VNINDEX1174.85 (-18.51 -1.55%)1,070,536,473 CP 23,702.45 Tỷ 61 211 292HNXINDEX220.8 (-5.1 -2.25%)129,148,606 CP 2,593.73 Tỷ 38 136 151VN301194.03 (-16.73 -1.38%)316,693,075 CP 9,619.06 Tỷ 2 3 25HNX30467.39 (-15.3 -3.16%)102,455,500 CP 2,248.20 Tỷ 1 4 25

Quỹ tương hỗ là gì? Phân loại và lợi ích của quỹ tương hỗ

 Trong giới đầu tư, ngoài cổ phiếu và trái phiếu, quỹ tương hỗ cũng là một loại sản phẩm tài chính được ưa chuộng. Với khả năng sinh lời đều đặn và khá an toàn, đây được xem là kênh hữu dụng dành cho nhà đầu tư có ít thời gian để tìm hiểu thị trường. Các quỹ tương hỗ dần thể hiện được vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến loại hình này để kiếm sinh lời. Vậy quỹ tương hỗ là gì và cách thức hoạt động như thế nào? Hãy cùng FTV  theo dõi bài viết hôm nay nhé.

Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ là gì?Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ là hình thức góp vốn của nhiều nhà đầu tư nhằm mục đích tạo nên một quỹ lớn chung. Các nhà đầu tư sẽ dùng số tiền đó để đầu tư vào các loại tài sản như: Cổ phiếu, trái phiếu,…

Trong quá trình hoạt động của quỹ tương hỗ sinh ra lợi nhuận,  người góp vốn sẽ được chia đều cho số tiền lãi và cũng có thể là số tiền lỗ. Các quỹ tương hỗ đều sẽ được quản lý và vận hành bởi những chuyên gia tài chính có kinh nghiệm trong giới đầu tư và am hiểu về thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận. Thông thường các danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ sẽ được cấu trúc và duy trì sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư ban đầu.

Lợi ích của quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ sẽ mang lại những lợi ích cho nhà đầu tư như:

  • Tính an toàn: Nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về tính minh bạch, danh mục đầu tư của quỹ được công khai rõ ràng đến nhà đầu tư.
  • Đa dạng hóa danh mục: Dưới sự dẫn dắt hoạt động của những chuyên gia thì nguồn vốn sẽ được phân bổ một cách hợp lý nhằm mục đích đa dạng danh mục. Điều này giúp hạn chế những rủi ro, thua lỗ trong quá trình đầu tư.
  • Không cần quá am hiểu về thị trường: Người góp vốn sẽ được đội ngũ các chuyên gia  đảm nhiệm vai trò đầu tư thay cho người góp vốn. Do đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm về mặt chuyên môn và kinh nghiệm, tạo niềm tin trong kinh doanh.

Tuy nhiên, khi đầu tư quỹ tương hỗ, nhà đầu tư cũng cần phải chú ý đến những chi phí khi tham gia góp vốn. Các chi phí khi đầu tư vào quỹ thường rất cao bởi tính chất tiện lợi và an toàn.

Phân loại quỹ tương hỗ

Phân loại quỹ tương hỗPhân loại quỹ tương hỗ

Các loại quỹ tương hỗ ở trên thị trường hoạt động tương ứng với những loại chứng khoán mà quỹ đó xác định đầu tư. Các loại quỹ bao gồm:

Quỹ chỉ số (Index Fund)

Đây là quỹ đầu tư có độ rủi ro cao. Nhà đầu tư  phải là những người mạo hiểm vì quỹ này phản ánh khá sát với thị trường. Quỹ không đầu tư tất cả tiền vào một mã cổ phiếu mà tập trung đa dạng hóa danh mục cổ phiếu và đa phần là các mã của những công ty có vốn hoá trung bình. Tuy nhiên, rủi ro cao đồng nghĩa với lợi nhuận cũng cao hơn khi bắt đúng sự biến động của thị trường.

Quỹ cố định (Fixed income)

Đây là quỹ thu nhập thể hiện sự cố định. Dự án đầu tư của quỹ thường chú ý đến các hạng mục có lãi suất cố định như: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp,… Hầu hết những sản phẩm này khi bán ra ngoài thị trường đều sẽ có cam kết về mức lãi suất cố định hàng năm. Do đó, có thể nói nhà đầu tư khá an toàn khi lựa chọn loại quỹ này.

Quỹ cân bằng (Balance Income)

Quỹ cân bằng là mô hình quỹ  kết hợp giữa quỹ chỉ số và quỹ cố định để đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng ở mức khá và mang lại ít rủi ro cho nhà đầu tư.

Quỹ cân bằng được coi là mô hình được nhiều nhà đầu tư ưa thích vì chúng hội tụ đầy đủ những yếu tố kỳ vọng mà các nhà đầu tư mong muốn.

Các loại quỹ khác

Bên cạnh 3 loại quỹ tương hỗ cơ bản trên thì quỹ tương hỗ cũng sẽ có nhiều loại khác. Tuy nhiên thì không có nhiều nhà đầu tư bỏ tiền vào những quỹ này. Những quỹ nhỏ này đáp ứng một phần nhỏ của thị trường nên không thường xuyên được nhắc đến, chằng hạn như:

  • Quỹ ngành (Sector funds)
  • Quỹ thị trường tiền tệ (còn gọi là Money Market funds)
  • Quỹ cổ phần (Equity funds)

Nguyên tắc hoạt động của quỹ tương hỗ

Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗNguyên tắc hoạt động của quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ sẽ có một quy trình hoạt động và những quy định riêng. Những thành phần nằm trong bộ máy hoạt động của quỹ sẽ bao gồm:

Nhà đầu tư

Là thành phần sẽ góp vốn và trả phí cho đội ngũ vận hành để quỹ hoạt động và sinh lời. Lợi nhuận thu được thì sẽ chia đều cho các nhà đầu tư.

Nhà quản lý quỹ

Đây là đội ngũ có nghĩa vụ pháp lý cao nhất và cần phải đảm bảo được lợi ích cho các nhà đầu tư.

Đội ngũ cố vấn

Là những người đã có kinh nghiệm và am hiểu về thị trường tài chính. Họ có nhiệm vụ phân tích thị trường, mức giá cổ phiếu và giá tài sản nhằm bảo đảm lợi nhuận của cổ đông tham gia.

Bộ máy hoạt động của quỹ tương hỗ

Có thể nói đội ngũ cố vấn và nhà quản lý quỹ là hai người có “tiếng nói” nhất trong các quyết định đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu. Trong đó, người quản lý quỹ là những nhà quản lý tài chính có tính chuyên nghiệp. Nhiệm vụ chính của những nhà quản lý này là phân bổ các khoản đầu tư trong nguồn quỹ sao cho nó phù hợp với mục tiêu đầu tư đặt ra ban đầu. Thậm chí, các quỹ tương hỗ cũng có thể thực hiện IPO hoặc bán cổ phần khi cần đến tiền mặt.

Giá trị tài sản ròng của quỹ được tính bằng Tổng giá trị chứng khoán trong danh mục đầu tư chia cho Tổng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chưa thanh toán. Mục đích cuối cùng của việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chính là tạo ra thu nhập hoặc lợi nhuận cho các nhà đầu tư đóng góp vào quỹ.

Vì vậy, để lựa chọn đầu tư có hiệu quả, đội ngũ cố vấn và nhà quản lý quỹ có thể thuê những nhà phân tích hoặc nghiên cứu thị trường. Việc tính toán giá trị tài sản ròng và tính toán sự biến động của giá cổ phiếu do kế toán quỹ thực hiện. Để đảm bảo hoạt động của quỹ được thực hiện đúng quy định, luật sư là người sẽ cập nhật những quy định mới nhất của chính phủ.

Một thực tế chúng ta dễ nhận thấy là hiệu quả đầu tư của quỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “túi tiền” của các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do quỹ tương hỗ đại diện đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ hoặc những cá nhân có nhu cầu đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán một cách chuyên nghiệp.

Rủi ro đầu tư của các nhà đầu tư sẽ được chia đều. Thông thường thì một quỹ tương hỗ có thể sẽ đầu tư cho hàng trăm loại chứng khoán khác nhau. Nếu bạn là những nhà đầu tư độc lập, bạn đầu tư cho một cổ phiếu của doanh nghiệp A. Nếu như doanh nghiệp A lỗ trong thời điểm đầu tư, điều này đồng nghĩa bạn sẽ mất tất cả. Ngược lại, nếu như bạn đầu tư vào quỹ tương hỗ – vốn có sự phân bổ đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau ngay cả khi doanh nghiệp A lỗ ở trong thời điểm đầu tư, bạn chỉ bị thiệt hại một phần do quỹ tương hỗ còn đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp nào đó khác A.

Với những nhà đầu tư nhỏ  hoặc cá nhân, việc tham gia các quỹ tương hỗ là một hình thức đầu tư lý tưởng giúp hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, khi muốn tham gia vào các quỹ tương hỗ, nhà đầu tư cũng cần phải đóng những loại lệ phí gồm: phí của cổ đông và phí hoạt động hàng năm.Trong đó, phí của cổ đông sẽ được tính bằng hoa hồng và phí đổi lại. Loại phí này được thanh toán trực tiếp và hoàn toàn riêng biệt dựa trên số tiền đầu tư vào quỹ cho từng cổ đông. Phí hoạt động hàng năm thường là từ 1-3% lợi nhuận các nhà đầu tư thu được từ quỹ. Ngoài ra, có những quỹ sẽ có quy định riêng về lệ phí cho việc rút tiền khỏi quỹ trước thời hạn của hợp đồng.

Tóm lại, một quỹ tương hỗ chuẩn sẽ đi theo quy trình hoạt động cơ bản dưới đây:

Bước 1: Nhà đầu tư sẽ góp tiền vào quỹ tương hỗ

Bước 2: Quỹ tương hỗ bắt đầu đầu tư vào thị trường tài chính

Bước 3: Tiến hành những hoạt động đầu tư mang về lợi nhuận

Bước 4: Trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư

Cách phân loại quỹ tương hỗ

  • Đa số các quỹ tương hỗ đều được chia thành 3 nhóm dựa trên vốn hóa của quỹ, bao gồm: Nhóm có mức vốn nhỏ, vốn trung bình và vốn lớn.
  • Đối với quỹ trái phiếu thì sẽ được phân chia theo kỳ hạn trái phiếu hoặc dự án đầu tư trái phiếu như: trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu doanh nghiệp.

Nguyên tắc khi tham gia vào quỹ tương hỗ

Khi tham gia đầu tư vào quỹ tương hỗ, người đầu tư chú ý những nguyên tắc sau đây:

  • Bổ sung thêm vốn vào danh mục đầu tư của bạn: Đa số nhà đầu tư lầm tưởng chỉ cần phải bỏ một số vốn ban đầu vào quỹ, sau đó quỹ sẽ mang đi đầu tư giúp bạn và sinh ra phần lợi nhuận. Sự thật hiển nhiên là như vậy nhưng nếu bạn không thường xuyên đàu tư thêm vốn vào hàng tháng, hàng năm thì số tiền lãi từ vốn ban đầu sẽ không đáng kể dù có thêm lãi suất kép.
  • Lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp với độ chịu rủi ro của bạn: Trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư bạn cần tìm hiểu xem quỹ đầu tư của họ thiên về cổ phiếu hay trái phiếu hoặc thực hiện theo hướng cân bằng để lựa chọn quỹ phù hợp với phong cách đầu tư của mình.
  • Lường trước những rủi ro: Thực tế cho thấy, không một quỹ tương hỗ nào tự tin cam kết mức lợi nhuận cụ thể là bao nhiêu. Lợi nhuận hay thua lỗ sẽ phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Vì vậy, nếu tiền của bạn bỏ vào quỹ tương hỗ bị giảm sút thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Quan trọng  là khi đầu tư với tầm nhìn chiến lược dài hạn thì mức tăng trưởng có thể đạt đến 15%/năm.

So sáng sự khác nhau giữa quỹ tương hỗ và quỹ ETF

Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETFSo sánh sự khác nhau giữa quỹ tương hỗ và quỹ ETF

Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư vẫn bị nhầm lẫn, chưa phân biệt rõ ràng giữa 2 hình thức quỹ tương hỗ và quỹ ETF. Để mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về 2 quỹ này có thể tham khảo:

  • Quỹ tương hỗ áp dụng chiến lược chủ động trong quản lý, lựa chọn và mua bán những loại tài sản đầu tư với mục đích thu về tỷ suất lợi nhuận. Nhưng Quỹ ETF áp dụng chiến lược quản lý thụ động. Mục tiêu của quỹ là mô phỏng tỷ số lợi nhuận của một chỉ số.
  • Quỹ tương hỗ là mô hình mà các nhà đầu tư cùng nhau góp vốn thành lập một quỹ. Quỹ tập trung đầu tư vào các danh mục như: cổ phiếu, trái phiếu… còn Quỹ ETF sẽ được giao dịch trên sàn chứng khoán giống như một loại cổ phiếu. Đồng thời, giá của quỹ ETF có sự thay đổi liên tục theo ngày.
  • Nguồn vốn đầu tư vào quỹ tương hỗ có giá trị tương đối lớn, ngoài ra nhà đầu tư cũng sẽ không có quyền quyết định giá trị tài sản của mình. Còn đầu tư vào quỹ ETF cần ít vốn hơn, mọi người sẽ được hưởng lợi nhuận từ quỹ này dựa trên sự chênh lệch giá của các chỉ số quỹ trên sàn chứng khoán.
  • Phí quản lý và phí hoa hồng của quỹ tương hỗ khác có giá trị cao. Tuy nhiên Quỹ ETF không cần các loại chi phí quản lý, phí hoa hồng như quỹ tương hỗ. Đặc biệt, phí môi giới sẽ phụ thuộc vào quy định chung của các sàn giao dịch. 

Các quỹ tương hỗ tại Việt Nam uy tín

Các nhà đầu tư có thể tham khảo và lựa chọn các quỹ tương hỗ uy tín hiện nay tại Việt Nam như:

  •   Quỹ đầu tư VCBF của tổ chức Vietcombank
  •   Quỹ đầu tư VF4 của ngân hàng Dragon Capital
  •   Quỹ đầu tư IPAAM của tổ chức IPA
  •   Quỹ đầu tư VEOF của tổ chức VinaCapital
  •   Quỹ đầu tư VFMVFA của tổ chức Dragon Capital
  •   Quỹ đầu tư BVFED của Bảo Việt
  •   Quỹ đầu tư MBVF của MBCapital
  •   Quỹ đầu tư khởi nghiệp Vinasa Angels Network
  •   Cộng đồng Nhà Đầu tư Thiên thần (còn gọi là Angel 4 Us) của Bộ Khoa học & Công nghệ

Kết luận

Việc đầu tư là cả một quá trình cần có thời gian, tiền vốn, sự kiên nhẫn và tầm nhìn chiến lược nên bạn cần chắc chắn số tiền này không ảnh hưởng để tài chính của mình trong ít nhất là vài năm tiếp theo, kể cả có xảy ra tình huống tồi tệ không mong muốn. Hy vọng với những thông tin của bài viết, bạn đọc quan tâm đã hiểu rõ khái niệm quỹ tương hỗ là gì và những thông tin liên quan khác. Từ đó, có thể cân nhắc và ra quyết định  có nên tham gia đầu tư vào các quỹ tương hỗ hay không.

FTV - đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ luôn nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được chúng tôi cung cấp nhiều loại tài liệu tham khảo: cách thức giao dịch biểu đồ cùng thông tin biến động thị trường liên tục hoặc là bảng thống kê thị trường, …. để từ đó có thể xây dựng được chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về quỹ tương hỗ hoặc cần hỗ trợ đầu tư thì liên hệ ngay đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận