VNINDEX1250.46 (1.83 0.15%)981,802,972 CP 23,308.55 Tỷ 204 133 233HNXINDEX234.52 (1.56 0.67%)108,577,542 CP 2,522.74 Tỷ 113 134 79VN301284.85 ( )327,318,728 CP 9,751.10 Tỷ 12 1 17HNX30510.49 (4.95 0.98%)77,454,100 CP 2,005.60 Tỷ 15 4 11

Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là thuật ngữ được giới kinh doanh nhắc đến khá nhiều hiện nay. Đây cũng chính là con đường, cách thức phát triển mà rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam lựa chọn. Vậy kinh tế tri thức là gì và nó đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển trong kinh tế của đất nước. Bài viết sau đây sẽ giải đáp tường tận về vấn đề này nhé!

Kinh tế tri thức là gì?

Khái niệm kinh tế tri thức là gì?Khái niệm kinh tế tri thức là gì?

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu về đặc điểm, vai trò cũng như những cơ hội và thách thức thì chúng ta cần hiểu được kinh tế tri thức là gì? Kinh tế tri thức trong tiếng Anh có nghĩa là Knowledge Economy và được định nghĩa là nền kinh tế sử dụng lao động bằng tri thức để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực kinh tế nhằm phát triển, thúc đẩy sự đổi mới về khoa học và kỹ thuật.

Kinh tế tri thức bao gồm những hoạt động như chuyển giao, nghiên cứu công nghệ,… để tạo nên nhiều giá trị vật chất và nâng cao những giá trị tinh thần cho con người. Nói tóm lại thì đây là nền kinh tế phát triển chủ yếu bởi sức mạnh của tri thức trong quá trình vận dụng có hiệu quả các nguồn lực về kinh tế. Nhờ có nền kinh tế này mà cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao hơn so với trước.

Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức

Về đặc trưng, nền kinh tế tri thức thường có những đặc trưng sau:

Thứ nhất: Tri thức được xem là lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn vốn cơ bản đóng vai trò quyết định của sản xuất.

Đối với nền văn minh nông nghiệp, sức mạnh cơ bắp được xem là nguồn vốn sản xuất.  Ngược lại, trong nền văn minh công nghiệp, tiền bạc đóng vai trò độc tôn thì trong nền văn minh trí tuệ, tri thức được xem là nguồn vốn cơ bản và là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất. Nói một cách đơn giản thì ai có nhiều tri thức người đó sẽ nắm quyền chủ động và thu được nhiều lợi nhuận trong sản xuất. Alvin Toffler cho rằng tri thức có thể thay thế vật chất, giao thông vận tải, nguồn năng lượng và tiết kiệm thời gian. Tri thức được xem là nguồn tài nguyên vô hạn và cuối cùng của công nghệ, là yếu tố then chốt thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Ưu thế của tri thức chính là nó không bị hao mòn, mất đi mà còn được bồi tụ trong quá trình sử dụng. Các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao thì càng có giá trị.

Thứ hai: Sản xuất công nghệ là hình thức sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất, tiêu biểu nhất.

Kinh tế tri thức được xem là nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như G20. Đây là cuộc cách mạng số với các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như: Internet vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR),… để có thể chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.

Nhà đầu tư có thể thấy trong nền kinh tế tri thức không còn tách biệt giữa khoa học và sản xuất, giữa phòng thí nghiệm và nhà xưởng, con người đồng thời vừa nghiên cứu vừa sản xuất gọi là công nhân tri thức.

Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ đã dẫn đến sự hình thành của các khu công nghệ cao (High-Tech Park), thung lũng Silicon (Silicon Valley). Tại đây tập trung các trường đại học nổi tiếng như: Stanford, San Jose, Santa Clara và các tập đoàn công nghệ lớn như: Facebook, Google, eBay, Apple Computer,…

Thứ ba: Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong quá trình sản xuất.

Cơ cấu sản xuất phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong nền kinh tế tri thức. Do đó, việc làm và phân phối hàng hóa trong sản xuất đang có xu hướng chuyển đổi thành công việc văn phòng. Số lượng công nhân, nông dân có xu hướng giảm đi nhiều, thay vào đó là sự gia tăng của  số lượng nhân viên văn phòng, công nhân tri thức. Học tập trở thành một nhu cầu tất yếu đối với mọi người trong xã hội, góp phần tăng tính cạnh tranh trong thị trường lao động và đòi hỏi con người phải luôn học hỏi nếu họ  không muốn bị thất nghiệp. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục trở thành nhu cầu rất cấp thiết để xây dựng xã hội học tập.

Thứ tư: Kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của xu thế toàn cầu hóa.

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, đưa thế giới dần trở thành ngôi nhà chung của con người.

Vai trò của kinh tế tri thức 

Vai trò của kinh tế tri thức Vai trò của kinh tế tri thức 

  • Tri thức được xem là lực lượng sản xuất trực tiếp: Tri thức là nguồn lực đóng vai trò quan trọng nhất, vai trò đầu tàu trong nền kinh tế dựa vào tri thức. Tri thức phải được áp dụng vào quá trình sản xuất của cải vật chất, là động lực để phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy, nó đòi hỏi lực lượng lao động có chất xám, kỹ thuật, tay nghề và được đào tạo bài bản ngày càng cao.
  •   Nền kinh tế tri thức dựa trên những thành tựu của khoa học công nghệ: Đối với nền kinh tế công nghiệp thì sức cạnh tranh đa phần dựa trên việc tối ưu hóa và hoàn thiện các công nghệ có sẵn. Theo đó, nền kinh tế tri thức phải dựa trên quá trình  nghiên cứu, sáng tạo, chế tạo ra công nghệ mới.
  •  Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch: Trong nền kinh tế tri thức, lao động trí tuệ tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị càng cao trong thời gian càng ngắn. Cơ cấu lao động sẽ phải có sự chuyển dịch từ lao động có trình độ thấp hoặc thiếu đổi mới sang lao động có trí tuệ. Vấn đề đáng chú ý là nguồn lực phải được tri thức hóa, sáng tạo hơn, đổi mới và không ngừng học tập để theo kịp và đáp ứng những nhu cầu mới nhất của xã hội.
  • Coi trọng quyền sở hữu trí tuệ: Trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu trí tuệ là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho tri thức. Từ đó sự sáng tạo của con người mới được coi trọng, duy trì. Năng lực đổi mới và nguồn lực trí tuệ được xem là những yếu tố then chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự hưng thịnh của một quốc gia hay vùng lãnh thổ.
  • Nền kinh tế tri thức  được xem là nền kinh tế toàn cầu: Nền kinh tế tri thức chỉ có thể hình thành và phát triển thực sự khi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phân công lao động mang tính quốc tế và hệ thống sản xuất có sự kết nối giữa các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia. Các quốc gia sẽ luôn cố gắng tạo ra các công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất kỳ nước nào có cùng trình độ, cần đến nền kinh tế tri thức và tiến tới toàn cầu hóa thật sự.

Những cơ hội và thách thức của nền kinh tế tri thức

Những cơ hội và thách thức của nền kinh tế tri thứcNhững cơ hội và thách thức của nền kinh tế tri thức

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nguồn nhân lực thì kinh tế tri thức được xem là hình thái phát triển cao nhất. Điều này phản ánh sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt từ khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường đến quản lý kinh tế,… Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế này vừa tạo cho con người những cơ hội đồng thời cũng đem đến những thách thức như sau:

Về cơ hội:

Chúng ta đều biết, kinh tế tri thức giữ vai trò quan trọng đối với không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới. Nhờ sự phát triển vượt bậc nó đã tạo ra cho nhân loại rất nhiều cơ hội. Cùng điểm qua những lợi thế đối với nền kinh tế như sau:

  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh nhờ áp dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng tự nhiên đã tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.
  • Sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự điều tiết giữa cung và cầu, hạn chế những mặt hàng tồn kho.
  • Cái mới luôn được sáng tạo một cách liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.
  • Quá trình nghiên cứu và sáng tạo của con người không ngừng được thúc đẩy, phát triển ra kỹ thuật công nghệ có tính hiện đại.
  • Có sự ứng dụng công nghệ thực tế ảo (còn gọi là VR) trong các hoạt động  như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc,… giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

Về thách thức:

Bên cạnh những cơ hội mà nền kinh tế tri thức mang lại thì nhân loại vẫn phải đối mặt với những thách thức mới. Những thách thức này đòi hỏi thế giới không ngừng đổi mới và đưa ra giải pháp khắc phục. Những thách thức chủ yếu mà con người phải đối mặt đó là:

  • Bắt buộc con người phải không ngừng học tập, sáng tạo nhiều cái mới để thích ứng và bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Từ đó dẫn tới thực trạng con người làm việc như một cỗ máy không có thời gian nghỉ ngơi để tìm kiếm cái mới.
  • Công nghệ, kỹ thuật thay đổi thường xuyên dẫn tới sự lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường.
  • Sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng cùng với đó là nguy cơ thất nghiệp ngày càng nhiều.
  • Áp dụng quá nhiều khoa học và công nghệ hiện đại như tự động hóa, rô bốt thay thế sức lao động dẫn tới việc con người quá ỉ lại, dễ thụ động, ít vận động ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Gia tăng tình trạng nghiện thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính và lối sống ảo của giới trẻ ngày càng cao.

Tình hình phát triển của nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

Ngày nay, kinh tế tri thức là yếu tố có sức ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của phát triển nền kinh tế tri thức gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sự nghiệp đổi mới và hiện thực mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Bên cạnh những thuận lợi, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là công nghệ số và trí tuệ nhân tạo phát triển với tốc độ mạnh mẽ đã tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Việt Nam phải nhanh chóng bắt nhịp với xu thế chung của thời đại, cần phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Phát triển nền kinh tế tri thức, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tạo ra sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

Một số giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay

Một số giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức hiện nayMột số giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay

Để phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay cần đưa ra những giải pháp là gì? Chúng ta hãy cùng điểm qua một số giải pháp ở Việt Nam hiện nay:

  • Luôn luôn có sự đổi mới cơ chế, chính sách, xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý sao cho phù hợp với sự phát triển. Các doanh nghiệp luôn luôn được nhà đầu tư khuyến khích đổi mới dựa trên những thành tựu công nghệ mới cũng như thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và công nghệ mới. Qua đó có thể tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh.
  • Nâng cao và phát triển nguồn lao động trí tuệ đào tạo nên nhiều nhân tài. Ở giải pháp này chủ yếu tập trung phát triển và cải cách giáo dục để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao.
  • Gia tăng khả năng sử dụng khoa học và công nghệ. Theo đó, việc áp dụng khoa học và công nghệ mới rất cần cho sự phát triển của mọi quốc gia.
  •   Đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
  • Thường xuyên đẩy mạnh quá trình nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm hướng tới ứng dụng nền tảng công nghệ để phát triển nền kinh tế đất nước.
  • Đẩy mạnh và phát triển hơn về nguồn tài nguyên trí lực bao gồm: khả năng quan sát, suy nghĩ, trí tưởng tượng, sáng tạo, kỹ năng thực hành,...
  •  Luôn luôn tích cực trong việc hội nhập hợp tác quốc tế.

Kết luận

Thế giới không ngừng biến động rất cần có sự sáng tạo của con người. Muốn duy trì sự phát triển của một quốc gia con người cần phải nỗ lực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về nền kinh tế tri thức và các thông tin liên quan khác. Từ đó giúp bạn có những lựa chọn và phán đoán tốt cho công cuộc phát triển kinh tế.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia uy tín có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo để từ đó đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về kinh tế tri thức là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ ngay đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất. 

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận