VNINDEX1246.34 (2.78 0.22%)419,814,219 CP 9,939.60 Tỷ 235 193 193HNXINDEX237.19 (0.51 0.22%)47,966,093 CP 947.59 Tỷ 81 263 64VN301236.61 (0.87 0.07%)99,755,950 CP 3,125.89 Tỷ 13 4 13HNX30517.21 (2.34 0.45%)36,055,700 CP 796.55 Tỷ 18 9 3

MMs trong chứng khoán là gì? Chức năng của MMs

Chứng khoán là cơ hội đầu tư và tạo ra nguồn lợi nhuận cho rất nhiều người. Đây là một trong những loại hình đầu tư rất phổ biến hiện nay. Trong thị trường chứng khoán sẽ có rất nhiều những thuật ngữ mà người mới tham gia chơi cần phải tìm hiểu thật kỹ càng. Chắc hẳn đã có rất nhiều người đã từng nhìn thấy hoặc nghe qua về cụm từ MMS. Vậy khái niệm và chức năng của MMS trong chứng khoán là gì? Hãy cùng tìm hiểu những định nghĩa và vai trò của MMS ngay bây giờ cùng với FTV nhé.

MMS trong chứng khoán là gì?

mms-trong-chung-khoan-la-gi

MMS là gì trong chứng khoán

MMS là một thuật ngữ viết tắt của cụm từ Market Maker trong tiếng Anh, có nghĩa là các nhà tạo lập thị trường. MMS là cụm từ để miêu tả chung về những cá nhân hoặc tổ chức giữ vị trí trung gian về đầu tư tài chính và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro để có thể thúc đẩy giao dịch đối với các loại chứng khoán bằng cách nắm giữ khối lượng lớn các loại chứng khoán đó.

Trách nhiệm của các nhà tạo lập thị trường là đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư đối tác với loại chứng khoán nhất định. Trong thị trường không có thành viên nào muốn mua bán nhưng các nhà đầu tư lại muốn thu mua hoặc bán ra các loại cổ phiếu đó thì các nhà tạo lập thị trường sẽ đứng ra để thực hiện các giao dịch. Qua khâu trung gian này thì bất cứ khi nào các nhà đầu tư muốn mua một loại cổ phiếu sẽ đều có nguồn cung sẵn sàng bán ra cho họ và ngược lại. 

Sự có mặt của những nhà tạo lập thị trường Market Maker sẽ giúp tối ưu hóa quá trình giao dịch và sẽ giúp cho giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng. Ngoài việc tiết kiệm thời gian cho các nhà đầu tư mà nó còn giúp cho họ giảm thiểu được các rủi ro khi thanh khoản và giúp cho các nhà giao dịch có thêm điều kiện để gia nhập hoặc rời khỏi một vị thế chứng khoán nào đó một cách dễ dàng nhất.

Chức năng của MMS trong thị trường chứng khoán

Sau khi tìm hiểu về khái niệm của MMS trong chứng khoán là gì thì chúng ta cần phải biết thêm về các chức năng của thuật ngữ này. Sau đây là một vài chức năng của MMS cơ bản mà các nhà đầu tư chứng khoán cần phải biết.

Các nhà tạo lập thị trường đã có mặt tại rất nhiều thị trường chứng khoán khác nhau trên thế giới với hai chức năng chính là cung cấp tính thanh khoản cho thị trường và chào bán giá tham chiếu cho các nhà đầu tư.

Các nhà lập thị trường MMS hoạt động chủ yếu với hai hình thức chính là: Cơ chế tạo lập thị trường Market Maker (viết tắt là MM) và cơ chế cung cấp thanh khoản Liquidity Provider (viết tắt là LP).

>> Tham khảo: Các cách lọc cổ phiếu tốt để đầu tư, sinh lời

Cơ chế tạo lập thị trường (MM)

mms-trong-chung-khoan-la-gi

MMS chứng khoán có chức năng gì?

Market Maker - MM là cơ chế mà đa phần các Sở giao dịch Chứng khoán trên thế giới đều áp dụng, các MM sẽ thực hiện nghĩa vụ chào giá liên tục hoặc chào bán khi có yêu cầu của các nhà đầu tư.

Khi tìm hiểu MMS về trong chứng khoán, chúng ta cần nắm rõ về cơ chế chào giá thị trường. Hầu hết những sở giao dịch chứng khoán trên toàn cầu sẽ đều sử dụng cơ chế tạo lập thị trường MM. Cơ chế này sẽ tiến hành chào bán khi có nhà đầu tư yêu cầu và chào giá liên tục.

Chào giá theo yêu cầu

Sở giao dịch chứng khoán sẽ quy định về khối lượng và thời gian tối thiểu, thời gian niêm yết giá. Các nhà tạo lập thị trường MMS sẽ dựa vào các quy định này mà chào giá khi có yêu cầu từ phía các nhà đầu tư.

Việc chào giá khi được yêu cầu sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể giảm bớt những áp lực khi phải chào giá liên tục. Tuy nhiên nó sẽ tồn tại một bất lợi là các nhà đầu tư sẽ phải mất công làm lệnh theo yêu cầu MMS chào giá, đây là một điều khá bất tiện vì mất thời gian của các nhà giao dịch.

Cụ thể có thể tham khảo nội dung của ví dụ sau: Khi Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh TAIFEX tại Đài Loan quy định về việc chào giá khi có yêu cầu của các nhà đầu tư, các tổ chức tạo lập thị trường phải chào giá hai chiều, khối lượng giao dịch tối thiểu theo quy định của từng hợp đồng, thời gian tồn tại của lệnh là 20 giây.

>> Tham khảo: Broker chứng khoán là gì?

Chào giá liên tục

Đây là loại hình khi các nhà tạo lập thị trường tiến hành chào giá hai chiều với hai lệnh mua bán hay là chào mua hoặc chào bán. Việc chào giá này sẽ diễn ra liên tục trong suốt phiên giao dịch đó.

Khi các nhà tạo lập thị trường MMS thực hiện chào giá liên tục thì sẽ phải tuân thủ theo những quy định đã được Sở giao dịch chứng khoán ban hành trước đó về các khối lượng giao dịch, về khoảng thời gian chào giá, thời gian tối thiểu còn lại, khối lượng tối thiểu cần phải tiến hành giao dịch,...

Sở giao dịch chứng khoán London quy định các MM phải duy trì niêm yết lệnh liên tục 90% tổng thời gian giao dịch trong ngày, khối lượng chào bán thấp nhất là Exchange Market Size - EMS và theo quy định chênh lệch giá mua và bán tối đa (Spread).

Khi các nhà tạo lập thị trường MMS liên tục chào giá, chứng khoán được tạo lập sẽ luôn có giá chào mua hoặc bán, nhờ vậy nhà đầu tư có thể tham khảo và liên tục thực hiện giao dịch.

Mặc dù vậy, hình thức chào giá này chỉ phù hợp với những thị trường chứng khoán phát triển, khi mà các MMS có nguồn lực tài chính lớn. Bởi vì hình thức này yêu cầu các thành viên tạo lập thị trường MMS sẽ phải thường xuyên nghiên cứu thị trường và đưa ra những chiến lược chào giá hợp lý. Việc điều chỉnh chào giá sao cho phù hợp vừa có thể cạnh tranh được với các nhà tạo lập thị trường khác, lại vừa đáp ứng được các mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp đưa ra.

Cơ chế cung cấp thanh khoản LP (Liquidity Provider)

mms-trong-chung-khoan-la-gi

Cơ chế cung cấp thanh khoản của MMS chứng khoán

Một chức năng khác mà bạn cần biết khi tìm hiểu MMS trong chứng khoán chính là cơ chế thanh khoản. Quyền lợi và trách nhiệm của cơ chế thanh khoản không phức tạp như Market Maker. Các nhà tạo lập khi theo cơ chế này chỉ cần đặt đủ nghĩa vụ khối lượng giao dịch hàng tháng và hàng quý đã đăng ký với các tổ chức phát hành hoặc Sở giao dịch chứng khoán.

Quyền lợi và nghĩa vụ của cơ chế LP này đơn giản hơn cơ chế MM. MMS theo cơ chế này thường chỉ cần đạt nghĩa vụ về khối lượng giao dịch đã được đăng ký hàng tháng, hàng quý tạo lập với Sở Giao dịch hoặc các tổ chức phát hành.

Riêng vì hoạt động này sẽ có các kỳ đánh giá theo tháng hoặc theo năm do Sở giao dịch chứng khoán thực hiện và họ sẽ dựa vào cách đánh giá này để đưa ra những quyết định giảm phí giao dịch hoặc thưởng cho các tổ chức tạo lập thị trường MMS khi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ví dụ về thị trường chứng khoán Hàn Quốc, trường hợp giá đặt mua chênh lệch với giá đặt bán của cổ phiếu đã vượt quá tỷ lệ quy định thì các nhà cung cấp thanh khoản cần phải thực hiện để đưa ra giá chào hợp lý và làm giảm khoảng chênh lệch. Tại thị trường đầu tư mang tên KOSPI và KOSDAQ của Hàn Quốc thì tỷ lệ này tương ứng là 3% và 2% khối lượng tối thiểu trên các thị trường bằng 05 lần đơn vị giao dịch thì ở đây là 10 lần đơn vị giao dịch.

>> Tham khảo: Tâm lý thị trường là gì?

Tham khảo một số định nghĩa quan trọng khác trong đầu tư chứng khoán

mms-trong-chung-khoan-la-gi

MMS trong chứng khoán

Ngoài việc nắm rõ MMS nhà tạo lập thị trường trong chứng khoán là gì thì các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu về các thuật ngữ phổ biến sau đây:

- Mệnh giá: Được biết tới là số tiền đã được ghi trên các loại trái phiếu và cổ phiếu

- Thị giá của các loại chứng khoán: Thường được mua vào hoặc bán ra trên thị trường và thường sẽ có một mức giá nhất định, đây được gọi là thị giá.

- Giá niêm yết: Đây là tên gọi của mức giá của các cổ phiếu đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán được hình thành trong phiên giao dịch đầu tiên nhờ vào quy luật cung và cầu. 

- Giá khớp lệnh: Đây được coi là mức giá lập ra dựa vào kết quả khớp lệnh của các trung tâm giao dịch chứng khoán. Mức giá này sẽ thỏa mãn được tối đa đối với nhu cầu của cả người mua và người bán.

- Giá mở cửa: Là giá khi đóng cửa phiên giao dịch của ngày hôm trước.

Kết luận

MMS hay nhà tạo lập thị trường, là một cụm từ để nói chung về những cá nhân hoặc các tổ chức giữ vị trí trung gian về tài chính. Họ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro để có thể thúc đẩy quá trình giao dịch đối với các loại chứng khoán bằng cách nắm giữ khối lượng lớn các loại chứng khoán đó.

Chứng khoán là một hình thức đầu tư giúp sinh lời cực nhanh. Tuy nhiên khi tham gia vào bộ môn này cần phải tìm hiểu thật kỹ để tránh những rủi ro đáng tiếc. Bài viết này không chỉ giúp các bạn hiểu MMS trong chứng khoán là gì mà còn cung cấp thêm các thông tin về những thuật ngữ quan trọng khác. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Công Nghệ FTV.

mms-trong-chung-khoan-la-gi

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận