổ phiếu này để từ đó có thể bổ sung những cổ phiếu tiềm năng trong danh mục đầu tư của mình.