Các bạn đã từng nghe tới thuật ngữ tự doanh chứng khoán hay chưa? Khái niệm Tự doanh chứng khoán là gì? Mục đích và giao dịch theo cách nào? Hôm nay hãy cùng với FTV tìm hiểu kỹ hơn về các nội dung liên quan đến tự doanh chứng khoán nhé!
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận lợi ích và quyền lợi hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán là tài sản với cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có đảm bảo, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phát sinh các loại chứng khoán khác do chính phủ quy định – Theo Luật Chứng khoán 2019.
Tự doanh chứng khoán là gì?
Tự doanh chứng khoán là gì?
Theo Khoản 30 Điều 4 Luật chứng khoán giải thích: "Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình”.
Do đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động ở trên thị trường, nên công ty chứng khoán có những lợi thế nhất định tiến hành hoạt động tự doanh như: Công ty chứng khoán có thể dự đoán diễn biến của thị trường, nắm được những xu thế giao dịch, có nhân viên đại diện sàn, nên họ biết thông tin đầy đủ về quan hệ cung cầu đối với từ chứng khoán và không phải nghĩ đến phần phí giao dịch khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn thường được coi là hoạt động giao dịch của một nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp có những tác động nhất định tới giá cả của thị trường. Do đó công ty chứng khoáng có thể thông qua hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết yếu tố cung cầu để bình ổn giá cả với các loại chứng khoán trên thị trường.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tự doanh, mục đích quan trọng nhất đối với công ty chứng khoán là thu lợi cho chính mình.
Mục đích tự doanh là thu lợi cho chính mình
Như vậy có thể kết luận, tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán. Hay có thể hiểu, tự doanh là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá, có thể mua thấp, bán giá cao.
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện ở sở giao dịch chứng khoán (SGD) và thị trường. Tại hoạt động mua bán này cũng được tiến hành như hoạt động của nhà đầu tư thông thường. Trên thị trường OTC, hoạt động tự doanh chứng khoán có thể được thực hiện trực tuyến giữa công ty với các đối tác, thông qua hoạt động tạo thị trường hay thông qua hệ thống giao dịch tự động.
Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Đầu tiên, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán mang tính chuyên nghiệp cao. Tính chuyên nghiệp của tự doanh được thể hiện trước hết ở trình độ và khả năng của các cán bộ thực hiện hoạt động tự doanh. Cần phải có kiến thức chuyên sâu, khả năng phân tích, là người có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động tự doanh và phải làm việc dưới những áp lực lớn.
Thứ hai, do tiềm lực tài chính mạnh và không có hoạt động có tính chuyên nghiệp cao nên quy mô đầu tư của công ty chứng khoán và danh mục đầu tư đa dạng. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán không chỉ tập trung vào một thị trường, một công ty hay một ngành nghề nào và công ty chứng khoán đầu tư trên thị trường, từ thị trường tập trung đến thị trường phi tập trung cả trong và ngoài nước với nhiều ngành nghề khác nhau. Dựa vào những lợi thế của một tổ chức tài chính trung gian các công ty chứng khoán có khả năng tìm ra những cơ hội đầu tư với chi phí thấp nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiếu rủi ro.
Thứ ba, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán luôn chứa đựng nhiều rủi ro, do đó trong nhiều hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán của mình đều sử dụng các công cụ phòng vệ như option, future… Việc sử dụng cả các công cụ phòng vệ của các công ty chứng khoán có đem lại hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như việc sử dụng rộng rãi của các công cụ phòng vệ trong hoạt động đầu tư, chiến lược phát triển cũng như chính sách quản lý danh mục đầu tư của công ty.
Có ba nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Vậy phương thức tự doanh chứng khoán được thực hiện như thế nào?
Tự doanh chứng khoán được thực hiện theo hai phương thức giao dịch là giao dịch trực tiếp hay giao dịch gián tiếp.
Giao dịch trực tiếp
Đây là các giao dịch trao tay giữa khách hàng và công ty chứng khoán theo giá cả được thỏa thuận trực tiếp, các đối tác giao dịch do các tổ chức tự đấu mối, họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thời gian giao dịch thường được thực hiện trong và ngoài giờ giao dịch của Sở giao dịch. Chứng khoán giao dịch rất là đa dạng, nhưng đặc biệt tập trung vào chứng khoán không niêm yết, chứng khoán mới phát hành.
Các đối tác giao dịch tự doanh thường trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và chuyển nhượng chứng khoán. Vì vậy, trong giao dịch tự doanh chứng khoán trực tiếp không có bất kỳ một loại phí nào, riêng phí thanh toán do bên thụ hưởng chịu phí chuyển khoản chứng khoán do bên chuyển nhượng chịu. Các hoạt động này không chịu sự giám sát của Sở trung tâm và giao dịch nhưng chịu sự giám sát của thanh tra Nhà nước về chứng khoán.
Doanh số giao dịch trực tiếp lớn gấp bội lần doanh số giao dịch trên Sở giao dịch, thường chiếm 85 - 90% doanh số giao dịch trên thị trường.
Giao dịch gián tiếp
Đây là các giao dịch mà mỗi công ty chứng khoán không thể thực hiện bằng các giao dịch trực tiếp, nhằm đảm bảo an toàn nếu như giá chứng khoán có biến động lớn và đôi khi có thể vì mục đích can thiệp vào giá thị trường. Thao tác giao dịch gián tiếp cũng được thực hiện tương tự như giao dịch theo ủy thác. Hay có thể hiểu là trên Sở giao dịch không có sự phân biệt giao dịch theo ủy thác và giao dịch tự doanh.
Do giao dịch qua Sở nên các công ty chứng khoán phải chịu các chi phí môi giới lập giá, chí phí thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán.
Phương thức giao dịch trực tiếp và gián tiếp
Mục đích tự doanh chứng khoán
Đối với các công ty chứng khoán hiện nay, mục đích của hoạt động tự doanh là thu chênh lệch giá chứng khoán cho chính mình. Phạm vi kinh doanh bị phụ thuộc và0 nguồn vốn và mức độ dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán. Chứng khoán chính là một công cụ tài chính có chức năng thanh khoản cao cùng với khả năng tạo lợi nhuận lớn. Do vậy hoạt động tự doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán nhằm mục đích:
- Kinh doanh đầu tư
- Kinh doanh góp vốn
- Can thiệp bảo vệ giá
- Thu lợi
Trên đây là những thông tin mà FTV chia sẻ về tự doanh chứng khoán là gì, mục đích tự doanh, cũng như các phương thức tự doanh chứng khoán… Hy vọng rằng sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này. Nếu các bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về loại hình chứng khoán này, hãy gọi ngay tới số HOTLINE 0863 688 883 để các chuyên viên của FTV có thể hỗ trợ tốt hơn nhé!
Xem thêm: