VNINDEX1239.28 (-12.43 -0.99%)608,012,444 CP 13,485.25 Tỷ 92 58 319HNXINDEX231.04 (-1.38 -0.59%)48,997,775 CP 870.83 Tỷ 44 42 75VN301281.38 (-12.92 -1%)247,445,248 CP 6,756.88 Tỷ 3 1 26HNX30499.52 (-4.61 -0.91%)21,626,600 CP 554.12 Tỷ 5 2 22

Vốn pháp định là gì? Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp. Vậy hiện pháp luật hiện hành có yêu cầu gì về vốn để thành lập doanh nghiệp? Hôm nay hãy cùng chuyên mục FTV tìm hiểu về vốn pháp định là gì? và so sánh với vốn điều lệ xem chúng khác biệt thế nào.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là gì?Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là nguồn vốn đầu tư nhất định phải có, trong một vài lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo khoản 7, Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020: “Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập công ty, với một số ngành nghề có điều kiện và theo quy định của pháp luật”.

Vốn pháp định đã được cơ quan có thẩm quyền ấn định, theo quy định cụ thể cho mỗi lĩnh vực ngành nghề riêng. Ngoài ra, vốn pháp định được xem là căn cứ để đánh giá một dự án kinh doanh có hoạt động được không. Quy định về vốn pháp định đưa ra nhằm hạn chế và giảm thiểu những rủi ro doanh nghiệp không có vốn, không đủ năng lực hoạt động tràn lan, gây ảnh hưởng đến các đối tác. 

Đặc điểm của vốn pháp định

Mỗi loại hình vốn sẽ có những đặc điểm riêng, thể hiện được đặc trưng, tầm quan trọng đối với doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Đối tượng áp dụng: Vốn pháp định cấp cho những chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức, pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể,…)
  • Phạm vi áp dụng: Vốn pháp định chỉ được áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện (đã có quy định trong danh sách ngành nghề kinh doanh của Việt Nam).
  • Ý nghĩa pháp lý: Vốn pháp định làm giảm thiểu rủi ro cho đối tác về năng lực của một doanh nghiệp. Đồng thời, loại vốn này cũng là căn cứ để doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh sau khi đã thành lập hiệu quả.
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận của vốn pháp định: Trước khi doanh nghiệp đó được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động.
  • Giá trị của vốn pháp định so với vốn chủ sở hữu: Yêu cầu vốn góp kinh doanh cần phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

Vốn pháp định có ý nghĩa gì?

Vốn pháp định có ý nghĩa gì?Vốn pháp định có ý nghĩa gì?

Vốn pháp định đã được pháp luật quy định rõ ràng trong văn bản. Đây không phải quy định xâm phạm về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà chính là biện pháp bảo vệ quyền lợi của người mua hàng và đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh.

Vậy ​​vốn pháp định có yêu cầu bắt buộc không? Vốn pháp định chỉ được áp dụng với một số các ngành nghề cụ thể, có điều kiện trong quy định. Những ngành kinh doanh cần phải có vốn pháp định là lĩnh vực nhạy cảm, tác động lớn đối với nền kinh tế và đời sống hàng ngày. 

Do vậy, vốn pháp định là một điều kiện giúp đánh giá được năng lực tài chính, khả năng hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo môi trường kinh tế thị trường an toàn và công bằng.

Đối với doanh nghiệp có vốn pháp định sẽ là bằng chứng minh chứng năng lực cho cơ quan nhà nước, đối tác,  khách hàng. Dựa trên sự ổn định về cơ cấu vốn thì doanh nghiệp sẽ được các khách hàng tin tưởng hợp tác đầu tư, từ đấy phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thường xuyên và định kỳ thanh tra kiểm tra vốn chủ sở hữu, vốn pháp định. Yêu cầu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động không thể giảm xuống dưới mức vốn pháp định. Thông tin về vốn sẽ được công khai giúp cho chủ nợ, khách hàng, đối tác cân nhắc trước khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản và tiền bạc của họ.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp địnhPhân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ và vốn pháp định là hai loại vốn quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu rõ sự khác biệt của hại loại vốn này sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức chuẩn bị nguồn lực hiệu quả.

  • Về quy định mức vốn: Vốn điều lệ sẽ không yêu cầu về mức tối thiểu hay tối đa. Trong khi đó vốn pháp định lại được pháp luật quy định mức tối thiểu cho những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời thì vốn điều lệ không được nhỏ hơn so với vốn pháp định.
  • Thời hạn góp vốn: Vốn điều lệ cần được thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày, kể từ ngày đăng ký. Vốn pháp định cần phải có đủ mức quy định khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
  • Văn bản quy định vốn: Vốn điều lệ được đã ghi rõ trong điều lệ doanh nghiệp về mức vốn cam kết góp của mỗi thành viên, cổ đông. Vốn pháp định được quy định trong các văn bản chuyên ngành hay văn bản nghị định của cơ quan chức năng ban hành.
  • Cơ sở áp dụng: Vốn điều lệ áp dụng cho tất cả những mô hình doanh nghiệp. Đồng thời, những thành viên cam kết góp vốn điều lệ sẽ phải chịu trách nhiệm góp vốn với mỗi loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó vốn pháp định lại sẽ áp dụng mức vốn khác nhau cho mỗi loại hình ngành nghề có điều kiện.
  • Tính thay đổi của vốn: Vốn điều lệ có thay đổi tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động và được quy định trong mỗi trường hợp cụ thể. Vốn pháp định cần phải cố định đối với ngành nghề kinh doanh nhất định.

Ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần phải có vốn pháp định

Ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần phải có vốn pháp địnhNgành nghề kinh doanh yêu cầu cần phải có vốn pháp định

Khi mở công ty, đăng ký hoạt động, cá nhân hoặc tổ chức cần phải chú ý tìm hiểu xem lĩnh vực mình đăng ký có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện không. Tìm hiểu những ngành nghề kinh doanh nào cần có vốn pháp định để có thể chuẩn bị vốn đầy đủ, đúng với quy định. Danh sách vốn pháp định của công ty thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định như sau:

  • Kinh doanh lĩnh vực bất động sản: vốn pháp định là 20 tỷ đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa: vốn pháp định là 100 triệu đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách quốc tế đến Việt Nam:vốn pháp định là 250 triệu đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành với khách du lịch ra nước ngoài: vốn pháp định là 500 triệu đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động: vốn pháp định là 2 tỷ đồng (Ký quỹ tại ngân hàng thương mại).
  • Kinh doanh dịch vụ việc làm: vốn pháp định là 300 triệu đồng (Ký quỹ tại ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản giao dịch).
  • Kinh doanh bán hàng đa cấp: vốn pháp định là 10 tỷ đồng.
  • Sở giao dịch hàng hóa: vốn pháp định là 150 tỷ đồng (quy định tại Điều 03 của Nghị định 76/2015 /NĐ-CP).
  • Sở giao dịch hàng hóa (thành viên môi giới): vốn pháp định là 5 tỷ đồng.
  • Sở giao dịch hàng hóa (thành viên kinh doanh): vốn pháp định là 75 tỷ đồng.
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh: vốn pháp định là 10 tỷ đồng (Ký quỹ tín dụng tại địa bàn tỉnh, thành phố – nơi đặt kho bãi.
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có mức thuế tiêu thụ đặc biệt: vốn pháp định là 7 tỷ đồng (Ký quỹ tín dụng tại nơi cấp giấy phép kinh doanh).
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng: vốn pháp định là 7 tỷ đồng (Ký quỹ tín dụng tại nơi cấp giấy phép kinh doanh).
  • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ: vốn pháp định là 1.000.000 USD (các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm phi nhân thọ: vốn pháp định là 300 tỷ đồng.
  • Kinh doanh vận chuyển hàng không: vốn pháp định là từ 100 tỷ đồng (Tuỳ thuộc vào số lượng tàu bay và tuyến đường vận chuyển).
  • Kinh doanh hoạt động thông tin tín dụng: vốn pháp định là 30 tỷ đồng.

Danh sách quy định có hơn 50 lĩnh vực ngành nghề quy định vốn pháp định, ngoài ra có nhiều các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định. Bạn có thể tra cứu bằng cách xem danh sách những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kết hợp với những nghị định cụ thể để biết chính xác.

Kết luận 

Như vậy là thông qua chia sẻ của FTV, các bạn đã hiểu rõ hơn về vốn pháp định là gì, phân được vốn pháp định và vốn điều lệ cũng như các quy định cụ thể về nguồn vốn. Đây là một nguồn vốn bắt buộc khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, do vậy nếu như bạn đang có kế hoạch thành lập doanh nghiệp trong tương lai hay tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp mình đầu tư thì đừng bỏ lỡ thông tin này. 

FTV–  đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

Thị trường hàng hóa phái sinh và chứng khoán đang được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn. Nếu như bạn đang muốn thử sức trong lĩnh vực này mà chưa có kinh nghiệm thì hãy liên hệ ngay đến Công Ty Cổ phần Đầu tư & Công nghệ FTV. Tại FTV, các bạn sẽ được những chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài đầu tư chính tư vấn phương pháp đầu tư hiệu quả và phòng ngừa rủi ro tối đa.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về vốn pháp định là gì? hay cần biết thêm nhiều thông tin về tài chính hãy liên hệ trực tiếp đến HOTLINE FTV 0983 668 883 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận