VNINDEX1169.67 (-23.34 -1.96%)521,232,400 CP 11,607.96 Tỷ 29 224 311HNXINDEX219.75 (-6.45 -2.85%)70,924,200 CP 1,426.82 Tỷ 33 143 149VN301189.53 (-21.21 -1.75%)155,829,201 CP 4,780.30 Tỷ 1 29HNX30466.32 (-18.55 -3.83%)55,579,100 CP 1,216.94 Tỷ 2 2 26

Mua đáy bán đỉnh là gì? Chiến lược đầu tư hiệu quả cao

Trong thị trường đầu tư tài chính nói chung và giao dịch tại thị trường chứng khoán nói riêng thì việc xác định được đỉnh và đáy để thiết lập giao dịch mua đáy bán đỉnh là việc hết sức quan trọng. Nhưng để đoán đỉnh và đo đáy của cổ phiếu là điều không hề dễ dàng. Vậy mua đáy bán đỉnh là như thế nào? Tại sao lại gọi là đỉnh và đáy trong đầu tư? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết của chuyên mục kiến thức FTV nhé.

Khái niệm đỉnh và đáy là gì?

mua-day-ban-dinhTìm hiểu về mua đáy bán đỉnh là gì?

Đỉnh và đáy là hai khái niệm dùng để phân tích kỹ thuật cơ bản mà các nhà giao dịch cần phải nắm rõ khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Vùng đảo chiều là tại điểm mà giá sẽ đảo chiều. Nếu vùng đảo chiều mà ở đó đã có sự chuyển đổi từ tăng sang giảm được gọi là đỉnh. Ngược lại nếu vùng đảo chiều mà ở đó giá chuyển đổi từ giảm sang tăng thì đón gọi là đáy.

Vậy mua đáy bán đỉnh là gì?

Dựa trên khái niệm đỉnh và đáy ở trên thì mua đáy bán đỉnh là việc các nhà đầu tư xác định được đỉnh, đáy và thiết lập các giao dịch mua bán tại thời điểm này để đem lại lợi nhuận cho mình. Có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ mua ở điểm này mà giá chuyển đổi từ giảm sang tăng. Còn bán ở điểm mà giá sẽ chuyển từ tăng sang giảm. 

Nhưng thực tế, việc đoán tính ổn định và dò đáy thường không hề đơn giản.

>> Tham khảo: Bắt đáy cổ phiếu chứng khoán là gì?

Cách xác định đỉnh và đáy trong chứng khoán

Để xác định được đỉnh và đáy trên biểu đồ thị trường chứng khoán có rất nhiều cách. Tuy nhiên dưới đây FTV chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai cách xác định chính bao gồm xác định đỉnh, đáy dựa trên các đỉnh cũ, đáy cũ đã được hình thành bằng cách xác định đỉnh, đáy thông qua các công cụ chỉ báo khác.

Xác định đỉnh và đáy dựa trên các đỉnh, đáy cũ đã được hình thành trước đó

Đây là cách xác định đáy và dò đỉnh được nhiều nhà đầu tư sử dụng bởi nó khá đơn giản. Về cơ bản phương pháp này thì các nhà giao dịch xác định đỉnh, đáy dựa trên yếu tố lịch sử có thể lăp lại. Tức là đỉnh, đáy sâu có thể hình thành dựa trên đỉnh và đáy cũ đã được tạo ra trước đó.

Ví dụ như nếu có một đỉnh đã hình thành trước đó thì tiềm năng về giá trong tương lai cũng sẽ hình thành một điểm đỉnh mới tại vùng giá này sẽ là khá cao. Ngược lại, nếu một điểm đáy đã được hình thành trước đó thì việc giá trong tương lai cũng sẽ hình thành một đáy mới tại vùng giá này cũng là rất cao.

Xác định đỉnh và đáy dựa trên các chỉ báo động lượng RSI, MACD

mua-day-ban-dinhMua đáy bán đỉnh trong thị trường chứng khoán

Khi thị trường có xu hướng tăng, khi giá liên tục tăng thì đòi hỏi yếu tố động lượng cũng phải tăng tương ứng với mức giá. Nếu giá vượt qua đỉnh cũ nhưng các chỉ báo động lượng thấp hơn đỉnh cũ thì đó là dấu hiệu để bảng giá có xu hướng đảo chiều. 

Trong trường hợp này, các chỉ báo động lực đã thể hiện chính xác sức mạnh nội tại của xu hướng. Dù bề ngoài nó vẫn tăng nhưng chỉ là tăng ảo, phe mua đã dần dần suy yếu và không còn đủ sức lực để tiến hành đẩy giá lên nữa, sau đó bị lấn át bởi phe bán. Các nhà giao dịch cũng có thể sử dụng cách này để xác định đáy theo chiều ngược lại.

Xác định đỉnh và đáy sử dụng công cụ Fibonacci thoái lui

Công cụ Fibonacci cũng được dùng để xác định đỉnh và đáy của một thị trường có xu hướng. Việc sử dụng công cụ Fibonacci này cũng vô cùng đơn giản. Đối với xu hướng tăng, các nhà giao dịch có thể xác định đáy mới bằng cách:

- Xác định điểm đỉnh và điểm đáy cũ của xu hướng

- Dùng công cụ Fibonacci kéo từ đáy cũ lên đến đỉnh cũ của xu hướng tăng đó

- Vùng 50 và 61.8 của công cụ Fibonacci chính là vùng dự đoán sẽ tạo ra đáy mới, các nhà đầu tư cũng có thể áp dụng cách này để xác định một đỉnh mới trong một xu hướng giảm.

Chiến lược mua đáy bán đỉnh trong chứng khoán như thế nào?

Tín hiệu tạo đỉnh

- Động lượng thường tăng trưởng giảm dần

Trong một xu hướng tăng tại thị trường khi chỉ số tiếp tục bứt phá qua khỏi đỉnh cũ để chinh phục đỉnh cao mới thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố động lượng cũng phải tăng tương ứng như mức tăng của giá. Trong trường hợp giá của thị trường chứng khoán vượt qua đỉnh cũ nhưng các chỉ báo động lượng lại thấp hơn đỉnh cũ thì đó là dấu hiệu báo hiệu về rủi ro đảo chiều của chỉ số. Các chỉ báo động lượng thường được sử dụng đó là MACD, RSI...

- Khối lượng giao dịch dần dần tăng mạnh nhưng mức tăng của các chỉ số không tăng tương ứng

Trong xu hướng tăng mạnh với liên tiếp những chuỗi tăng thì ở một thời điểm nào đó đột nhiên sẽ xuất hiện khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng mức tăng của chỉ số thường thấp hơn hoặc tiêu cực hơn nếu xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên. Đặc điểm này cho thấy giá của cổ phiếu đó có thể đang bị chốt lời mạnh và động lực tăng sau đó cũng sẽ suy yếu dần.

- Giá nỗ lực phục hồi sau nhịp điều chỉnh nhưng không chinh phục được đỉnh cao mới

Sau nhịp điều chỉnh trong một kênh xu hướng tăng, giá của cổ phiếu phục hồi trở lại như những lần điều chỉnh trước đó. Tuy nhiên, việc đảo chiều khi tiệm cận vùng đỉnh cũ lại là dấu hiệu cho thấy sức mạnh xu hướng đã dần suy yếu. Các mẫu hình mà chúng ta có thể dễ nhận diện đó là mẫu hình hai đỉnh và ba đỉnh.

- Xuất hiện những khoảng trống khi giá kiệt sức sau đà tăng mạnh trước đó.

Sau khoảng thời gian tăng trưởng nóng, các nhà đầu tư nhận ra mức thanh khoản của thị trường trong vài ngày gần đây đang ở mức cao. Sau đó chỉ số xuất hiện một phiên bùng nổ với khối lượng giao dịch tăng mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch để hình thành khoảng trống so với phiên trước. Thông thường thì dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi giá đang vận động trong vùng tích lũy thì đây được cho là tín hiệu khả quan, giá của chứng khoán có thể bắt đầu cho nhịp tăng mới.

Tuy nhiên, trong trường giá đã thể hiện là tăng mạnh trước đó thì đây được xem là tín hiệu phân phối trong thời điểm các nhà đầu tư cảm thấy hưng phấn nhất.

Tín hiệu tạo đáy

mua-day-ban-dinhMua đỉnh, bán đáy

- Động lượng giảm thu hẹp

Trong một xu hướng giảm giá, các chỉ số tiếp tục phá đáy thấp gần nhất nhưng các chỉ báo động lượng cao hơn mức thấp nhất. Biểu hiện này sẽ cho các nhà đầu tư thấy rằng mặc dù giá tiếp tục xu hướng giảm nhưng quán tính giảm lại đang bị thu hẹp lại đáng kể. Khi chỉ báo tạo đáy sau cao hơn đáy trước thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường sắp vào vùng đáy.

- Xuất hiện nhịp đảo chiếu ngay trong phiên với khối lượng giao dịch lớn

Sau nhịp giảm dài với lực bán ngày càng mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng giảm sẽ kết thúc. Tuy nhiên, trong một phiên giao dịch nào đó thì đột nhiên giá xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên đảo chiều mạnh với khối lượng giao dịch tham gia bắt đáy. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các chỉ số chuẩn bị bước vào vùng để sẵn sàng tạo đáy đảo chiều khi có sự tham gia tích cực của các dòng tiền.

- Giá hình thành mẫu hình để kiểm chứng đáy thành công

Đây là tín hiệu phổ biến nhất khi giá quay đầu trở lại để kiểm chứng mức đáy cũ và đảo chiều hồi phục lại khi chạm đáy cũ.

Giá có thể kiểm chứng hai lần hoặc ba lần, đây được coi là mẫu hình hai đáy hoặc ba đáy. Biểu hình của mẫu hình này cho thấy giá giảm của chỉ số đã chững lại và bắt đầu phản ứng tích cực hơn khi chạm các ngưỡng hỗ trợ.

- Xuất hiện phiên bật tăng mạnh vượt qua khỏi khu vực tích lũy

Sau khi đã tạo đáy thành công và hình thành nên mặt bằng giá tích lũy. Chỉ số bật tăng mạnh ngay từ thời điểm đầu phiên giao dịch với dòng tiền mua gom quyết liệt.

Cũng như một số trường hợp khi giá bật tăng mạnh thì sẽ quay trở lại kiểm chứng ngưỡng kháng cự này. Nếu chỉ số kiểm chứng này thành công đối với ngưỡng hỗ trợ này thì các nhà đầu tư có thể xác nhận một xu thế tăng mới và chỉ số khi đó đã tạo đáy thành công.

Vai trò của việc mua đáy bán đỉnh trong phân tích kỹ thuật

Đỉnh và đáy có vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật trong chứng khoán. Đây còn là những điểm để giúp cho các nhà đầu tư có cách xác định được xu hướng thị trường. Việc nhận biết được đỉnh và đáy cao hơn hay thấp hơn liên tiếp hoặc bằng nhau sẽ chỉ ra xu hướng của thị trường đang tăng, giảm hay đang đi ngang Sideway.

Việc xác định đỉnh và đáy tương đối dễ dàng dựa trên dữ liệu lịch sử giao dịch. Tuy nhiên, một số nhà giao dịch khi mới bắt đầu tham gia vào thị trường vẫn gặp khó khăn trong việc tìm ra xu hướng hiện tại. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch có thể kết hợp đỉnh, đáy và các công cụ chỉ báo khác để xác định xu hướng của thị trường.

Ngoài ra, đỉnh và đáy còn đóng vai trò trong việc xác định các vùng hỗ trợ và vùng kháng cự quan trọng. Giá không di chuyển theo những đường thẳng mà ta sẽ thấy đường giá dao động lên xuống, tạo ra những đáy hoặc định đảo chiều mới hay có thể kiểm tra những đáy, đỉnh đang tồn tại. Càng nhiều lần giá dừng lại đảo chiều tại một ngưỡng nhất định thì ngưỡng hỗ trợ kháng cự đó càng trở nên ý nghĩa.

Những sai lầm thường gặp của các nhà đầu tư khi xác định đỉnh và đáy

mua-day-ban-dinhNhững sai lầm khi mua đáy bán đỉnh 

Khi xác định đỉnh và đáy các nhà đầu tư luôn gặp những sai lầm mà có thể ảnh hưởng đến cả quá trình giao dịch của bản thân như là:

Thích dò đáy và mua tất tay "All in" khi mới có dấu hiệu tạo đáy. Các nhà giao dịch nhỏ lẻ thường không có một kế hoạch giao dịch cụ thể và thiếu đi sự kiên nhẫn, nên khi thấy le lói chút cơ hội lại thường vội vàng tham gia. Bắt đáy chính là một trong những hành động mạo hiểm nhất trong giao dịch chứng khoán. Vì khi các chỉ số đang trong đà giảm thì khả năng tiếp tục giảm là rất cao. Muốn bắt đáy, các nhà đầu tư cần phải trang bị rất nhiều kiến thức cơ bản và lên kế hoạch rõ ràng để tránh tự đẩy mình vào thế "bắt dao rơi", vừa mua vào đã bị thua lỗ sâu.

Mua theo hiệu ứng Fomo - Fear Of Missing Out, sợ lỡ mất cơ hội khi chỉ số tăng giá liên tục và sau đó các nhà đầu tư mua ở giá quá cao, đôi khi là mua ngay đỉnh. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không thể kìm chế được việc chỉ số mà bản thân chú ý tăng liên tục, cho nên khi một phiên tăng, hai phiên tăng có thể không mua, nhưng đến phiên thứ ba là bắt đầu dao động, cuối cùng đến khi không kiềm chế được nữa là giá mua vào sẽ rất cao.

Đây là một trong những trường hợp không hiếm gặp ở trên thị trường. Sự cố chấp không, chịu sửa sai của các nhà đầu tư là do tâm lý họ muốn mua được đúng ngay tại đáy và bán ngay tại đỉnh. Đây cũng là sai lầm thường xảy ra đối với các nhà giao dịch đã có kinh nghiệm. Cái tôi càng lớn và sự cố chấp càng lớn khi họ đã có rất nhiều kinh nghiệm. Vì họ nghĩ bản thân mình luôn đủ kiến thức để hiểu biết chúng.

Kết luận

Từ nội dung trên có thể hiểu rằng, mua đáy bán đỉnh là việc mà các nhà đầu tư có thể xác định được đỉnh, đáy và thiết lập các giao dịch mua vào hoặc bán ra tại thời điểm này để đem lại lợi nhuận cho mình. Có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ mua ở điểm này mà giá chuyển đổi từ giảm sang tăng. Còn bán ở điểm mà giá chứng khoán sẽ chuyển từ tăng sang giảm. 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về đỉnh và đáy là gì, mua đáy bán đỉnh như thế nào mà các nhà đầu tư cần nắm rõ. Việc xác định đáy và đỉnh là những kỹ năng cần có và quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật trên thị trường. Cho nên mỗi nhà giao dịch phải theo dõi thường xuyên và nắm chắc kiến thức này để có thể hỗ trợ trong quá trình giao dịch. Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc hay cần biết thêm những thông tin khác về đầu tư chứng khoán, hàng hoá phái sinh, hãy vui lòng liên hệ đến số Hotline 0983 668 883 hoặc truy cập trực tiếp vào trang website ftv.com.vn để được giải đáp và tư vấn ngay. Chúc các bạn luôn luôn sáng suốt với những giao dịch hiệu quả và thành công !

mua-day-ban-dinh

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận