VNINDEX1255.45 (-12.28 -0.97%)690,102,153 CP 15,599.81 Tỷ 84 47 335HNXINDEX231.55 (-1.91 -0.82%)55,754,200 CP 1,090.60 Tỷ 33 42 78VN301294.05 (-13.1 -1%)278,476,462 CP 7,912.40 Tỷ 4 3 23HNX30502.75 (-5.1 -1%)37,202,000 CP 802.26 Tỷ 2 4 24

Tài sản dài hạn là gì? Phân biệt tài sản dài và ngắn hạn

Như bài viết trước chúng ta đã được tìm hiểu về tài sản ngắn hạn là gì. Ngược lại với ngắn hạn là tài sản dài hạn. Vậy chúng có đặc điểm gì, hôm nay hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về tài sản dài hạn là gì, bao gồm các chỉ tiêu nào trên bảng cân đối kế toán.

Tài sản dài hạn là gì?

tai-san-dai-han-la-giTài sản dài hạn là gì?

Tài sản dài hạn được hiểu là các chỉ tiêu phản ánh giá trị của các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Đây là các tài sản có thời hạn thu hồi hoặc đã sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm thực hiện báo cáo.

Tài sản dài hạn viết trong tiếng anh là Long-term assets.

Đặc điểm của tài sản dài hạn

Qua khái niệm của chúng tôi đã nêu trên, chúng ta có thể thấy được tài sản dài hạn có những đặc điểm như sau:

- Tài sản dài hạn khó có thể chuyển đổi thành các khoản tiền xác định và thường có nhiều rủi ro liên quan đến biến động về giá trị.

- Tài sản dài hạn có tính thanh khoản thấp và thời gian luân chuyển kéo dài.

- Tài sản dài hạn thường rất khó thích nghi với sự phát triển của các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Điều này là bởi những khoản đầu tư cho tài khoản dài hạn có thể khó có thể thu hồi trong thời gian ngắn hạn và tốn kém chi phí.

- Tài sản dài hạn còn thường được nắm giữ với kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong tương lai dài hạn, thường lớn hơn 12 tháng (hơn một năm) hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh. 

Nguyên tắc kế toán của tài sản dài hạn

Thứ nhất, trong mọi trường hợp, kế toán tài sản cố định phải tôn trọng nguyên tắc để đánh giá theo nguyên giá và số giá trị còn lại của tài sản cố định.

Thứ hai, kế toán tài sản cố định phải phản ánh được ba chỉ tiêu giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định.

Giá trị còn lại = Nguyên giá ban đầu - Giá trị đã bị hao mòn của tài sản cố định

Thứ ba, kế toán phải phân loại tài sản cố định theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp chi tiêu của Nhà nước.

Thứ tư, đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn như đầu tư chứng khoán dài hạn, đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư góp vốn liên doanh, kế toán,... Từ đó, phản ánh số hiện có và tình trạng tăng hay giảm theo giá thực tế. Đồng thời, mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi từng khoản đầu tư tài chính dài hạn và các khoản chi phí khác nếu có, lãi phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.

Tài sản dài hạn bao gồm những thành phần nào? 

tai-san-dai-han-la-giThành phần tài sản dài hạn bao gồm những gì?

Trên bảng cân đối kế toán thể hiện tài sản dài hạn sẽ bao gồm:

- Các khoản phải thu dài hạn với mã số 210

- Tài sản cố định có mã số là 220

- Bất động sản đầu tư với mã số 230

- Tài sản dở dang dài hạn với mã số 240

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn với mã số 250

- Tài sản dài hạn khác với mã số 260

Đặc điểm chi tiết của các tài sản dài hạn như sau:

- Các khoản phải thu dài hạn với mã số 210

Đây là một trong các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn trong một chu kỳ sản xuất và kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Ví dụ như phải thu tiền hàng tháng, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, khoản phải thu nội bộ, khoản phải thu về rồi cho vay, khoản phải thu khác, sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi. 

Với mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 214 + mã số 215 + mã số 216 + mã số 219.

+ Khoản phải thu dài hạn các khách hàng với mã số 211

Chỉ tiêu này thường phản ánh số tiền còn lại phải thu của khách hàng, quy định kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất - kinh doanh thông thường tại thời điểm thực hiện báo cáo. Số lượng để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào chi tiết số dư của tài khoản 131 phải thu của khách hàng và mở chi tiết theo từng khách hàng.

+ Khoản trả trước cho người bán dài hạn với mã số 212

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán trên 1 năm hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường để mua tài sản nhưng lại chưa nhận được tài sản tại thời điểm tiến hành báo cáo.

+ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc với mã số 213

Chỉ tiêu này sẽ chỉ ghi trên bảng cân đối kế toán của đơn vị cấp trên phản ánh về số vốn sản xuất kinh doanh đã bàn giao cho các đơn vị trực thuộc, không có tư cách pháp nhân cần hạch toán phụ thuộc. Khi lập bảng cân đối kế toán tổng hợp của các công ty, doanh nghiệp chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu phải trả nội bộ số vốn kinh doanh với mã số 333. Hoặc chỉ tiêu vốn góp của chủ sở hữu với mã số 411 trên bảng cân đối kế toán của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và chi tiết phần vốn đã nhận của các đơn vị cấp trên. 

+ Khoản phải thu nội bộ dài hạn với mã số 214

Chỉ tiêu này thường phản ánh các khoản phải thu giữa các đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc nhưng lại không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc. Không chỉ vậy, giữa các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc với nhau trong mối quan hệ thanh toán ngoài quan hệ bàn giao nguồn vốn sẽ có kỳ hạn thu hồi còn lại trên 1 năm hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường tại thời điểm thực hiện báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này thường sẽ căn cứ vào số dư nợ chi tiết của các khoản 1362, 1363, 1368 trên sổ kế toán chi tiết. Khi đơn vị cấp trên lập ra báo cáo tài chính tổng hợp với các đơn vị cấp dưới đang chịu hạch toán phụ thuộc thì chỉ tiêu này được bù trừ đối với chỉ tiêu phải trả trong nội bộ dài hạn được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

+ Khoản phải thu về cho vay dài hạn với mã số 215

Chỉ tiêu này thường phản ánh các khoản cho vay bằng khế ước, hợp đồng, thỏa thuận vay giữa hai bên nhưng không bao gồm các nội dung được phản ánh ở chỉ tiêu đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và thường sẽ có kỳ hạn thu hồi còn lại là hơn 12 tháng tại thời điểm thực hiện báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số dư nợ chi tiết với tài khoản 1283 hay còn gọi là cho vay.

+ Khoản phải thu dài hạn với mã số 216

Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu khác có kỳ hạn thu hồi còn lại hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường hoặc trên 12 tháng tại thời điểm thực hành báo cáo, ví dụ như phải thu vì các khoản đã chi hộ, tiền lãi, cổ tức, các khoản tạm ứng, cầm cố, ký cược, ký quỹ, cho mượn... mà doanh nghiệp có quyền thu hồi.

+ Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi với mã số 219

Chỉ tiêu này thường phản ánh khoản dự phòng cho các khoản phải thu có tính dài hạn, mà lại khó thu hồi tại thời điểm báo cáo. 

- Tài sản cố định mang mã số là 220

tai-san-dai-han-la-giVòng quay tài sản dài hạn

Đây được hiểu là số chỉ tiêu tổng hợp sẽ phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.

+ Tài sản cố định hữu hình với mã số 221

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh lại toàn bộ giá trị của các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm tiến hành báo cáo.

+ Nguyên giá mã số 222

Chỉ tiêu này thường sẽ phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm tiến hành báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ là số dư nợ của tài khoản 221 tài sản cố định hữu hình.

+ Giá trị hao mòn lũy kế với mã số 223

Chỉ tiêu này thường phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình lũy kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có tài khoản 2141 là “Hao mòn tài sản cố định hữu hình” và sẽ được thể hiện bằng số âm (-) dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

+ Tài sản cố định vô hình với mã số 224

Đây được coi là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định để thuê tài chính tại thời điểm thực hiện báo cáo.

+ Nguyên giá mã số 225

Chỉ tiêu này sẽ phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định để thuê tài chính tại thời điểm tiến hành quá trình báo cáo.

+ Giá trị hao mòn lũy kế mang mã số là 226

Chỉ tiêu này thường phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính lũy kế tại thời điểm báo cáo. Các số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 2142 "Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính" và được ghi bằng số âm (-) dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.

+ Tài sản cố định vô hình mới mã số 227

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh lại toàn bộ số giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm tiến hành báo cáo.

+ Nguyên giá mã số 228

Đối với chỉ tiêu này thì thường phản ánh lại toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm làm báo cáo.

+ Giá trị hao mòn lũy kế với mã số là 229

Còn chỉ tiêu này lại phản ánh toàn bộ giá trị đã bị hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình lũy kế tại thời điểm tiến hành báo cáo. 

- Bất động sản đầu tư với mã số là 230

tai-san-dai-han-la-giTỷ xuất đầu tư tài sản dài hạn

Đây là chỉ tiêu được tổng hợp để phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại một thời điểm báo cáo.

+ Nguyên giá mã số 231

Chỉ tiêu này thì thường sẽ phản ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đang đầu tư tại thời điểm báo cáo sau thời điểm đã trừ đi số tổn thất do suy giảm giá trị của bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá.

+ Giá trị hao mòn lũy kế với mã số 232

Chỉ tiêu này phản ánh lại toàn bộ các giá trị hao mòn lũy kế của bất động sản đầu tư dùng để cho thuê tại thời điểm báo cáo.

- Tài sản dang dở dài hạn với mã số 240

Tài sản dang dở dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở dài hạn và chi phí xây dựng cơ sở dang dở dài hạn tại thời điểm báo cáo.

Tài sản dang dở dài hạn bao gồm:

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dang dở dài hạn với mã số 241

Đây là các chi phí dự định, dự phòng để sản xuất sản phẩm nhưng việc sản xuất lại bị chậm trễ, gián đoạn, hay có thể bị tạm ngưng hoặc vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này thường dùng để trình bày các dự án dang dở của các chủ đầu tư xây dựng bất động sản để bán nhưng chậm triển khai và chậm tiến độ.

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được là giá trị gốc trừ đi khoản dự phòng giảm giá đã được trích lập riêng cho khoản này của chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở vượt quá một chu kỳ kinh doanh, không thỏa mãn được định nghĩa về hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán đã đề ra.

+ Chi phí xây dựng cơ bản dang dở với mã số 242

Chi phí này phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang dùng vào mua sắm hay chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí dùng trong hoạt động sửa chữa lớn hay tài sản cố định dang dở hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng.

- Đầu tư tài chính dài hạn với mã số là 250

tai-san-dai-han-la-giTài sản dài hạn

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh lại tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như đầu tư vào các công ty con, liên kế hay đầu tư vào công ty liên doanh, đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác hoặc đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên 1 năm (trên 12 tháng) hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

+ Đầu tư vào công ty con với mã số 251

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị của các khoản đầu tư vào công ty con và các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Về bản chất của công ty con thường sẽ không phụ thuộc vào tên gọi hoặc hình thức của đơn vị tại thời điểm báo cáo.

+ Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết với mã số 252

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị của khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết tại thời điểm báo cáo.

+ Đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác với mã số 253

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư vào vốn chủ sở hữu của các đơn vị khác nhưng các công ty, doanh nghiệp không có quyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát, phải chịu ảnh hưởng đáng kể.

+ Khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn với mã số 254

Chỉ tiêu này thường phản ánh khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác do các đơn vị được đầu tư bị lỗ, không những thế các nhà đầu tư có khả năng mất vốn tại thời điểm báo cáo.

+ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn với mã số là 255

Chỉ tiêu này thường dùng để phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên 1 năm (trên 12 tháng) kể từ thời điểm báo cáo như tiền gửi có kỳ hạn, thương phiếu, trái phiếu và các chứng khoán nợ khác.

- Tài sản dài hạn khác với mã số 260

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 1 năm (trên 12 tháng) tại thời điểm tiến hành báo cáo, ví dụ như khoản chi phí trả trước dài hạn, tài sản dài hạn chưa được trình bày ở các chỉ tiêu khác, tài sản thuế thu nhập hoãn lại tại thời điểm thực hiện báo cáo.

Tài sản dài hạn khác bao gồm:

+ Chi phí trả trước dài hạn mang mã số 261

Chi phí này thường phản ánh số tiền trả trước để cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 1 năm (từ trên 12 tháng) hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước hay những lợi thế thương mại và lợi thế kinh doanh còn chưa phân bổ vào phần chi phí tại thời điểm thực hiện báo cáo.

+ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại với mã số là 262

Chỉ tiêu này thường sẽ phản ánh giá trị tài sản của thuế thu nhập hoãn lại tại thời điểm tiến hành báo cáo.

Nếu các khoản chênh lệch tạm thời đang phải gánh chịu về thuế và sự chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến một đối tượng nộp thuế và được quyết toán cùng một cơ quan thuế thì hoãn lại phải trả được bù trừ với tài sản thuế hoãn lại. Trường hợp này, chỉ tiêu tài sản thuế thu nhập hoãn lại sẽ phản ánh số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại lớn hơn khoản thuế thu nhập hoãn lại sẽ phải trả.

+ Thiết bị vật tư phụ tùng thay thế dài hạn với mã số 263

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thuần của vật tư, thiết bị, phụ tùng dùng để thay thế, dự trữ, hoặc sử dụng để phòng ngừa hư hỏng của tài sản nhưng lại không đủ tiêu chuẩn để phân loại thành các loại tài sản cố định và sẽ có thời gian dự trữ khoảng trên 1 năm hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường nên không được phân loại là các loại hàng tồn kho.

+ Tài sản dài hạn khác với mã số 268

Đây là chỉ tiêu thường phản ánh các giá trị tài sản dài hạn khác ngoài các tài sản dài hạn đã nêu ở phía trên, như các vật phẩm có giá trị để trưng bày trong các bảo tàng, sử dụng để giới thiệu về truyền thống lịch sử nhưng lại không được phân loại là tài sản cố định và cũng không có trong dự định bán trong vòng 1 năm kể từ thời điểm tiến hành báo cáo.

- Tổng cấp tài sản với mã số 270

Còn đây sẽ là chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng để phản ánh tổng giá trị các loại tài sản hiện có của các công ty, doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện các báo cáo, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. 

Phân biệt tài sản dài hạn và ngắn hạn

tai-san-dai-han-la-giTài sản dài hạn và ngắn hạn

Theo điều 102, khoản 4 của thông tư 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đáp ứng giả định hoạt động liên tục của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn như sau:

- Tài sản và khoản nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán cần được trình bày thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong từng thành phần của tài sản dài hạn và ngắn hạn, các chỉ tiêu cần được sắp xếp và trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

- Các loại tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn không quá 1 năm hoặc không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm thực hiện báo cáo thì được phân loại là tài sản ngắn hạn. Còn những tài sản và nợ phải trả không được phân loại thì được phân loại là tài sản dài hạn.

- Khi lập các kế hoạch, ban tài chính - kế toán phải thực hiện tái phân loại các tài sản và số nợ phải trả cần phân loại là tài sản dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 1 năm hoặc không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm thành báo cáo thì là tài sản ngắn hạn.

Kết luận

Tài sản dài hạn được hiểu là các chỉ tiêu phản ánh giá trị của các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn làm rõ khái niệm tài sản dài hạn là gì, chúng bao gồm các chỉ tiêu nào trên bảng cân đối kế toán. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn có thể nắm vững kiến thức về tài sản dài hạn để áp dụng vào đời sống và kinh doanh một cách hiệu quả nhất. 

Đơn vị chuyên tư vấn kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam - Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV

Vì là những người mới bắt đầu, lại chưa có kinh nghiệm, cũng như các kiến thức liên quan đầu tư tài chính, các bạn chưa biết có thể tìm hiểu về cách đầu tư ở đâu thì hãy liên hệ ngay với FTV chúng tôi. Tại đây, sẽ luôn có đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn kiến thức chứng khoán cho các bạn 24/7.

Nếu các bạn còn câu hỏi thắc mắc về tài sản dài hạn là gì, vui lòng nhấc điện thoại gọi ngay cho FTV thông qua Hotline 0983 668 883 hoặc truy cập nhanh vào website ftv.com.vn đặt câu hỏi để được giải đáp ngay nhé!

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận