Các mã cổ phiếu phân bón hiện nay đang có sức hút lớn đối với nhiều nhà đầu tư bởi tỷ suất sinh lời tăng trưởng cao và có nhiều mã cổ phiếu có tiềm năng lớn. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm nhiều thông tin về nhóm cổ phiếu này, bao gồm thông tin về danh sách những mã cổ phiếu phân bón đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán, đặc biệt hơn là các mã cổ phiếu tiềm năng thuộc ngành phân bón mà nhà đầu tư cần chú ý. Bên cạnh đó, FTV cũng đưa ra những nhận định chung về tiềm năng cũng như rủi ro của cổ phiếu nhóm ngành này để các nhà đầu tư có thêm nhiều góc nhìn trước khi đưa ra những quyết định giao dịch cho mình.
Thông tin chung về nhóm cổ phiếu phân bón
Thông tin chung về nhóm cổ phiếu phân bón
Cổ phiếu phân bón là những mã cổ phiếu thuộc các tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất và phân phối phân bón ở trên thị trường. Đây là nhóm cổ phiếu đang được đánh giá an toàn, ít sự biến động, phù hợp cho đầu tư lâu dài.
Đặc điểm của nhóm cổ phiếu phân bón
Cổ phiếu ngành phân bón là một nhóm cổ phiếu “phòng thủ”. Các mã cổ phiếu này phát huy tốt được tính chất “phòng thủ” của mình trong suốt thời gian dài. Trong khi những cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu thép hay cổ phiếu dầu khí lần lượt tăng mạnh, thậm chí vượt cả mức tăng bình quân thì cổ phiếu phân bón vẫn đang giao dịch kém sôi động.
Tháng 6/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá nguyên liệu đầu vào gia tăng, giá phân bón và nông sản cũng tăng làm cho cổ phiếu ngành phân bón tạo nên đáy. Trong thời gian dịch bệnh thì giá cổ phiếu ngành phân bón liên tục có sự thay đổi thất thường. Mãi đến quý III năm 2021 mới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Như vậy, có thể thấy rằng cổ phiếu phân bón chịu ảnh hưởng đến từ dịch bệnh, giá nguyên liệu đầu vào, giá nông sản cùng với nhu cầu sử dụng phân bón. Bất kỳ một yếu tố nào thay đổi cũng làm cho giá cổ phiếu biến đổi theo. Tuy nhiên, ở trong điều kiện bình thường thì cổ phiếu này cũng tương đối ổn định, được xem là cổ phiếu an toàn, thích hợp cho đầu tư lâu dài.
Các mã cổ phiếu phân bón niêm yết trên thị trường
Hiện nay, tại Việt Nam đang có khoảng 10 mã cổ phiếu phân bón được niêm yết trên những sàn giao dịch HNX, HOSE và UPCOM. Trong đó thì tập trung tại 2 sàn giao dịch lớn là chủ yếu. Tổng hợp những mã cổ phiếu ngành phân bón ở trên thị trường gồm có:
- Mã cổ phiếu BFC thuộc Công ty công ty cổ phần Phân Bón Bình Điền niêm yết trên sàn HOSE
- Mã cổ phiếu DCM thuộc Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau niêm yết trên HOSE
- Mã cổ phiếu DPM thuộc Tổng công ty phân bón và hóa chất Dầu khí niêm yết trên sàn HOSE
- Mã cổ phiếu SFG thuộc Công ty cổ phần phân bón Miền Nam niêm yết trên sàn HOSE
- Mã cổ phiếu VAF thuộc Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điền niêm yết trên sàn HOSE
- Mã cổ phiếu LAS thuộc Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao niêm yết trên sàn HNX
- Mã cổ phiếu NFC thuộc Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình niêm yết trên sàn HNX
- Mã cổ phiếu PMB thuộc Công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí Miền Bắc niêm yết trên sàn HNX
- Mã cổ phiếu PSW thuộc Công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ niêm yết trên sàn HNX
- Mã cổ phiếu DDV thuộc Công ty cổ phần DAP thuộc VINACHEM niêm yết trên sàn UPCOM
- Mã cổ phiếu HIS thuộc Công ty cổ phần vật tư tổng hợp và phân bón Hóa sinh niêm yết trên sàn UPCOM
Các mã cổ phiếu phân bón đầy tiềm năng năm 2022
Cổ phiếu phân bón đầy tiềm năng năm 2022
Số lượng mã cổ phiếu phân bón ở trên sàn chứng khoán Việt Nam không nhiều, sau đây là 5 mã cổ phiếu đầu ngành và có triển vọng lớn nhất trong 2022.
Cổ phiếu PMB
Mã cổ phiếu PMB thuộc công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc – một trong các công ty phân bón hàng đầu Việt Nam. Công ty này đã bắt đầu hoạt động từ năm 2004. Nhờ vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty đang ngày càng phát triển lớn mạnh. Đến năm 2007, công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc đã phát hành lô cổ phiếu đầu tiên trên thị trường.
Thông tin chung về mã cổ phiếu PMB:
- Sàn niêm yết: HNX
- KLGD khớp lệnh trung bình của 10 phiên: 17.570
- KLCP đang lưu hành trên thị trường: 12.000.000 cổ phiếu
- Vốn hóa thị trường đang là: 12.000.000 tỷ
- Giá cổ phiếu để tham khảo: 15.700đ/cổ phiếu.
Cổ phiếu DCM
Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau mới được thành lập vào ngày 9/3/2011 và đã nhanh chóng trở thành công ty phân bón lớn mạnh ở trong ngành. Công ty chủ yếu sản xuất, kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất, dầu khí phục vụ cho nông nghiệp. Công ty đã phát hành cổ phiếu DCM lần đầu tiên vào ngày 31/03/2015.
Thông tin chung về mã cổ phiếu DCM:
- Sàn niêm yết: Hose
- KLGD khớp lệnh trung bình của 10 phiên: 6.614.020
- KLCP đang lưu hành trên thị trường: 529.400.000 cổ phiếu
- Vốn hóa thị trường là: 20.090,7 tỷ
- Giá cổ phiếu để tham khảo: 39,2003đ/cổ phiếu.
Cổ phiếu DPM
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí là một thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập vào ngày 28/03/2003 theo quyết định 02/2003/QĐ-VPCP của Chính phủ. Cổ phiếu DPM đã chính thức được niêm yết ở trên thị trường vào ngày 05/11/2007. Sau nhiều năm hoạt động thì thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” do công ty sản xuất đã tạo dựng nên tên tuổi lớn, dẫn đầu của thị trường phân bón Việt Nam.
Thông tin chung về mã cổ phiếu DPM:
- Sàn niêm yết: Hose
- KLGD khớp lệnh trung bình của 10 phiên: 5.036.370
- KLCP đang lưu hành trên thị trường: 5.691.800 cổ phiếu
- Vốn hóa thị trường là: 23.480,1 tỷ
- Giá cổ phiếu để tham khảo: 61,900đ/cổ phiếu.
Cổ phiếu LAS
Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là một công ty con thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Công ty này được thành lập vào ngày 8/6/1959, tiền thân là Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và hoạt động xuất khẩu phân bón chất lượng cao ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Thương hiệu “Supe Lân và NPK” của công ty chính là cái tên thân thuộc đối với mọi bà con nông dân.
Thông tin chung về mã cổ phiếu LAS:
- Sàn niêm yết: Hose
- KLGD khớp lệnh trung bình của 10 phiên: 740.370
- KLCP đang lưu hành trên thị trường: 112.856.400 cổ phiếu
- Vốn hóa thị trường là: 1,884,7 tỷ
- Giá cổ phiếu để tham khảo: 16,700đ/cổ phiếu.
Cổ phiếu BFC
Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chính là một doanh nghiệp nhà nước. Lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh về hỗn hợp phân bón NPK chủ yếu cho các vựa lúa phía Nam nước ta. Thương hiệu nổi tiếng nhất của công ty chính là “Đầu trâu”, chiếm đến 28% thị phần khu vực phía Nam. Phân bón Bình Điền đã phát hành cổ phiếu lần đầu vào ngày 07/10/2015.
Thông tin chung về mã cổ phiếu BFC:
- Sàn niêm yết: Hose
- KLGD khớp lệnh trung bình của 10 phiên: 675.740
- KLCP đang lưu hành trên thị trường: 57.167.993 cổ phiếu
- Vốn hóa thị trường là: 1.800,8 tỷ
- Giá cổ phiếu để tham khảo: 31,500đ/cổ phiếu.
>> Tham khảo: Các mã cổ phiếu ngành thép có tiềm năng đầu tư nhất hiện nay
Phân tích về triển vọng của cổ phiếu phân bón 2022
Phân tích về triển vọng của cổ phiếu phân bón 2022
Từ giữa năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm, các mã cổ phiếu phân bón đã bắt đầu tăng trưởng. Đến tháng 2/2022, những mã cổ phiếu ngành phân bón đã thực sự bùng nổ mạnh mẽ.
Ngành phân bón năm 2022 đầy khởi sắc
Nửa cuối 2021, nhu cầu về phân bón tăng đột biến làm cho giá phân bón tăng cao và nguồn cung giảm mạnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân bón thu được lợi nhuận lớn. Kết quả, vào cuối năm 2021, các công ty phân bón đã liên tục báo lãi vượt kế hoạch. Trong đó thì Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau chính là 2 cái tên có tỷ lệ lãi vượt kế hoạch cao nhất.
Mặc dù kết quả kinh doanh vượt trội, tuy nhiên đến sang 1/2022 những mã cổ phiếu phân bón đã thực sự có sự điều chỉnh giảm nhẹ. Từ phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021 đến chốt phiên ngày 28/1/2022 thì cổ phiếu LAS đã giảm hơn 45%, cổ phiếu DPM giảm hơn 24%, cổ phiếu BFC giảm khoảng 21%, cổ phiếu DCM giảm hơn 36%.
Nhiều lần giá của cổ phiếu tăng giảm luân phiên ở những phiên giao dịch sau đó. Đến cuối tháng 2 thì nhóm cổ phiếu ngành phân bón mới thực sự bước bùng nổ mạnh mẽ. Trong phiên giao dịch ngày 24/2, khi thị trường chung đang đỏ lửa thì những mã ngành phân bón lại ngập tràn sắc tím.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/2, nhiều mã cổ phiếu phân bón đã ghi nhận giá trần như cổ phiếu DPM ở mức 52,200 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu LAS ở mức 21,000đ/cổ phiếu, cổ phiếu DCM ở mức 34,450 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu BFC ở mức 29,000đ/cổ phiếu.
Sau đó, giá cổ phiếu ngành phân bón lại tiếp tục tăng mạnh. Tính đến hết ngày 1/6/2022 thì giá cổ phiếu LAS là 16,700đ/cổ phiếu, giá cổ phiếu BFC là 31,500đ/cổ phiếu, giá cổ phiếu DCM là 39,200đ/cổ phiếu, giá cổ phiếu DPM là 61,900đ/cổ phiếu.
Triển vọng cổ phiếu phân bón năm 2022
Thời điểm hiện tại, nhu cầu về phân bón tăng cao, lượng cung ứng cũng khan hiếm làm cho giá phân bón tăng cao. Vì thế mà ngành phân bón Việt Nam hứa hẹn vẫn tiếp tục sự tăng trưởng trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang thị trường quốc tế tăng cao.
Cụ thể, gói thầu xuất khẩu 130 nghìn tấn Ure sang thị trường Ấn Độ là động lực thúc đẩy cho ngành phân bón phát triển rõ ràng nhất. Theo dự đoán của Mordor Intelligence thì ngành phân bón Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,9% mỗi năm ở trong giai đoạn 2021 đến 2026.
Thời điểm hiện tại, do sự khan hiếm nguồn cung phân bón nội địa, Nam Phi và Hàn Quốc cũng đang tìm kiếm nguồn cung nhập khẩu. Đây có thể chính là cơ hội để ngành phân bón Việt Nam gia tăng sản lượng xuất khẩu ở trong tương lai. Mặt khác, nhu cầu tích trữ lương thực thế giới cũng tăng cao đã tạo điều kiện cho ngành phân bón phát triển.
Đi cùng với những cơ hội là rủi ro, thị trường phân bón Việt Nam cũng sẽ phải đón nhận nhiều thách thức mới ở trong tương lai như sau:
- Phân bón cho lúa được xem là mặt hàng thiết yếu tại Việt Nam và Chính phủ có thể can thiệp vào để điều chỉnh giá khi nó tăng quá cao. Điều này đã xảy ra vào tháng 7/2021 khi mà giá phân bón tăng phi mã thì Bộ Công thương đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gia tăng lượng dự trữ phân bón.
- Mức tăng trưởng của ngành phân bón ở thời điểm hiện tại là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khi mà dịch bệnh được kiểm soát, không còn yếu tố nào thúc đẩy tăng trưởng thì giá phân bón sẽ được ổn định lại và thậm chí giảm xuống. Dẫn đến biên độ lợi nhuận của những công ty phân bón sẽ giảm.
>> Tham khảo: Các mã cổ phiếu đầu tư công tiềm năng nên đầu tư hiện nay
Những lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu phân bón
Những lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu phân bón
Doanh thu trong năm 2022 của những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này tăng vọt do giá của sản phẩm đạm Ure đã đạt đỉnh với mức giá cao nhất ở trong lịch sử. Tuy nhiên, hiện tại thì giá Ure đang có xu hướng giảm dần vào nửa cuối của năm 2022 làm ảnh hưởng chung đến tình hình doanh thu của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân bón.
Bộ tài chính hiện đang lấy các ý kiến dự thảo Nghị định biểu thuế xuất khẩu đối với một vài mặt hàng phân bón. Nếu như quyết định này được thông qua thì doanh thu của những doanh nghiệp thuộc nhóm mã cổ phiếu ngành phân bón sẽ bị tác động ít nhiều.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung FTV chia sẻ chi tiết về cổ phiếu phân bón hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với nhà đầu tư để tham khảo và tiến hành giao dịch hiệu quả. Ngoài những cổ phiếu phân bón thì nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về cổ phiếu các ngành tiềm năng khác như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản,...tại website của chúng tôi.
FTV – luôn tự hào là đơn vị chuyên tư vấn về đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay
Phương châm hoạt động của FTV là “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì thế chúng tôi nỗ lực không ngừng để nâng cao sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp và đạo đức ở trên thị trường chứng khoán nhằm tạo ra được sự khác biệt về năng lực lẫn công nghệ. Từ đấy, mang đến cho nhà đầu tư những dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất.
Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về cổ phiếu phân bón hoặc cần hỗ trợ giao dịch đầu tư hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: