IRR là một chỉ số liên quan đến quá trình đánh giá và đo lường một dự án đầu tư nào đó xem chúng có tính khả thi hay không. Nếu mở rộng hơn thì chỉ số IRR chính là một công cụ hữu ích giúp những nhà đầu tư đặt tiền đúng chỗ, đúng dự án và hạn chế rủi ro về những “dự án ma” Vậy IRR là gì? Tại sao nó lại được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng như vậy? Khi nào nên sử dụng IRR.
IRR là gì?
IRR là gì?
IRR là từ viết tắt của Internal Rate of Return hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Đây được xem là một chỉ số được sử dụng trong quá trình phân tích tài chính để ước tính được khả năng sinh lời của những khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu giúp cho giá trị hiện tại ròng (hay NPV) của tất cả những dòng tiền bằng 0 trong việc phân tích dòng tiền chiết khấu.
Ví dụ: một khoản đầu tư có thể cho là có chỉ số IRR 10%. Điều này cho ta thấy rằng một khoản đầu tư có khả năng tạo ra tỷ suất lợi nhuận hằng năm là 10% trong suốt vòng đời của nó.
Nói một cách khác, đó chính là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến có thể kiếm được trên một dự án hoặc khoản đầu tư. Nó sẽ được tính toán loại trừ những yếu tố bên ngoài như lạm phát và chi phí vốn. Đây là lý do vì sao được gọi là nội bộ. Bạn cũng có thể xem tỷ suất hoàn vốn nội bộ chính là tỷ lệ lãi suất mà công ty cần phải đạt được để hòa vốn khi bạn đầu tư vào vốn mới.
Công thức tính chỉ số IRR
Ta tính chỉ số IRR dựa trên công thức tính NPV. Như đã nói trên thì chỉ số IRR được xác định bằng cách cân bằng tổng giá trị hiện tại thuộc dòng tiền trong tương lai trừ khoản đầu tư ban đầu bằng 0. Do chúng ta đang xử lý một biến chưa biết, đây sẽ là một phương trình đại số. Ta có công thức tính chỉ số IRR như sau:
Dựa vào công thức trên ta có:
- Co là tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0)
- Ct là dòng tiền thuần tại thời điểm t (thường là tính theo năm)
- IRR là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
- T là thời gian thực hiện dự án
- NPV là giá trị hiện tại ròng
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ càng cao thì cho thấy khoản đầu tư càng được mong muốn thực hiện. Chỉ số IRR là thống nhất đối với những khoản đầu tư thuộc nhiều loại khác nhau. Vì vậy, chỉ số IRR có thể sẽ được sử dụng để xếp hạng các khoản đầu tư hoặc dự án tiềm năng trên cơ sở tương đối đồng đều. Do đo, khi so sánh những lựa chọn đầu tư, khoản đầu tư có chỉ số IRR cao nhất có lẽ sẽ được coi là tốt nhất.
Lưu ý: Do bản chất của công thức trên, chỉ số IRR không thể dễ dàng tính toán phân tích. Cách duy nhất để có thể tính toán nó bằng tay thông qua phép thử và sai. Do bạn đang cố gắng đạt đến bất kỳ tỷ lệ nào đó làm cho NPV bằng không. Hay nói cách đơn giản hơn: chỉ số IRR nào sẽ làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án 0 đồng.
Hoặc có thể tính chỉ số ARR bằng cách sử dụng phần mềm được lập trình. Điều này có thể được thực hiện trong bảng tính Excel.
Tầm quan trọng của chỉ số IRR
Chỉ số IRR có thể tính bằng cách nội suy chặn trên và chặn dưới, tuy nhiên, nhờ có ứng dụng của Excel, việc tính chỉ số IRR trở nên dễ dàng. Điều quan trọng là hiểu được ý nghĩa của IRR. Nếu giá trị IRR lớn hơn giá trị suất chiết khấu (hay chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá.
Hiểu một cách chung nhất đó là tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án sẽ càng cao. Chỉ số IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp những dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng trong việc cân nhắc thực hiện dự án nào. Nói cách khác, chỉ số IRR là tốc độ tăng trưởng một dự án có thể tạo ra được. Nếu giả định rằng tất cả những yếu tố khác của các dự án như nhau thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất, dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.
Phương pháp IRR có ưu điểm đó là dễ tính toán vì nó không phụ thuộc chi phí vốn nên rất thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì nó cho biết khả năng sinh lời dưới dạng %. Ý nghĩa cốt lõi của chỉ số IRR là cho nhà đầu tư biết chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá mức thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Nhược điểm của chỉ số IRR là không được tính trên cơ sở chi phí sử dụng vốn vì vậy có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án. Nhà đầu tư sẽ không nắm được mình có bao nhiêu tiền trong tay.
Tỷ suất thu nhập nội bộ (hay IRR) là một công cụ nữa mà những nhà đầu tư có thể sử dụng để quyết định là có nên tập trung toàn lực cho một dự án cụ thể hoặc phân loại tính hấp dẫn của nhiều dự án khác nhau.
Chỉ số IRR cũng có thể được so sánh với tỷ suất hoàn vốn tại thị trường chứng khoán. Nếu một công ty không thấy dự án nào có chỉ số IRR tốt hơn mức lợi nhuận có khả năng tạo ra tại thị trường tài chính, công ty đó có thể đơn giản sẽ là đầu tư tiền của mình vào thị trường này thay vì việc thực hiện dự án.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số IRR
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số IRR
Ưu điểm
Chỉ số IRR được đánh giá rất cao trong đầu tư kinh doanh và giúp cho nhà đầu tư xác định dự án có tốt hay không để rót vốn. Dưới đây là một số ưu điểm quan trọng của chỉ số IRR:
- IRR khá dễ xác định bởi chúng độc lập với vốn. Hơn nữa, đơn vị tính của chỉ số IRR là bằng phần trăm, giúp cho nhà đầu tư có nhận định trực quan mà không cần phải quy đổi về bất cứ đơn vị đo lường nào khác.
- Thuận tiện trong quá trình so sánh, đánh giá. Ngay cả với người mới gia nhập thị trường chứng khoán cũng có thể thực hiện cách tính toán chỉ số này. Hơn nữa, hiện nay có vài trang web phân tích đầu tư chứng khoán cũng cung cấp chỉ số này khá chính xác mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo.
- IRR là tỷ số thu hồi vốn dự án vì vậy thông qua IRR nhà đầu tư có thể nhận định dự án này có tiềm năng hay không.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên thì chỉ báo IRR còn tồn tại nhiều hạn chế. Khi nắm được những điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư sử dụng được chỉ báo này đúng cách hơn, đồng thời cũng sẽ loại bỏ được những yếu tố gây nhiễu.
- Đầu tiên nó làm mất nhiều thời gian để tính toán. Dù không liên quan tới chỉ số vốn nhưng khi thực hiện kiểm tra chỉ số IRR bạn cũng cần phải xem xét công thức và bảng giá trị của NPV. Chúng khá phức tạp.
- IRR thường phản ánh chính xác mức độ của những dự án lớn, đôi khi dự án nhỏ thông số quá thấp khiến cho kết quả của IRR được tính ra không khả thi, thuyết phục. Vì vậy nhiều người có thể mất đi cơ hội đầu tư vào những dự án nhỏ nhưng tiềm năng.
- IRR dễ bị tác động do chỉ số thời gian nên nhiều khi dự án ngắn hạn mang giá trị IRR lớn khiến nhà đầu tư bị hiểu lầm rằng dự án này có tính khả thi tốt. Từ đó dễ dẫn đến rủi ro. Vì vậy không phải lúc nào giá trị chỉ số IRR cao đã là tốt, hãy xem xét các biến số liên quan như thời gian hay chỉ số dòng tiền.
Trong nhiều trường hợp chỉ số IRR không thực sự hiệu quả bằng chỉ số NPV. Vì thế hãy sử dụng phương án tính chỉ số IRR khi thực hiện đánh giá dự án có những điều kiện như: chung thời gian thực hiện hay tỷ lệ chiết khấu cũng như dòng tiền tương lai có phần giống nhau,….
Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp IRR ta có thể sử dụng NPV.
Ưu điểm của sử dụng NPV đó là phương pháp này cho phép bạn sử dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau nhưng không dẫn đến sai lệch. Đồng thời, bạn cũng không cần phải so sánh NPV với một chỉ số nào khác, nếu như NPV lớn hơn 0 điều có nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính.
Vậy tại sao IRR vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong quá trình tính toán phân bổ nguồn vốn? Có lẽ do phương pháp này được ưa thích hơn vì quy trình tính toán của nó rất đơn giản. Phương pháp IRR sẽ đơn giản hoá dự án thành một con số duy nhất để từ đó nhà quản lý xác định được liệu dự án này có kinh tế, có khả năng mang lại lợi nhuận hay không. Nhìn chung thì IRR là một phương pháp đơn giản nhưng đối với những dự án dài hạn có dòng tiền khác nhau và tỷ lệ chiết khấu khác nhau, những dự án có dòng tiền không ổn định thì chỉ số IRR không phải là chỉ số tốt mà NPV mới là sự lựa chọn đúng đắn.
Ví dụ minh hoạ là những dự án giao thông vận tải hoặc khai thác khoáng sản, chắc chắn là sẽ có IRR thấp hơn những dự án trong lĩnh vực dịch vụ. Chẳng hạn như dự án mở một cửa hàng đồ ăn nhanh, khi NPV chắc chắn sẽ cao hơn. Nhưng, NPV cao hơn không có nghĩa là dự án khai thác khoáng sản sẽ tốt hơn, vì chắc chắn lượng vốn ban đầu bỏ ra cho dự án này cao hơn dự án của lĩnh vực dịch vụ rất nhiều. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng IRR và NPV là những công cụ rất tốt nhưng sẽ có những điều kiện áp dụng nhất định như đã trình bày. Vì vậy, khi so sánh hiệu quả của những dự án, cần xem xét bản chất của ngành nghề kinh doanh cũng như chi phí vốn bỏ ra ban đầu để có so sánh, kết luận chính xác.
Sử dụng chỉ số IRR như thế nào?
Nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ suất sinh lợi này để so sánh những khoản đầu tư khác. Và quyết định các dự án vốn nào nên được tài trợ và các dự án nào nên loại bỏ. Ví dụ, chỉ số IRR có thể giúp cho người quản lý lựa chọn giữa việc nâng cấp thiết bị hoặc là tăng cường phát triển sản phẩm.
Các doanh nghiệp thường sẽ đặt ra một tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu cần thiết cho những khoản đầu tư. Nếu như một dự án được đề xuất không thể tạo ra chỉ số IRR cao hơn tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu thì đề xuất đó đã xem như chết từ trong trứng nước.
Tương tự, chỉ số IRR của một dự án cần phải vượt quá chi phí vốn hoặc là lãi suất của một khoản vay được lấy để tài trợ cho khoản đầu tư. Nếu IRR thấp hơn chi phí vốn thì có thể sẽ giết chết dự án.
Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng chỉ số IRR để tính được lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu. Nó cũng có thể được dùng để tính toán lợi tức của trái phiếu khi đáo hạn. Và nó còn có thể cân bằng rủi ro và cả lợi ích khi mua bất động sản .
Những nhà đầu tư mạo hiểm và những nhà đầu tư cổ phần tư nhân sử dụng chỉ số IRR để đánh giá khoản đầu tư vào các công ty. IRR phù hợp với những tình huống liên quan đến việc đầu tư một lần tiền mặt. Sau đó sẽ là một hoặc nhiều lần thu về tiền mặt theo thời gian.
Mối quan hệ của IRR và NPV
Mối quan hệ của IRR và NPV
Nếu tuân theo công thức trên có thể thấy IRR và NPV có mối quan hệ tập nghiệm. Nói cách khác thì IRR chính là nghiệm của phương trình hằng số NPV = 0.
- Xét ở khía cạnh nào đó, trong cùng một điều kiện kết quả của NPV và IRR đều giống nhau và đều phản ánh mức độ khả thi của dự án. Chỉ khác ở việc thông qua NPV nhà đầu tư biết được tính khả thi về mặt tài chính còn IRR phản ánh tính khả thi về mặt hồi vốn.
- Ngoài ra, việc tính IRR không thực sự hiệu quả bởi chúng không phù hợp với dự án quá dài hoặc quá ngắn hoặc những dự án có dòng tiền bất ổn và tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương bởi do IRR phụ thuộc vào biến số thời gian. Khi đó, NPV được xem là một phương pháp thay thế phục vụ việc đánh giá tính khả thi của dự án.
Mặc dù vậy nhưng thực tế, chỉ số IRR có phần phổ biến hơn NPV bởi giá trị của chúng phản ánh trực quan, hiển thị dưới dạng phần trăm và dễ nhận biết, phân tích. Hơn nữa việc chỉ số IRR không phụ thuộc vào nguồn vốn cũng là lợi thế khi tính toán.
IRR là một tỷ số hữu ích nhưng đôi khi nó cũng phản ánh thực trạng không đúng về dự án. Đối với những trường hợp này bạn có thể cân nhắc thay thế NPV. Về cơ bản, NPV và IRR đều giống nhau. Vì thế không cần nhất thiết phải ứng dụng chỉ số IRR vào mọi dự án, có thể linh hoạt việc tính toán để đảm bảo bạn sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn.
Kết luận
Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn đọc hiểu chỉ số IRR là gì? Chỉ số IRR có thể giúp bạn tìm ra được mức lợi tức đầu tư mà bạn sẽ nhận. Nó cũng có thể giúp bạn tìm ra các khoản đầu tư nào sẽ hoạt động tốt hơn. Điều đó chỉ ra một điều rằng, tính toán IRR không phải là sai lầm. Nó sẽ không xem xét tổng số tiền hoàn vốn mà chỉ xem xét tỷ lệ hoàn vốn. IRR là một công cụ tài chính hữu ích. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải sử dụng nó cùng với một số tính toán khác trước khi đầu tư.
FTV – Tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư về chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hàng đầu hiện nay.
Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để từ đó đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.
Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về chỉ số IRR là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: