Để phát triển kinh tế, xã hội, nhà nước sẽ có nhiều giai đoạn cần phải huy động vốn từ những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Những khoản vay đó được gọi là nợ công. Vậy để giúp các bạn hiểu rõ hơn nợ công là gì? Qua bài viết sau đây, FTV xin cung cấp thông tin đến các bạn.
Nợ công là gì?
Nợ công là gì?
Nợ công hay còn gọi là nợ quốc gia, nợ chính phủ là tổng giá trị những khoản tiền mà chính phía quốc gia thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này nhằm mục đích tài trợ cho những khoản thâm hụt của ngân sách hay có thể nói rằng nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó. Để có thể hình dung quy mô của nợ chính phủ thì người ta sẽ thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với GDP tổng sản phẩm quốc nội.
Việc huy động nợ công nhằm mục đích gì?
Mục đích của nợ công là sử dụng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích chung: Những khoản vay nhà nước đã huy động được dùng cho mục đích chung của cả một quốc gia mà không phải sử dụng riêng cho một cá nhân hay tổ chức nào. Vì thế những khoản vay này cần phải được sử dụng một cách hợp lý nhằm phục vụ cho việc cân bằng ngân sách và phát triển kinh tế nước nhà.
Nợ công thường phát sinh bởi các cấp chính quyền chi tiêu (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư) mà dẫn đến việc thâm hụt ngân sách của chính phủ. Để có thể bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách này và phòng tránh nguy cơ lạm phát cao thì các chính phủ phải đi vay từ những nguồn trong và ngoài nước mà không chọn phương án phát hành tiền.
Nợ công giúp cho chính phủ tăng cường được nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Nợ công tận dụng được những nguồn tài chính nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong nước, đồng thời cũng tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và những tổ chức tài chính quốc tế.
Phân loại nợ công
Phân loại nợ công
Nợ Chính phủ
Nợ chính phủ sẽ được phân loại như sau:
- Nợ do chính phủ phát hành các loại công cụ nợ
- Nợ do chính phủ ký kết những thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài
- Nợ của ngân sách trung ương vay từ nguồn quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, (bao gồm ngân quỹ nhà nước và quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách).
Nợ được chính phủ bảo lãnh
Nợ chính phủ bảo lãnh sẽ bao gồm:
- Nợ của doanh nghiệp được đã chính phủ bảo lãnh
- Nợ của ngân hàng chính sách Nhà nước đã được chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương
Nợ chính quyền địa phương sẽ bao gồm
- Nợ do phát hành trái phiếu của cấp chính quyền địa phương
- Nợ do vay lại vốn từ ODA hay vay ưu đãi nước ngoài
- Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh và những khoản vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Phương thức để vay nợ công
Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện qua những hình thức như phát hành trái phiếu chính phủ hoặc vay tiền trực tiếp từ những ngân hàng thương mại, thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn WB, IMF,…
- Phát hành trái phiếu Chính phủ: Theo những quy định của pháp luật hiện hành thì chính phủ có thể phát hành được trái phiếu nhằm mục đích huy động ngân sách từ cộng đồng. Phương thức vay nợ này sẽ có hiệu quả nhanh trong thời gian huy động vốn. Ngoài ra việc phát hành trái phiếu nội tệ thường sẽ có ít rủi ro hơn với phát hành trái phiếu ngoại tệ.
- Vay trực tiếp: Ngoài phương án phát hành trái phiếu thì chính phủ có thể vay nợ trực tiếp của những Ngân hàng thương mại thể chế tài chính quốc tế như IMF, WB… hoặc những quốc gia khác. Phương án vay này thì có độ tin cậy tín dụng thấp và có thể chi phối được những vấn đề khác trong hệ thống chính trị quốc gia.
Về thời hạn trả nợ thì nợ công được chia thành: dưới 1 năm đối với các khoản nợ công là ngắn hạn hoặc dưới 10 năm đối với khoản nợ trung hạn và trên 10 năm đối với các khoản nợ dài hạn.
Ảnh hưởng của nợ công đến phát triển nền kinh tế
Ảnh hưởng của nợ công đến phát triển nền kinh tế
Nợ công có những ảnh hưởng và chi phối rất lớn đối với một nền kinh tế. Do vậy chúng mang lại cả những lợi ích và hạn chế.
Lợi ích của nợ công
Bất kỳ một khoản tiền nào cũng sẽ mang lại những giá trị của nó và khi nhà nước chấp nhận vay tiền tức là đã xác định được rõ ràng phần lợi ích của khoản vay đó mang lại đối với sự phát triển của đất nước.
- Nợ công làm gia tăng thêm nguồn lực cho nhà nước. Nợ công cũng giúp tăng cường nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư vào đồng bộ của Nhà nước. Nếu như có được chính sách huy động nợ công hợp lý thì nhu cầu về nguồn vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, từ đấy giúp gia tăng được năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
- Huy động nợ công sẽ góp phần vào tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân. Việc này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho cả việc công lẫn việc tư.
- Nợ công sẽ tận dụng được những sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng của những nước phát triển muốn tác động đến những quốc gia nghèo, cũng như muốn quan hệ hợp tác kinh tế song phương.
Tác động tiêu cực của nợ công
Bên cạnh những lợi ích lớn mà nợ chính phủ mang lại thì chúng cũng có những ảnh hưởng không mong muốn đến nền kinh tế của một quốc gia.
Nợ công có khả năng trở thành loại nợ xấu hay không sẽ phụ thuộc vào năng lực quản lý tài chính của một quốc gia. Trách nhiệm hoàn trả số nợ công sẽ gây nên áp lực lớn đến những chính sách đầu tư trong nước và chính sách thuế…
Nguồn vay dồi dào nếu như không được quản lý một cách chặt chẽ thì rất dễ tạo nên nạn tham nhũng, gây thất thoát lãng phí nguồn tiền. Mỗi một hoạt động sử dụng nguồn vốn không hiệu quả đều có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng domino hay nợ chồng nợ …
Khủng hoảng nợ công là gì?
Khủng hoảng nợ công chính là vấn đề về tài chính, kinh tế do quốc gia đó mất khả năng trả những khoản nợ của chính phủ hoặc những khoản nợ do chính phủ bảo lãnh. Khủng hoảng nợ công bùng nổ khi chính phủ không thể giữ được những khoản nợ ở mức không an toàn đối với quy mô nền kinh tế và đồng thời nền kinh tế cũng đạt mức tăng trưởng thấp.
Các dấu hiệu thể hiện sự khủng hoảng nợ công:
– Lãi suất trái phiếu của Chính phủ sẽ tăng mạnh và việc phát hành trái phiếu cũng trở nên khó khăn hơn
– Nguồn ngân sách thâm hụt mạnh, nợ công vượt qua ngưỡng an toàn cho phép và chính phủ không có khả năng thanh toán những khoản nợ khi đến hạn.
– Hệ thống thể chế, giám sát tài chính của quốc gia không thể theo kịp sự biến động của thị trường tài chính và tín dụng quốc tế
– Tình trạng thoái lui đầu tư và có nguy cơ xảy ra những cuộc đình công, biểu tình do lòng tin của các nhà đầu tư và người dân bị giảm sút hoặc không còn.
Hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý nợ công
Hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý nợ công
Theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công cụ thể như sau:
+ Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng với thẩm quyền hoặc chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép, vượt phần hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích, không đúng với đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức và không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
+ Vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong việc quản lý, sử dụng nợ công.
+ Làm trái quy định của Nhà nước về vấn đề quản lý nợ công, thiếu trách nhiệm gây thất thoát và lãng phí vốn vay.
+ Không cung cấp hoặc là cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
+ Cản trở các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm pháp luật về vấn đề quản lý nợ công.
Như vậy, khi có các hành vi theo quy định trên thì đối tượng này đã vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nợ công và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Vi phạm pháp luật về quản lý nợ công bị xử lý như thế nào
Khi các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc quản lý nợ công thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật như sau:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cần phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vấn đề vi phạm pháp luật về quản lý nợ công của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về việc quản lý nợ công thì sẽ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hay xử lý vi phạm hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như gây thiệt hại thì cần phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thực trạng nợ công Việt Nam hiện nay
Thực trạng nợ công Việt Nam hiện nay
Theo nghị quyết thì giai đoạn 2021 – 2025 tổng thu ngân sách khoảng 8,3 triệu tỷ đồng và tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không được thấp hơn 16% GDP. Trong đó, thuế và phí sẽ chiếm khoảng 13 – 14%GDP, tỷ trọng thu nội địa chiếm khoảng 85 – 86%.
Tổng chi trong giai đoạn 2021 – 2025 là khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển khoảng 28% và chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng 62 – 63% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong tổ chức, cần phấn đấu tăng tỷ trọng đầu tư phát triển lên khoảng 29% và giảm chi thường xuyên xuống mức 60%.
Trong tổng chi cho đầu tư phát triển bao gồm có chi từ nguồn vốn nước ngoài là khoảng 300 nghìn tỷ, chi từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước là khoảng 248 nghìn tỷ.
Giai đoạn 2021 – 2025 tỷ lệ bội chi sẽ khoảng 3,7% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương bình quân là 3,4% GDP, bội chi ngân sách địa phương là khoảng 0,3% GDP và đang phấn đấu để giảm ở dưới 3,7% GDP.
Tổng mức vay của giai đoạn này là 3,068 triệu tỷ đồng, trong đấy bao gồm mức vay của ngân sách trung ương là khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, tổng số mức vay của ngân sách địa phương chiếm khoảng 148 nghìn tỷ đồng và mức vay của mỗi địa phương trong giới hạn, nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương chiếm khoảng 35,3 nghìn tỷ đồng.
Kết luận
Có thể thấy nợ công đóng một vai trò rất quan trọng với một nền kinh tế. Đặc biệt là những nước đang phát triển thì nguồn vay nợ công mang đến nhiều lợi ích thiết thực trong việc tái cơ cấu và xây dựng đất nước nhưng đây cũng chính là gánh nặng tài chính cho quốc gia.
FTV– đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam
FTV là một đơn vị tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh và chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam hiện nay. Với mong muốn mang đến sự khác biệt chất lượng và dịch vụ. FTV cam kết luôn đồng hành trong suốt quá trình giao dịch để tư vấn hiến lược đầu tư hiệu quả nhất.
Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về nợ công là gì? hay cần biết thêm nhiều thông tin về tài chính và hỗ trợ giao dịch đầu tư hãy liên hệ trực tiếp đến HOTLINE 0983 668 883 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: