Lãi suất trái phiếu thường được biết tới khi là các loại trái phiếu do tổ chức phát hành trái phiếu trả cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư muốn biết cách tính lãi suất trái phiếu và tìm hiểu về các yếu tố làm ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu... Vậy thì hãy cùng với chuyên mục kiến thức FTV tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này. Mời các bạn cùng đón đọc.
Lãi suất trái phiếu là gì?
Lãi suất trái phiếu là gì?
Lãi suất trái phiếu hay còn được gọi với cái tên khác là lợi suất trái phiếu, hay lãi suất Coupon... Đây chính là khái niệm chỉ số tiền mà các nhà đầu tư có thể nhận được sau khi mua trái phiếu của các công ty, doanh nghiệp hoặc Chính phủ hay ngân hàng.
Lãi suất được trả hàng tháng hoặc hàng năm bởi các tổ chức phát hành dựa trên các mệnh giá trái phiếu. Lãi suất thay đổi khi trái phiếu thay đổi như đáo hạn, hoàn vốn.
Lãi suất trái phiếu còn được gọi là lãi suất Coupon là lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi đầu tư vào trái phiếu. Khi mua trái phiếu, các nhà đầu tư cần chú ý đến lãi suất trái phiếu, so sánh với lãi suất của thị trường. Cùng tìm hiểu cách tính lãi suất trái phiếu dễ hiểu nhất.
Xem thêm: Room tín dụng là gì?
Các loại lãi suất trái phiếu hiện nay
Có thể chia lãi suất trái phiếu ra làm 03 loại:
Lãi suất cố định
Tỷ lệ phần trăm lợi tức của trái phiếu được xác định và cố định không đổi tính theo mệnh giá. Ví dụ như các loại trái phiếu có mệnh giá là 100.000 đồng, lãi suất 5%/năm, như vậy dù giá trị trái phiếu trên thị trường có cao hơn 100.000 đồng hay thấp hơn thì các nhà đầu tư cũng chỉ ở mức lãi 5%/năm của 100.000 đồng.
Lãi suất có thể biến đổi hay còn được gọi với cái tên khác là lãi suất thả nổi.
Lãi suất trái phiếu được trả trong bất kỳ thời gian nào đều không giống nhau và đều thường được điều chỉnh, thay đổi theo lãi suất tham chiếu.
Lãi suất bằng không
Lãi suất của trái phiếu
Khi mua các loại trái phiếu này, các nhà đầu tư không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo đáo hạn.
Lãi suất trái phiếu cũng sẽ được ghi rõ ràng trên các trái phiếu
Cách tính lãi suất trái phiếu
Cách tính lãi suất trái phiếu vô cùng đơn giản, các nhà đầu tư chỉ cần tính tổng các khoản thanh toán bằng trái phiếu rồi chia cho mệnh giá của trái phiếu theo hằng năm. Cụ thể, các công thức để tính lãi suất trái phiếu này được thể hiện như sau:
Lãi suất trái phiếu C = Lãi suất hàng năm (i)/ Mệnh giá gốc của trái phiếu được phát hành (P)
Công thức rút gọn: C = i/P
Nếu các bạn mua trái phiếu với mệnh giá là 1 triệu đồng, trả lãi hai năm một lần, mỗi lần 25 đồng thì công thức tính lãi suất theo tỷ lệ phần trăm là:
C = (25%*2)/1.000.000 = 5%
Vậy trái phiếu này có lãi suất là 5%.
Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu
Cách tính lãi suất trái phiếu
Do biến động và sự lên xuống của thị trường
Thị trường có thể lên cao hay bị hạ xuống thấp cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát hành các loại trái phiếu và tâm lý của nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào trái phiếu. Nếu lãi suất thị trường tăng cao thì các nhà đầu tư cũng sẽ có xu hướng tìm đến các công ty trả lãi suất trái phiếu rất cao, chính vì thế để có thể cạnh tranh với nhau thì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ quy định mức lãi suất cao để thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và tham gia.
Ngược lại, nếu lãi suất trên thị trường bị giảm đi thì các doanh nghiệp cũng sẽ giảm lãi suất trái phiếu do bản thân mình phát hành, lúc này các doanh nghiệp cũng có thể sẽ được giảm bớt áp lực trả lãi cho các nhà đầu tư khi đã mua các loại trái phiếu.
Do tình hình lạm phát của nền kinh tế
Khi lạm phát gia tăng thì giá trị của đồng tiền cũng bị suy giảm. Lúc này mức lợi nhuận mà các nhà đầu tư trái phiếu thu được với mức cũ cũng sẽ trở nên thấp hơn. Doanh nghiệp muốn bù đắp khoảng giá trị hao hụt vì lạm phát thì phải nâng giá trị trái phiếu lên, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất và giá trị của các loại trái phiếu.
Do rủi ro của trái phiếu
Lợi suất trái phiếu là gì?
Trái phiếu có mức độ rủi ro càng cao thì mức lãi suất cũng tăng cao, do doanh nghiệp, tăng lãi suất để bù cho rủi ro mà các nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua trái phiếu.
Rủi ro có thể là do các công ty doanh nghiệp khi đó không đủ khả năng để chi trả khoản nợ, kết quả kinh doanh cũng không như mong đợi. Vì thế trước khi quyết định mua trái phiếu của doanh nghiệp nào thì các nhà đầu tư phải tìm hiểu về doanh nghiệp đó thật kỹ càng rồi cân nhắc sau đó mới đưa ra quyết định.
Do thời gian đáo hạn
Thời gian đáo hạn ngắn hay dài cũng sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng làm ảnh hưởng đến lãi suất của các loại trái phiếu. Thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất trái phiếu sẽ ngày càng cao, lý do là tỉ lệ rủi ro mà các nhà đầu tư có thể gặp phải cũng sẽ lớn hơn rất nhiều lần.
Những rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải có thể kể đến như: Kinh tế biển động, suy thoái, lạm phát tăng cao... Nếu lãi suất không đủ hấp dẫn thì các nhà đầu tư cũng không dễ dàng gì cho các doanh nghiệp vay tiền trong thời gian dài.
Xem lãi suất trái phiếu ở đâu?
Khi các nhà đầu tư mua trái phiếu thì sẽ biết ngay mức lãi suất mình được hưởng là bao nhiêu phần trăm, đáo hạn trong thời gian bao lâu. Thông tin này cũng sẽ được ghi trực tiếp ngay mặt trên của tờ trái phiếu.
Ngoài ra, nếu các nhà đầu tư muốn xem lãi suất trái phiếu khác có thể theo dõi tại website của Sở giao dịch chứng khoán, tại đây có thể hiển thị lãi suất trái phiếu của Chính phủ và các công ty, doanh nghiệp đã niêm yết trên các sàn chứng khoán.
Kết luận
Thông qua nội dung bài viết có thể thấy rằng, lãi suất trái phiếu còn được gọi với cái tên khác là lợi suất trái phiếu, lãi suất Coupon là chỉ số tiền mà nhà đầu tư nhận được khi mua trái phiếu của doanh nghiệp hoặc Chính phủ hay các ngân hàng. Lãi suất được trả hàng tháng hoặc hàng năm bởi các tổ chức phát hành dựa trên mệnh giá trái phiếu.
Hy vọng với những thông tin trên mà FTV cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lãi suất trái phiếu, cách tính toán hiệu quả và tìm ra lãi suất trái phiếu hấp dẫn nhất, phù hợp nhất đối với danh mục đầu tư của bản thân. Chúc các bạn luôn có quá trình đầu tư như mong đợi.