VNINDEX1228.05 (-0.28 -0.02%)533,795,655 CP 12,747.00 Tỷ 143 86 221HNXINDEX221.23 (-0.53 -0.24%)51,526,000 CP 813.01 Tỷ 43 56 62VN301286.08 (-0.59 -0.05%)194,193,260 CP 6,104.94 Tỷ 10 1 18HNX30468.1 (-1.71 -0.36%)22,729,900 CP 478.00 Tỷ 8 3 20

Các màu trong chứng khoán có ý nghĩa gì? Các chỉ số cần biết

Chứng khoán thuộc loại hình đầu tư không còn xa lạ trong xã hội hiện nay đặc biệt với giới đầu tư. Đối với những người tham gia đầu tư chứng khoán thì các màu trong chứng khoán đã rất quen thuộc. Tuy nhiên, các màu trong chứng khoán được biểu hiện như thế nào và mang ý nghĩa ra sao? Đây chắc chắn sẽ là những thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải mã cho vấn đề đó.

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là gì?Chứng khoán là gì?

Chứng khoán (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu) được xem là một bằng chứng xác nhận đối với quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu tài sản đó. Điều này cho phép chủ sở hữu tài sản được hưởng một tỷ lệ tài sản và lợi nhuận tương đương với lượng chứng khoán do họ sở hữu của công ty hoặc tổ chức phát hành ra nó.

Chứng khoán có thể là các hình thức được xác nhận bằng chứng chỉ, bút toán sổ sách hay dữ liệu điện tử cho thấy quyền và lợi ích sở hữu tài sản hay phần vốn đối với công ty cổ phần. 

Chứng khoán gồm các loại như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền…Chứng khoán có thể được xem là một loại hàng hóa trừu tượng trên thị trường chứng khoán, nó có thể thỏa thuận, trao đổi và mua bán trên thị trường hoặc có thể nắm như tiền. 

Các màu sắc trong chứng khoán

Đôi nét về màu sắc trong chứng khoánĐôi nét về màu sắc trong chứng khoán

Trong bảng giá chứng khoán mỗi màu sắc như: xanh, đỏ, tím, vàng sẽ đại diện cho chỉ số giá khác nhau. Với mỗi màu sắc khi chúng nhảy liên tục trên bảng giá chứng khoán, khi xuất hiện màu xanh thì nhà đầu tư nào cũng vui mừng nhưng nếu xuất hiện màu đỏ thì sẽ nhuốm một màu sắc ảm đạm và đem đến những bất lợi cho nhà đầu tư. Để các nhà đầu tư có thể tìm hiểu rõ hơn cũng như hiểu rõ thị trường chung chủ thể đó cần nắm rõ các ý nghĩa của các màu sắc này khái quát như sau:

– Màu xanh: Thể hiện giá và chỉ số tăng

– Màu đỏ: Thể hiện giá hay chỉ số giảm

– Màu vàng: Thể hiện giá hay chỉ số không thay đổi so với giá tham chiếu

– Màu tím: Giá hay chỉ số tăng lên đến với mức trần

– Màu xanh dương: Thể hiện giá hay chỉ số giảm xuống đến mức sàn

Chính bởi có màu sắc nên các chủ thể là những nhà đầu tư có thể nắm bắt nhanh chóng được các chỉ số giá nhằm mục đích từ đó có thể đưa ra lệnh mua hay bán chính xác, nhanh chóng.

Màu tím trong chứng khoán

Màu tím trong chứng khoán là màu sắc của mức giá trần (hay còn gọi là CE) được biểu hiện trên bảng giá chứng khoán. Dựa vào màu tím trong chứng khoán các nhà đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt các chỉ số giá trần để từ đó đưa ra quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mỗi phiên giao dịch. 

Màu tím trong chứng khoán thể hiện cho giá trần được xem là quy ước chung tại tất cả các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. 

- Ý nghĩa của màu tím trong chứng khoán

Như đã ở trên thì màu tím trong chứng khoán là chỉ số giá trần. Đồng nghĩa đó là mức giá cao nhất để các nhà đầu tư đặt lệnh mua vào hoặc bán ra trong phiên giao dịch đó. 

Các loại chứng khoán chỉ được phép dao động trong khoảng giới hạn là mức giá trần mà sàn giao dịch đã đưa ra. Chỉ số màu tím trong chứng khoán sẽ khác nhau tại mỗi sàn chứng khoán, cụ thể:

  • Sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội (HNX) quy định giá chứng khoán có màu tím được tăng 10% so với mức giá tham chiếu ban đầu.
  • Sở giao dịch chứng khoán tại TP.Hồ Chí Minh (HOSE) quy định giá chứng có khoán màu tím được tăng 7% so với mức giá tham chiếu ban đầu.
  • Sàn giao dịch UPCOM quy định giá chứng khoán có màu tím được tăng 15% so với giá trung bình của các phiên giao dịch trước đó.

- Cách đọc chỉ số màu tím

Nhà đầu tư có thể thấy các mã cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch tại cột “mã CK” trên bảng giá chứng khoán. Tại một phiên giao dịch thì mức giá trần của cổ phiếu có thể được thay đổi liên tục vì vậy các nhà đầu tư nên theo dõi thường xuyên để ra quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán đúng thời điểm. 

Màu xanh lá trong chứng khoán 

Màu xanh lá trong chứng khoán thể hiện mức giá và chỉ số chứng khoán đang tăng lên. 

Cổ phiếu có màu xanh thì mức giá cao hơn mức giá tham chiếu nhưng lại thấp hơn mức giá trần. Dựa vào các mã cổ phiếu màu xanh các nhà đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt được các cổ phiếu tăng giá từ đó ra quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mỗi phiên

Tại cột “Mã CK” trên bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư có thể theo dõi các mã cổ phiếu màu xanh lá. Tại một phiên giao dịch thì mức giá của cổ phiếu có thể thay đổi liên tục vì vậy các nhà đầu tư nên theo dõi thường xuyên để ra quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán vào thời điểm thích hợp. 

Màu vàng trong chứng khoán 

Màu vàng trong chứng khoán thể hiện mức giá hay chỉ số chứng khoán đang giữ mức không thay đổi so với mức giá tham chiếu. 

Các biến động tăng hoặc giảm hoặc không thay đổi giá chứng khoán sẽ được đối chiếu với giá tham chiếu, đó được xem là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Đây cũng là  giá cơ sở để xác định giá trần và giá sàn trong chứng khoán. 

Màu đỏ trong chứng khoán 

Màu đỏ trong chứng khoán thể hiện việc mức giá, chỉ số chứng khoán đang giảm xuống. Tại bảng giá chứng khoán, các mã cổ phiếu có màu đỏ dễ dàng được nhìn thấy với những mức giá được thể hiện một cách đầy đủ. Cổ phiếu có màu đỏ thì có mức giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng lại cao hơn so với mức giá sàn. Tại phiên giao dịch, nếu cổ phiếu có màu đỏ thì khối lượng đi kèm với giá đó cũng hiển thị màu đỏ. 

Màu xanh dương trong chứng khoán 

Màu xanh dương trong chứng khoán thể hiện mức giá, chỉ số chứng khoán trong phiên giảm đến mức giá sàn, là mức giá thấp nhất giúp nhà đầu tư có thể quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong phiên giao dịch.  

  • Tại sàn giao dịch HOSE, mức giá sàn chính là mức giá giảm 7% so với mức giá tham chiếu.
  • Tại sàn giao dịch HNX, mức giá sàn chính là mức giá giảm 10% so với mức giá tham chiếu.
  • Tại sàn giao dịch UPCOM, mức giá sàn chính là mức giá giảm 15% so với mức giá bình quân tại phiên giao dịch liền trước. 

Màu trắng trong chứng khoán 

Trên bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư dễ dàng bắt gặp những mã cổ phiếu được thể hiện bởi màu trắng, tuy nhiên không phải tất cả nhà đầu tư đều hiểu rõ ý nghĩa của màu sắc này. Chứng khoán màu trắng chính là việc những mã cổ phiếu chưa được khớp lệnh với lô giao dịch nào. Như vậy, bạn đã hiểu rõ phần nào ý nghĩa của mã cổ phiếu màu trắng giúp việc đọc bảng giá chứng khoán trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Dựa vào các màu sắc trong phiên giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt được các chỉ số giá, từ đó quyết định mua hay bán chứng khoán cho phù hợp. Đồng thời, các màu sắc trong chứng khoán cũng cho thấy toàn cảnh của thị trường giao dịch trong ngày. Nhà đầu tư có thể nắm được diễn biến của thị trường chỉ thông qua màu sắc của thị trường ngày hôm đó. 

Yếu tố làm thay đổi các màu sắc trong chứng khoán

Yếu tố làm thay đổi màu sắc trong chứng khoánYếu tố làm thay đổi màu sắc trong chứng khoán

Trong một ngày, mọi người có thể chứng kiến một màu sắc nào đó bao trùm lấy bảng giá chứng khoán, có thể là màu xanh, có thể là màu đỏ hoặc có thể là màu tím ảm đạm. Vậy thì nhiều chủ thể khi chưa hiểu biết về vấn đề này sẽ thắc mắc không biết điều gì đã làm thay đổi thị trường thì đơn giản đó là đổi màu sắc do sự thay đổi về giá cổ phiếu.

Thông thường mỗi cổ phiếu sẽ có xu hướng riêng, có giá trị riêng cũng như sự tăng trưởng riêng nhưng lại đi theo xu hướng chung của thị trường. Giải thích điều này chúng tôi đưa ra những lý do cụ thể sau đây: 

  • Chứng khoán đổi màu sắc theo tâm lý:

Trước hết, đó là những thay đổi về tâm lý của chủ thể là những nhà đầu tư, việc thay đổi này có thể đến từ những thông tin mang tính cục bộ nào đó. Ví dụ như: thời điểm những năm gần đây, khi dịch Covid bùng phát trở lại ở Thành phố Hồ Chí Minh, nó đã tạo nên cơn sóng tác động vào các doanh nghiệp, khiến cho nhiều nhà đầu tư hoang mang và giá cổ phiếu đồng loạt giảm do sự ảnh hưởng này.

Hoặc khi thông tin mở cửa trở lại, thông tin về có vaccine đặc trị Covid khi đó tâm lý của các chủ thể là nhà đầu tư lại thay đổi, lúc đó có nhiều kỳ vọng nên các chủ thể là nhà đầu tư tập trung mua cổ phiếu tiềm năng khiến cho nhu cầu cổ phiếu tăng lên, giá cũng tăng theo. Ngược lại, khi các chính sách đóng cửa hoàn toàn chưa có dấu hiệu mở cửa thì hiển nhiên tâm lý của các chủ thể là nhà đầu tư sẽ bán tháo để với mục đích có thể tránh những đợt giảm giá, như vậy tâm lý bán quá cổ phiếu nhiều nhưng lại ít người mua khiến cổ phiếu giảm giá.

  • Chứng khoán biến động theo tình hình chung của thị trường:

Chúng ta có thể hình dung một doanh nghiệp nào đó hoạt động rất tốt, không có vấn đề gì về giá cổ phiếu cũng đang rất tốt. Nhưng toàn thị trường, các doanh nghiệp lớn giá cổ phiếu lại giảm do sự tác động của thị trường sẽ tạo nên các hiệu ứng kéo theo bởi các doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu sự tác động của doanh nghiệp lớn. Vậy nên, các doanh nghiệp lớn đều giảm thì các doanh nghiệp nhỏ thường cũng theo xu hướng đó để có thể giảm, tạo nên màu sắc trên thị trường chứng khoán.

Các chỉ số cần biết trên bảng giá chứng khoán

Các chỉ số cần biết trên bảng giá chứng khoánCác chỉ số cần biết trên bảng giá chứng khoán

Các chỉ số thị trường chứng khoán mà chúng ta cần quan tâm gồm các chỉ số cơ bản sau đây:

Thứ nhất là chỉ số VN-Index: chỉ số này được biết đến là chỉ số được tính toán dựa trên sự biến động giá của tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tại HOSE (Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh).

Thứ hai là chỉ số VN30-Index: chỉ số này được biết đến là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết tại sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng tiêu chí sàng lọc.

Thứ ba là chỉ số HNX-Index: chỉ số này được biết đến là chỉ số được tính toán dựa trên sự biến động về giá cả tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tại HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)

Thứ tư là chỉ số HNX30-Index: chỉ số này được biết đến là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết tại sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng tiêu chí sàng lọc

Thứ năm là chỉ số VNX AllShare: chỉ số này được biết đến là chỉ số chung thể hiện biến động về giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE và HNX.

Thứ sáu là chỉ số UPCOM: chỉ số này được biết đến là chỉ số thể hiện xu hướng biến động về giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM.

Kết luận

Trên đây là những thông tin bổ ích mà Mytrade đã nêu ra giải đáp về các màu sắc trong chứng khoán. Từ đó, giúp mọi người theo dõi và nắm bắt kịp thời xu hướng chung về giá của các phiên giao dịch. Việc theo dõi và nắm bắt rõ màu sắc của từng cổ phiếu giúp mọi người xác định nhanh các xu hướng giá, như vậy có những quyết định nhanh chóng đối với việc mua và bán sao cho hiệu quả.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ những chuyên gia uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến đầu tư giúp họ đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về các màu trong chứng khoán hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ ngay đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận