VNINDEX1290.18 (7.02 0.55%)1,012,175,340 CP 25,868.69 Tỷ 258 148 215HNXINDEX243.92 (0.53 0.22%)86,507,700 CP 1,855.98 Tỷ 81 234 93VN301302.55 (13.78 1.07%)336,980,786 CP 11,682.36 Tỷ 18 4 8HNX30538.3 (2.05 0.38%)62,049,100 CP 1,548.11 Tỷ 14 5 11

Cách đọc biểu đồ chứng khoán cơ bản, đúng chuẩn kỹ thuật

Việc đọc biểu đồ và hiểu chứng khoán giao dịch là việc hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường chứng khoán. Tại bài viết sau đây, FTV sẽ giới thiệu đến nhà đầu tư các loại biểu đồ phổ biến hiện nay và cách đọc biểu đồ chứng khoán chính xác thông qua các thông tin cơ bản được hiển thị trên biểu đồ. 

Tìm hiểu biểu đồ chứng khoán là gì?

biểu đồ chứng khoán là gì?

Vậy biểu đồ chứng khoán là gì?

Biểu đồ chứng khoán là biểu đồ phân tích của từng loại mã chứng khoán tại sàn giao dịch như trái phiếu, cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ,… tính đến thời điểm hiện tại. Biểu đồ này sẽ giúp các nhà đầu tư dự đoán được xu hướng của chứng khoán trong tương lai, đồng thời đánh giá tiềm năng phát triển cũng như tăng giá trị của chúng.

Như vậy, biểu đồ chứng khoán chính là một dạng biểu đồ kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho quá trình phân tích và đánh giá một loại chứng khoán cụ thể. Biểu đồ kỹ thuật sẽ tập hợp rất nhiều những thông số chính xác từ những biến động theo giây của mã chứng khoán. 

Biểu đồ kỹ thuật không chỉ sử được dụng trong phân tích chứng khoán, nó còn là công cụ tài chính giúp bạn dự báo sự biến động giá trong tương lai. Người ta sẽ sử dụng các chỉ số định lượng hoặc chỉ số về thị trường kết hợp dữ liệu về giá trong một khoảng thời gian để tạo ra được một biểu đồ kỹ thuật. Có nhiều phương pháp trình bày khác nhau, tuy nhiên nhà đầu tư sẽ chủ yếu tiếp xúc với giao diện biểu đồ dạng nến hoặc biểu đồ đường.

Các loại biểu đồ chứng khoán phổ biến

Biểu đồ kỹ thuật hiện có 3 dạng phổ biến sau:

- Biểu đồ đường nét:  là biểu đồ được nối từ những điểm giá giữa các phiên giao dịch, biểu đồ này giúp nhà đầu tư nhìn thấy xu hướng của thị trường.

- Biểu đồ hình cột: là biểu đồ mà nhà đầu tư nhìn thấy được cột giá trong một khung  thời gian nhất định (bao gồm giá mở phiên, giá đóng phiên, giá đỉnh và giá đáy).

- Biểu đồ nến: Là biểu đồ trình bày cột giá tại thời gian xác định nhưng nó thể lại được hiện rõ rệt về mức giá đóng phiên và mở phiên. So với hai loại biểu đồ trên thì biểu đồ hình nến sinh động và cụ thể hơn. Vì vậy, nếu như giá đóng phiên thấp hơn cả giá mở phiên của ngày hôm đó, nhà đầu tư sẽ nhìn thấy thân nến có màu tối và ngược lại thân nến sẽ có màu sáng nếu như giá đóng phiên cao hơn giá mở phiên.

Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng một trong ba biểu đồ trên. Tuy nhiên biểu đồ hình nến thường được khuyến khích hơn nếu bạn là một nhà đầu tư mới trên thị trường.

Những thông tin trên biểu đồ chứng khoán

Để nắm rõ được cách đọc biểu đồ chứng khoán thì các trader cần phải nắm được những thông tin cơ bản hiển thị trên biểu đồ, cụ thể bao gồm:

- Tên và các mã cổ phiếu, sự biến động giá trong ngày. 

- Khoảng thời gian diễn ra các giao dịch.  

- Những loại biểu đồ chứng khoán.  

- Các loại chỉ báo kỹ thuật. 

- Sự biến động về giá và đường trung bình giá.

- Mã giao dịch của các loại cổ phiếu và những mốc thời gian giao dịch.

- Các mức giá như: Giá mở cửa và đóng cửa, giá sàn, giá trần.

  • Khoảng thời gian: Theo thứ tự từ trái qua phải của biểu đồ thì thời gian được thể hiện từ quá khứ cho đến hiện tại. 
  • Khoảng giá và mức giá hiện tại: Giá hiện tại được thể hiện bằng đường màu đỏ.
  • Biểu đồ giao dịch: Nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn hiển thị các loại biểu đồ theo đúng ý của mình, biểu đồ nến Nhật thường được nhiều nhà đầu tư lựa chọn xem . 
  • Khối lượng giao dịch: Trong phiên giao dịch khối lượng giao dịch càng cao đồng nghĩa với việc cổ phiếu đang được giao dịch càng nhiều và có khả năng sẽ kéo theo sự biến động về giá là rất lớn.

Vì sao cần đọc biểu đồ kỹ thuật chứng khoán đúng chuẩn kỹ thuật?

Lý do mà bất kỳ một nhà đầu tư chứng khoán nào cũng cần đọc biểu đồ kỹ thuật chính là: Nhà đầu tư có thể đọc được những chuyển động giá của từng mã chứng khoán trong một khoản thời gian xác định. Dễ dàng quan sát được hiệu suất của từng mã chứng khoán tại bất kỳ lúc nào, khi mà giao dịch ở gần mức cao, mức thấp hoặc trung bình.

Đối với những dữ liệu biểu đồ chứng khoán hằng ngày bạn sẽ có được dự đoán biến động giá trong ngắn hạn. Biểu đồ kỹ thuật Vndirect sẽ diễn tả sự thay đổi theo từng giây, với khung thời gian càng ngắn thì dữ liệu bạn có sẽ càng chi tiết, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra được phán đoán tốt hơn.

Tất nhiên những dự báo dài hạn thì nhà đầu tư phải dựa vào biểu đồ kỹ thuật hằng tuần hoặc hằng tháng. Khi đó dữ liệu sẽ được nén, giá sẽ ít bị tác động cũng như không có nhiều sự biến động.

Hướng dẫn cách đọc biểu đồ chứng khoán đúng chuẩn ký thuật

Mặc dù chúng ta đều biết được vai trò quan trọng của biểu đồ chứng khoán nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và đọc được nó. Nếu bạn đọc, phân tích và hiểu sai dữ liệu thì những dự đoán đưa ra không thể đúng. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đầu tư. Khi đọc biểu đồ trong chứng khoán chúng ta cần chú ý đến những thông số sau: 

  • Đọc khối lượng của giao dịch

Khối lượng của giao dịchKhối lượng của giao dịch

Khi nhìn vào màn hình của biểu đồ, nhà đầu tư cần xác định được khối lượng giao dịch của ngày, tuần hoặc tháng đó (tùy theo cách nhà đầu tư chọn biểu đồ kỹ thuật ngắn hạn hay dài hạn). Khối lượng giao dịch giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định được đà cũng như mức độ giao dịch trên thị trường. Nếu như khối lượng của giao dịch trong ngày lớn chứng tỏ mức thanh khoản của mã chứng khoán đó cao, thị trường đang diễn ra sôi động.

Nhà đầu tư cũng cần chú ý về màu sắc của các thanh trên giao diện, màu đỏ chứng tỏ mã chứng khoán trên thị trường đang bị giảm điểm, màu xanh đồng nghĩa với việc mã chứng khoán đang tăng điểm. Từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra so sánh mức giá đóng và mở cửa của chứng khoán. Màu xanh sẽ thể hiện giá đóng cửa ngày hôm đó cao hơn so với giá phiên mở cửa. Màu đỏ thể hiện giá phiên đóng cửa thấp hơn giá phiên mở cửa ngày hôm đó. Các cây biểu tượng màu xanh và đỏ này chính những cây khối lượng.

Nắm được khối lượng giao dịch là yếu tố quan trọng xác định được tâm lý của nhà đầu tư: Nhà đầu tư sẽ không muốn giao dịch một loại cổ phiếu nào đó nên đã dẫn đến khối lượng thấp hoặc có thể do mã cổ phiếu đó khan hiếm. Ngược lại nếu khối lượng giao dịch mã cổ phiếu đó tăng dần đều chứng tỏ nhà đầu tư muốn mua nó.

  • Đọc chỉ số về xu hướng và động lượng

Đọc chỉ số về xu hướng và động lượng

Đọc chỉ số về xu hướng và động lượng

Chỉ số thông báo động lượng là một chỉ số dùng để dự báo những thay đổi về xu hướng tiềm năng trước khi điều đó xảy ra trong giao dịch chứng khoán. Người ta gọi động lượng là đà thể hiện được tốc độ di chuyển hoặc thay đổi về giá của một sản phẩm. Các chỉ báo động lượng sẽ giúp nhà đầu tư phát hiện ra các điểm thị trường có xu hướng đảo chiều, đây là dấu hiệu quan trọng trên thị trường chứng khoán. 

- Trường hợp chỉ báo động lượng giảm chứng tỏ rằng thị trường đang dần cạn kiệt, chuẩn bị cho sự suy thoái và đảo chiều.

- Trường hợp chỉ báo động lượng tăng cho thấy rằng xu hướng phát triển mạnh mẽ và có sự đột phá trong mức giá giao dịch.

Một số chỉ báo động lượng đang phổ biến trong biểu đồ kỹ thuật Vndirect là: 

- Đường trung bình động phân kỳ hội tụ: Đường này giúp nhà đầu tư thấy được động lượng của các đường trung bình động khi chúng nhau gặp tại một điểm, chồng chéo hay di chuyển ra xa nhau.

- Chỉ số sức mạnh tương đối: Là thước đo về sự thay đổi về giá và tốc độ chúng thay đổi là bao nhiêu. Chỉ số này sẽ thường giao động từ 0 đến 100. Khi dựa vào nó nhà đầu tư sẽ thấy được sự phân kỳ hay những sóng di chuyển khi các chỉ báo đi qua đường trung tâm.

Lưu ý về các chỉ số báo động

- Chỉ số định hướng trung bình: đây là chỉ số đo được cả động lượng và hướng chuyển động của giá.

Lưu ý về trục thời gian

Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu như nhà đầu tư bỏ qua trục thời gian khi đọc biểu đồ kỹ thuật Vndirect. Thị trường chứng khoán luôn di chuyển theo trục X và Y trên biểu đồ, trong đó trục X chỉ thời gian và trục Y chỉ mức giá.

Theo dõi về các mốc thời gian giúp nhà đầu tư xác định thời điểm nào thị trường đảo chiều cũng như giai đoạn nào  UnderFlow thị trường.

Mức hỗ trợ và kháng cự

Mức hỗ trợ và kháng cựMức hỗ trợ và kháng cự

Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, giá mã chứng khoán càng gần mức hỗ trợ thì sẽ càng có lợi cho những người ở vị thế mua. Nếu như giá đã gần mức kháng cự thì bạn nên bán chứng khoán. Giá mã chứng khoán sẽ có sự biến đổi chứ không thể giữ giá mãi, nếu có một sự đột phá vượt qua mức hỗ trợ thì các nhà đầu tư nên thực hiện giao dịch bán.

- Mức hỗ trợ: Là mức mà lượng nhà đầu tư mua chiếm ưu thế hơn so với bán, tại điểm này các nhà đầu tư chủ yếu đứng ở vị thế mua đặc biệt khi mức giá ở gần mức hỗ trợ. Trên biểu đồ, mức hỗ trợ sẽ chính là đường nối các điểm ở đáy giá, thường là đường nghiêng góc hoặc được nằm ngang. Nếu như đường hỗ trợ đang có góc nghiêng dương chứng tỏ là xu hướng tăng giá của chứng khoán.

- Mức kháng cự: là đường nối các đỉnh giá, tại đâu áp lực nhà đầu tư bán chiếm ưu thế hơn so với bên mua. Nếu như giá ở mức ổn định thì nó sẽ là đường nằm ngang, nếu  như giá giảm thì sẽ là một đường có góc nghiêng âm.

Xem thêm: Vùng hỗ trợ là gì? Vùng kháng cự là gì?

Những lưu ý quan trọng trong đọc biểu đồ chứng khoán 

Những lưu ý quan trọng trong đọc biểu đồ chứng khoán 

Những lưu ý quan trọng trong đọc biểu đồ chứng khoán 

 Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, việc đọc biểu đồ chứng khoán cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến việc ra quyết định đầu tư của mỗi người. Bởi chính nhà đầu tư sẽ là người tự mình đánh giá xu hướng di chuyển trên thị trường chứng khoán và đưa ra được những phán đoán trong tương lai. Nếu nhà đầu tư hiểu sai biểu đồ thì hiệu quả đầu tư mang lại sẽ không cao.

Nhà đầu tư cũng có thể kết hợp phân tích biểu đồ kỹ thuật ngắn hạn và dài hạn – phân tích trong nhiều khung thời gian. Như thế sẽ giúp nhà đầu tư nhìn nhận thị trường rộng. Tuy nhiên cũng tùy vào loại biểu đồ bạn dùng mà sẽ có những nguyên tắc và cách nghiên cứu riêng biệt.

Các vùng khi phân tích biểu đồ 

Như vậy khi truy cập vào giao diện mua và bán chứng khoán trên sàn giao dịch, bạn cần xác định những vùng cần phải phân tích. Các biểu đồ chứng khoán thường có 5 vùng tất cả:

- Vùng công cụ cài đặt chỉ báo: giúp nhà đầu tư lựa chọn việc biểu thị giá theo một trong ba loại biểu đồ đường, cột và nến. Ngoài ra còn có các thông tin về mã chứng khoán, chỉ báo,…

- Vùng giá và khối lượng giao dịch: Bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Nhà đầu tư sẽ thấy được khối lượng giao dịch tại cột volume và tên sàn giao dịch.

- Vùng biến động giá: Vùng này giúp bạn thấy được sự thay đổi của giá thông qua màu xanh hoặc màu đỏ của các cây nếu nếu như chọn biểu thị giá theo biểu đồ hình nến.

- Vùng khối lượng giao dịch: Vùng này ở phía dưới ngay trung tâm của biểu đồ theo những cột màu xanh, màu đỏ tương ứng độ dài khác nhau.

- Vùng các công cụ vẽ: Có hai nhóm đó là công cụ vẽ đường – thể hiện được góc xu hướng mua hoặc bán và công cụ vẽ mô hình – giúp xác định được ngưỡng kháng cự, hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định mua và bán tại thời điểm phù hợp.

Khung thời gian giao dịch  

Là khoảng thời gian mà nhà đầu tư sẽ xem xét và phân tích trong một giao dịch. Khung thời gian sẽ được chia làm 3 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn ứng với khung thời gian giao dịch trên biểu đồ tương ứng.

- Khung thời gian dài hạn được biểu thị: 1Y, 1M, 1W 

- Khung thời gian trung hạn được biểu thị: 1D, 4H, 1H 

- Khung thời gian ngắn hạn được biểu thị: 5m, 15m, 30m 

Giá cao nhất và giá thấp nhất 

Giá cao nhất(H) và giá thấp nhất(L) chỉ đơn giản là biểu thị cho mức giá cao nhất và thấp nhất mà các mã cổ phiếu đạt được trong khung thời gian giao dịch, được tính từ lúc mở cửa đến khi đóng cửa. Tuy vậy, giá cao nhất và giá thấp nhất có thể sẽ không phải là giá mở và giá đóng cửa. 

- Giá mở cửa: là mức giá cổ phiếu ở thời điểm bắt đầu của khung thời gian giao dịch tương ứng với khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta sẽ có những mức giá mở cửa khác nhau. 

- Giá đóng cửa: là mức giá cổ phiếu tại thời điểm đóng khung thời gian thực hiện giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta sẽ có tương ứng mức giá đóng cửa khác nhau. 

Thay đổi ròng 

Chỉ số này được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, cho nhà đầu tư thấy sự thay đổi của giá trị của cổ phiếu giao dịch so với giá đóng cửa của ngày trước đó. Nếu như tỷ lệ thay đổi dương cổ phiếu được xem là tăng trong ngày. Ngược lại, nếu như tỷ lệ thay đổi âm cổ phiếu bị coi là giảm trong ngày. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ của FTV về cách đọc biểu đồ chứng khoán, hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đọc biểu đồ chứng khoán

FTV – công ty chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam.

Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều yếu tố khác nhau. Nếu nhà đầu tư đang muốn thử sức với chứng khoán nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể liên hệ ngay với FTV chúng tôi. Tại FTV nhà đầu tư sẽ nhận được những cách phòng ngừa rủi ro và đầu tư đem về lợi nhuận cao nhất đến từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Đến với chúng tôi, nhà đầu tư sẽ luôn được các chuyên gia cập nhật những thông tin mới nhất về những biến động trên thị trường bằng các số liệu thống kê cụ thể, bảng phân tích thị trường chính xác. Đồng thời, bạn cũng sẽ được cung cấp miễn phí nhiều loại tài liệu tham khảo như thống kê thị trường, biểu đồ cũng như những cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ trong quá trình giao dịch, bạn có thể liên hệ ngay đến Công Ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV với số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia trợ giúp tư vấn nhanh chóng nhất nhé !

Xem thêm: Nến spinning top là gì? Giao dịch với mô hình nến con xoay

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận