VNINDEX1228.05 (-0.28 -0.02%)533,795,655 CP 12,747.00 Tỷ 143 86 221HNXINDEX221.23 (-0.53 -0.24%)51,526,000 CP 813.01 Tỷ 43 56 62VN301286.08 (-0.59 -0.05%)194,193,260 CP 6,104.94 Tỷ 10 1 18HNX30468.1 (-1.71 -0.36%)22,729,900 CP 478.00 Tỷ 8 3 20

Khấu hao là gì? Các phương pháp tính khấu hao chính xác

Khấu hao là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng, tài chính. Khấu hao được xem như một yếu tố quan trọng nhằm mục đích đo lường mức độ hao mòn của một tài sản. Đối với một doanh nghiệp, khấu hao ảnh hưởng khá lớn, đặc biệt là trong quá trình chuyển nhượng. Vậy khấu hao là gì? Ý nghĩa và phương pháp tính khấu hao chính xác như thế nào. Hãy cùng FTV tìm lời giải đáp ngay sau đây.

Khấu hao là gì?

Khấu hao là gì?Khấu hao là gì?

Tài sản sau một khoảng thời gian mua mới sẽ không thể duy trì được giá trị như lúc ban đầu. Trong quá trình này, nó sẽ bị cũ, bị hỏng,… đây được gọi là sự hao mòn. Khấu hao chính là một phương pháp kế toán nhằm định giá, phân bổ một cách có hệ thống các tài sản hao mòn này.

Khấu hao thường được tính dựa vào mức chi phí sản xuất kinh doanh và thời gian sử dụng của tài sản. Những tài sản cố định thường được tính vào khấu hao bao gồm: thiết bị sản xuất, máy móc, thiết bị văn phòng,…

Đặc điểm của khấu hao

Khấu hao có một số đặc điểm cơ bản như sau:

  • Trong thời kỳ kế toán thì khấu hao được xem như một công cụ kế toán được sử dụng để phân bổ những chi phí phát sinh của một loại tài sản bất kỳ.
  • Giúp xác định chính xác được tuổi thọ của loại tài sản đó.
  • Thông thường thì mức khấu hao tài sản sẽ được liệt kê tại bảng tổng kết những giá trị tài sản vào cuối kỳ của một doanh nghiệp. 
  • Việc ghi chép và tính toán khấu hao nhằm mục đích đánh giá được mức phí sẽ bỏ ra ban đầu cho một loại tài sản.

Ý nghĩa của khấu hao 

Ý nghĩa của khấu hao 

Ý nghĩa của khấu hao 

Ý nghĩa kinh tế

Việc tài sản cố định bị hao mòn là một điều khó tránh khỏi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, rất khó để có thể tính toán một cách cụ thể mức độ hao mòn này. Điều này đã dẫn đến sự khó khăn trong việc định giá bán lại hoặc theo dõi những tài sản cố định. 

Trích khấu hao tài sản cố định chính là một phương pháp hiệu quả giải quyết được vấn đề này. Hình thức trích khấu hao sẽ giúp cho doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực còn lại của tài sản. Phần khấu hao này cũng sẽ được tính vào chi phí doanh nghiệp, làm cho mức lợi nhuận ròng bị giảm đi.

Ý nghĩa tài chính

Khấu hao chính là phần lượng hóa giá trị hao mòn của một tài sản bằng tiền. Nó được tính vào chi phí nên thường cũng sẽ được cộng vào giá bán của sản phẩm. Sau khi bán, thì phần tiền này sẽ được giữ lại để lập nên quỹ khấu hao của một doanh nghiệp

Phân loại chi phí khấu hao

Phân loại chi phí khấu hao

Phân loại chi phí khấu hao

Theo chuẩn mực của ngành kế toán thì chi phí khấu hao sẽ bao gồm có 2 loại phổ biến: 

Khấu hao loại tài sản cố định hữu hình

Đây là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với nguyên giá của tài sản cố định đó qua một số nhất định theo khoảng thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định.

Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán số 03 thì tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp đó nắm giữ để sử dụng. Có thể hiểu đơn giản, đây là các loại tài sản có hình thái vật chất, có thể cầm nắm được và có thể dùng thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như: Máy móc dùng trong hoạt động sản xuất, trang thiết bị văn phòng hay phương tiện phục vụ cho mục đích đi lại của doanh nghiệp,…

Khấu hao loại tài sản cố định vô hình

Khấu hao tài sản cố định vô hình sẽ được công nhận thuộc về quyền sở hữu của một cá nhân hay bất kỳ một tổ chức nào đó, đây là một loại tài sản không có hình thái vật chất và cũng không thể cầm nắm được bằng tay. Trong những doanh nghiệp có thể kể đến các dạng tài sản cố định vô hình thường thấy như: giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, các văn bằng sáng chế, giấy phép đăng ký kinh doanh,…

Tài sản cố định vô hình có thể xác định được giá trị mặc dù không có hình thái vật chất và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho những đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Do vậy, sẽ dựa trên mức lợi nhuận mà tài sản cố định vô hình mang lại cho doanh nghiệp để quyết định được chi phí khấu hao dành cho loại tài sản này.

Phương pháp tính khấu hao

Phương pháp tính khấu hao 

Phương pháp tính khấu hao 

Hiện nay, có 3 phương pháp tính khấu hao được sử dụng phổ biến nhất là khấu hao đường thẳng, khấu hao theo khối lượng sản phẩm và khấu hao số dư giảm dần.

Khấu hao đường thẳng (còn gọi là phương pháp khấu hao tuyến tính)

Khấu hao theo phương pháp đường thẳng là một cách cơ bản nhất để ghi nhận được khấu hao. Bằng phương pháp này, chi phí khấu hao được ghi nhận bằng nhau cho mỗi năm dựa trên giá trị của nó Công thức tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng:

Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định/thời gian khấu hao

Giả sử rằng một doanh nghiệp mua một dây chuyền sản xuất với chi phí là giá 100 triệu đồng. Giá trị còn lại của dây chuyền là 20 triệu. Thời gian doanh nghiệp sử dụng dây chuyền này là 5 năm. Dựa trên những giả định này, giá trị có thể khấu hao của dây chuyền là 80 triệu. 

Vậy chi phí khấu hao hàng năm của dây chuyền sẽ là: 80/5 = 16 triệu. Tỷ lệ khấu hao của trường hợp này tương ứng bằng 20%.

Khấu hao theo số dư giảm dần

Phương pháp khấu hao số dư giảm dần là một phương pháp thường được áp dụng cho những ngành nghề có tốc độ đổi mới nhanh. Ví dụ như thiết bị hay công nghệ…

Công thức tính khấu hao của phương pháp theo số dư giảm dần như sau:

Chi phí khấu hao mỗi năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x tỷ lệ khấu hao

Giá trị ghi sổ của tài sản thường sẽ cao hơn trong khoảng thời gian đầu và giảm dần vào các năm sau đó. Do vậy, phần chi phí khấu hao của tài sản cũng sẽ cao hơn trong thời gian đầu và giảm dần mỗi năm.

Lấy ví dụ theo phương pháp đường thẳng phía trên thì dây chuyền sản xuất có giá 100 triệu đồng. Giá trị còn lại dự tính là 20 triệu, thời gian sử dụng 5 năm và với khấu hao ở mức 20%/ năm. Khi đó khấu hao mỗi năm của dây chuyền sẽ là:

  • Năm đầu: 80 x 20% = 16 triệu
  • Năm thứ 2: (80 – 16) x 20% = 12,8 triệu
  • Năm thứ 3: (80 – 16 – 12,8) x 20% = 10,24 triệu
  • …………..

Khấu hao theo khối lượng của sản phẩm

Phương pháp này thường được áp dụng với những loại thiết bị tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất. Khấu hao của tài sản cố định trong trường hợp này sẽ được tính dựa vào năng suất của tài sản. Nếu như thiết bị sản xuất được càng nhiều sản phẩm thì mức chi phí khấu hao càng lớn và ngược lại.

Công thức tính khấu hao:

Mức khấu hao trong tháng của loại tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất của tháng x Khấu hao trung bình của một đơn vị sản phẩm

Theo đó:

Mức trích khấu hao bình quân của một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định / sản lượng theo công suất thiết kế. 

Ví dụ: Doanh nghiệp A mua một máy lắp ráp tự động với giá 400 triệu. Sản lượng công suất thống kê của máy có thể lắp được 800.000 sản phẩm. Cho biết sản lượng thực tế trong tháng 5 là 100.000 sản phẩm. Tính khấu hao trong tháng 5 của máy?

Ta có khấu hao trung bình cho một sản phẩm là: 400.000.000/800.000 = 500đ

Vậy mức trích khấu hao trong tháng 5 của máy là: 100.000 x 500 = 50.000.000đ

Điều kiện để chi phí khấu hao tài sản cố định được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều kiện để chi phí khấu hao tài sản cố định được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệpĐiều kiện để chi phí khấu hao tài sản cố định được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, điều kiện để các chi phí khấu hao tài sản cố định được trừ gồm có: 

Điều kiện đầu tiên

Tài sản cố định phải dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện đầu tiên để chi phí khấu hao được tính vào phần chi phí được trừ. Ngoại trừ những trường hợp tài sản cố định vẫn sẽ được tính chi phí khấu hao vào phần chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp dù nó không phục vụ sản xuất kinh doanh sau đây:

 – Căn cứ theo tiết  a, điểm 2.2 của khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

  • Nhà nghỉ, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo.
  • Phòng hoặc trạm y tế để phục vụ khám chữa bệnh.
  • Cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà trẻ, thư viện, khu thể thao và các loại thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong những công trình nêu trên.
  • Bể chứa nước sạch, xe đưa đón người lao động, nhà để xe hay nhà ở trực tiếp cho người lao động.
  • Chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy móc, thiết bị là tài sản cố định sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được phép trích khấu hao tính vào phần chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.           

 –  Tại tiết e, điểm 2.2 của khoản 2 điều 6 Thông tư 78 quy định:    

Trường hợp tài sản cố định đang sử dụng cho sản xuất kinh doanh và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên phải tạm thời dừng với thời gian dưới 09 tháng do hoạt động sản xuất theo mùa vụ hoặc phải tạm thời dừng với thời gian dưới 12 tháng để sửa chữa, di chuyển địa điểm, để bảo trì hay bảo dưỡng theo định kỳ và sau đó tài sản cố định được tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thì:

  • Doanh nghiệp sẽ được trích phần khấu hao trong khoảng thời gian tạm dừng đó. 
  • Khi xác định mức thu nhập chịu thuế, khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng sẽ được tính vào chi phí được trừ.
  • Khi cơ quan thuế yêu cầu, doanh nghiệp cần phải lưu giữ hồ sơ và cung cấp đầy đủ cũng như lý do của việc tạm dừng sử dụng tài sản cố định.

Điều kiện thứ hai

Để phần chi phí khấu hao được tính vào chi phí được trừ, bao gồm những điều kiện sau:

– Phải có các hóa đơn, chứng từ hợp pháp đối với loại tài sản cố định đó.

– Doanh nghiệp phải chứng minh được rằng tài sản cố định đó thuộc quyền sở hữu của mình (Trừ phần tài sản cố định thuê tài chính).

Điều kiện thứ 3

Theo như quy định hiện hành, những tài sản cố định này sẽ phải được quản lý, theo dõi và hạch toán trong sổ sách kế toán.

Kết luận

Trên đây là những thông tin FTV chia sẻ về khấu hao là gì, ý nghĩa cũng như phương pháp tính khấu hao. Qua đây có thể thấy, khấu hao là một trong các nghiệp vụ quan trọng của hoạt động doanh nghiệp. Do vậy, việc tiến hành khấu hao của tài sản sẽ có liên quan đến việc lập bản báo cáo tài chính cũng như đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ nhận lại được nhiều lợi ích nếu như tính khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

Hoạt động và phát triển từ năm 2017 trong nghề, FTV thuộc top các công ty giao dịch hàng hóa phái sinh và đầu tư chứng khoán uy tín Việt Nam. Là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ giao dịch chứng khoán và hàng hóa phái sinh.

  • Đội ngũ chuyên gia tài chính có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ những thành viên tham gia trong quá trình đầu tư. 
  • Quy trình mở tài khoản cá nhân giao dịch tại FTV được thực hiện trực tuyến qua hình thức online và hoàn toàn miễn phí.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá trình đầu tư, giúp nhà đầu tư đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
  • Hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam, đã được cấp phép hoạt động.

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về khấu hao là gì hoặc cần hỗ trợ thực hiện giao dịch chứng khoán và hàng hóa phái sinh hãy liên hệ ngay FTV qua Hotline 0983.668.883 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận