VNINDEX1239.28 (-12.43 -0.99%)608,012,444 CP 13,485.25 Tỷ 92 58 319HNXINDEX231.04 (-1.38 -0.59%)48,997,775 CP 870.83 Tỷ 44 42 75VN301281.38 (-12.92 -1%)247,445,248 CP 6,756.88 Tỷ 3 1 26HNX30499.52 (-4.61 -0.91%)21,626,600 CP 554.12 Tỷ 5 2 22

Quy luật giá trị là gì? Nội dung, tác dụng của quy luật giá trị

Sản xuất hàng hóa chịu ảnh hưởng của nhiều quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung-cầu, … tuy nhiên vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa lại thuộc về quy luật giá trị. Ở đâu có hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó sẽ có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Vậy quy luật giá trị là gì? Nội dung của quy luật này thế nào và tác động của nó đến nền kinh tế.

Quy luật giá trị là gì?

Quy luật giá trị là gì?Quy luật giá trị là gì?

Quy luật giá trị chính là quy luật kinh tế cơ bản, có vai trò và tác dụng to lớn đối với nền kinh tế thị trường. Theo chủ nghĩa Mác Lênin thì quy luật giá trị sẽ xuất hiện khi mà nền kinh tế có sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Theo quy luật này, hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa cần phải dựa trên sự hao phí về nguồn lao động. Do vậy, hao phí sức lao động sẽ phải bằng hoặc thấp hơn mức hao phí xã hội thì mô hình kinh doanh mới có được lợi nhuận và thành công.

Vai trò của quy luật giá trị

Được các nhà kinh tế học đưa ra khái niệm từ rất lâu, ngày nay thì quy luật giá trị vẫn giữ được vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội.

Quy luật này giúp cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức và nhà nước tự động điều tiết được tư liệu sản xuất, phân bổ nguồn lực vào những ngành nghề khác nhau để phát triển.

Quy luật giúp cho hoạt động dịch chuyển hàng hóa từ nơi có giá trị thấp sang nơi được định giá cao hơn và giúp bình ổn thị trường, không dẫn đến các trường hợp khan hiếm, đẩy mức giá cao bất hợp lý.

Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt thì doanh nghiệp cần phải luôn cải tiến nâng cao năng suất lao động và quản lý, giảm phần chi phí để gia tăng lợi nhuận.

Như vậy, quy luật giá trị ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong đời sống kinh tế, xã hội. Nếu như hiểu đúng thì cá nhân và doanh nghiệp sẽ vận dụng tốt để phát triển tổ chức và bản thân, tạo ra  được nhiều giá trị cho cộng đồng. Đấy chính là khía cạnh tích cực mà quy luật này đóng góp đối với nền kinh tế quốc gia, giúp tạo ra được lợi thế cạnh tranh toàn cầu.

Nội dung của quy luật giá trị

Nội dung của quy luật giá trịNội dung của quy luật giá trị

Quy luật giá trị sẽ được thể hiện theo hai cách:

Nội dung cơ bản của quy luật giá trị

Sản xuất hàng hóa sẽ đạt được bằng sự hao phí của lực lượng lao động xã hội cần thiết. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải tiết kiệm sức lao động để làm sao cho giá trị của hàng hoá đó cần nhỏ hơn hoặc bằng với số giờ lao động xã hội cần thiết để tạo ra được hàng hoá đó (giá cả thị trường của hàng hoá). Chỉ khi đó thì doanh nghiệp mới có thể đạt được lợi thế cạnh tranh khi sản xuất ra sản phẩm đó.

Quy luật giá trị đặt ra các yêu cầu

Trao đổi hàng hoá thì cần phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Tức là, bạn cần đảm bảo rằng phần chi phí của những người làm ra nó sẽ được trang trải và sản xuất liên tục để có lãi và nhân rộng.

Sự tác động và vận hành của quy luật sẽ được thể hiện thông qua sự vận động về giá cả hàng hoá. Giá cả chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị bởi giá trị là tiền đề của giá cả. Do vậy, nó sẽ cần phải phụ thuộc vào giá trị của chính món đồ đó.

Thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, theo quy định của pháp luật về tổng hợp cạnh tranh và khả năng cung ứng, sức mua của tiền cũng như giá cả của hàng hóa sau khi bán. Do tác động tương đối lớn của những yếu tố này mà giá cả hàng hoá ở trên thị trường đã tách khỏi giá trị và nó vận động lên xuống quanh trục giá trị.

>> Tham khảo: Chi phí cố định là gì? Phân loại & cách tính chi phí cố định

Mặt tích cực của quy luật giá trị

Với sự tác động đến nền kinh tế và xã hội thì quy luật giá trị có rất nhiều mặt tích cực sau đây:

  • Tự động điều tiết được tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và lao động vào những ngành sản xuất khác nhau để phục vụ cho thị trường
  • Thu hút được hàng hóa ở những nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao và tạo nên sự cân bằng hàng hóa trong những khu vực khác nhau
  • Kích thích hoạt động cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và gia tăng năng suất lao động, hạ mức giá thành sản phẩm.

Tác dụng của quy luật giá trị

Tác dụng của quy luật giá trịTác dụng của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hóa thì quy luật giá trị sẽ có 3 tác động sau:

Điều tiết trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa

Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ những yếu tố sản xuất giữa các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị sẽ thông qua sự biến động về giá cả hàng hoá ở trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu như ở ngành nào đó khi mà cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và lãi cao thì những người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do vậy mà tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào trong ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi mà cung của ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán sẽ không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc những người sản xuất cần phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hay chuyển sang đầu tư vào các ngành có giá cả hàng hoá cao.

Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng sẽ thông qua giá cả ở trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng sẽ có tác dụng thu hút nguồn hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do vậy mà làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt. Vì vậy, sự biến động của giá cả ở trên thị trường không những chỉ rõ về sự biến động của nền kinh tế, mà còn có ảnh hưởng đến điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và gia tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm

Trong nền kinh tế hàng hoá thì mỗi người sản xuất hàng hoá chính là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất khác nhau nên phần hao phí lao động cá biệt sẽ khác nhau, người sản xuất nào có phần hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn với hao phí lao động xã hội của hàng hoá thì ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào mà có hao phí lao động cá biệt lớn hơn phần hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ ở thế bất lợi và bị lỗ vốn. Để giành được phần lợi thế trong cạnh tranh và tránh đi nguy cơ vỡ nợ, phá sản thì họ cần phải hạ thấp phần hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng với hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ sẽ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật và cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, gia tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt sẽ càng thúc đẩy quá trình này diễn ra được mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả chính là lực lượng sản xuất xã hội sẽ được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho những quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu như người sản xuất nào cũng làm như vậy thì sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động của xã hội không ngừng gia tăng lên, chi phí sản xuất xã hội cũng không ngừng giảm xuống.

Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành những kẻ giàu người nghèo

Quá trình cạnh tranh để theo đuổi giá trị tất yếu sẽ dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi và có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên họ sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn với hao phí lao động xã hội cần thiết, vì thế mà phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm các tư liệu sản xuất, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, những người mà không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi hay gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

Những người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn với mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì khi bán hàng hóa theo mức hao phí của lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu về được nhiều lãi, giàu lên và có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí là thuê lao động trở thành ông chủ.

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn với mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì khi bán hàng sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi và thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho việc xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở để ra đời của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử.

Một số tác động khác

Bên cạnh các tác động khá tích cực đến hoạt động sản xuất – trao đổi – lưu thông hàng hóa thì những quy luật giá trị hiện nay cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực.

Cụ thể đó chính là bởi hầu hết các doanh nghiệp đều đang chạy đua theo lợi nhuận, đồng thời tính cạnh tranh ở trên thị trường cũng ngày càng cao mà lại xuất hiện rất nhiều vấn đề gian lận trong  hoạt động buôn bán, xuất hiện nhiều loại hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng được ra bán ra thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến những người tiêu dùng.

Và tại Việt Nam hiện nay thì theo đánh giá từ những cơ quan, tổ chức, số lượng hàng giả, hàng nhái đang ngày một nhiều và len lỏi vào thị trường buôn bán một cách công khai và không có sự kiểm soát. Ví dụ như hàng loạt những loại băng đĩa lậu được bán tràn lan hay các loại nước hoa, mỹ phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng mặc dù chưa hề được công bố hay  tung ra thị trường nhưng lại vẫn được bán ở rất nhiều các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, thậm chí là cả những thương hiệu danh tiếng.

Từ những tác động tiêu cực đó thì nhà nước ta hiện nay cũng cần phải nâng cao hơn nữa về vai trò quản lý ở trong nền kinh tế, cần phải vận dụng các quy luật giá trị một cách hiệu quả để từ đó có thể đẩy mạnh được những mặt tích cực, giảm thiểu mặt hạn chế ở trong quá trình sản xuất – lưu thông hàng hóa.

Như vậy, quy luật giá trị vừa có những tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Đồng thời với việc thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có các biện pháp để phát huy được mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt ở trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Trong các giai đoạn phát triển sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa thì  ở giai đoạn tự do cạnh tranh, quy luật giá trị sẽ biểu hiện ra bên ngoài thành quy luật của giá cả sản xuất: Gsx = k + p . Ở giai đoạn độc quyền thì quy luật giá trị sẽ biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền: Gđq = k + p đq (trong đó lợi nhuận độc quyền chính bằng phần lợi nhuận bình quân cộng với lợi nhuận do độc quyền mang lại).

>> Tham khảo: Lợi nhuận bình quân là gì? Vai trò của lợi nhuận bình quân

Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hoá như thế nào?

Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hoá như thế nào?Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hoá như thế nào?

Đối với lĩnh vực sản xuất hàng hóa

Đầu tiên thì đối với hoạt động hạch toán kinh tế của một số doanh nghiệp sản xuất 

Hiện nay thì đối với nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thì chúng đều đang cạnh tranh với nhau một cách khá là gay gắt.  Chính vì vậy để có thể đảm bảo được vị trí của mình cũng như là đứng vững ở vị trí đó và vượt qua được đối thủ cạnh tranh khác thì các doanh nghiệp cần phải tính toán và nâng cao hiệu quả của những hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp của mình. 

Cụ thể hơn thì những hiệu quả đó cần phải được đánh giá thông qua những hình thức giá trị giá cả của hàng hóa để thu được lợi nhuận và các khoản chi phí liên quan. Theo đó để có thể đảm bảo và mang về phần lợi nhuận cao thì một số doanh nghiệp cần phải làm sao để hạ thấp được những chi phí trong hoạt động kinh doanh sản xuất của bản thân mình. Doanh nghiệp có thể hợp lý hóa về quy trình để tiết kiệm và những chi phí không cần thiết thì cần phải cắt giảm đi. Đồng thời cần phải gia tăng và tập trung chú ý về nâng cao năng suất lao động hơn nữa. Sự cạnh tranh ở trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể nhận định và hiểu rõ hơn việc bản thân mình cần phải làm gì để vừa có thể đem về lợi nhuận lại vừa đảm bảo được giá cả cạnh tranh hơn so với những đối thủ trong cùng lĩnh vực và đem đến cho khách hàng sản phẩm đúng với chất lượng như quảng cáo. Đây chính là một trong những vấn đề khá đau đầu ảnh hưởng và đè nặng lên đôi vai của bộ phận kế toán, hạch toán của doanh nghiệp

Thứ hai thì có thể kể đến đó chính là việc hình thành nên giá thành của sản phẩm sản xuất 

Ở nước ta trước đây thì những hoạt động kinh tế chủ yếu là sẽ hoạt động theo cơ chế quan liêu bao cấp và toàn bộ giá cả sản phẩm thì đều được quyết định bởi chính phủ. Tuy nhiên,  theo sự phát triển của xã hội ở sau giai đoạn đổi mới thì toàn bộ các vấn đề liên quan đến giá cả của hàng hóa đã được quyết định chủ yếu là thị trường. Theo đó thì nhà nước cần phải có chủ trương và cần phải vận dụng tối đa được những quy luật giá trị vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa để có thể định giá sản phẩm trước khi tung ra thị trường và giá cả đó thì cần phải do chính giá trị của sản phẩm quyết định. Điều này cũng có thể mang đến một số cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cụ thể trong quá trình sản xuất sản phẩm mà việc cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có thể được diễn ra một cách phổ biến hơn thì sản phẩm sẽ có phần định giá khác so với trước đó.

Tuy nói là phụ thuộc vào thị trường nhưng nhà nước cũng cần phải có những quy định về việc định giá ở trong quá trình hình thành giá thành sản phẩm để tránh tình trạng sản phẩm bị độn giá hay là đầu cơ tích trữ mà nâng giá thành sản phẩm gây tổn hại đến người tiêu dùng.

Đối với lĩnh vực lưu thông hàng hóa

Bên cạnh hoạt động sản xuất thì vấn đề và lưu thông hàng hóa cũng cần phải được áp dụng theo một quy luật giá trị. Chúng tôi đã phân tích ở trên đây thì các nguyên tắc về về hoạt động trao đổi và lưu thông hàng hóa sẽ cần phải được thực hiện theo hình thức ngang giá và những hàng hóa sẽ hoạt động, chịu ảnh hưởng theo quy luật của giá trị. Hàng hóa thì sẽ được chuyển từ những nơi mà có thị trường sản phẩm thấp đến nơi có thị trường sản phẩm cao hơn và từ những nơi mà có nguồn cung nhiều đến nơi có nguồn cung thiếu. Vì thế mà các vùng miền cũng sẽ được cân bằng bởi nhu cầu hàng hóa hơn cân đối hơn.

Kết luận

Quy luật giá trị ảnh hưởng đến nhiều mặt trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. Việc vận dụng được đúng quy luật này có thể giúp cho những người sản xuất đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Ngoài ra, những mặt tích cực của quy luật này cũng giúp cho nền kinh tế, sản xuất của một quốc gia phát triển hơn. 

FTV – Tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn về đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín nhất hiện nay

Phương châm hoạt động của FTV: “tận tâm - chính trực - khách quan - chuyên nghiệp”. Vì thế, chúng tôi luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để nâng cao tính sáng tạo, sự chuyên nghiệp cùng với đạo đức trên thị trường chứng khoán nhằm tạo ra được sự khác biệt về năng lực và công nghệ. 

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về quy luật giá trị là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Tải app Mytrade trải nghiệm nền tảng đầu tư mới tại

- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận