Uỷ thác đầu tư là hình thức kinh doanh đang rất phát triển tại thị trường Việt Nam và hợp đồng ủy thác đầu tư chính là bước quan trọng cần phải làm để thực hiện hoạt động uỷ thác này. Để có thể hiểu rõ hơn hợp đồng ủy thác đầu tư là gì, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Hợp đồng uỷ thác đầu tư là gì
Hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?
Hợp đồng ủy thác đầu tư là thỏa thuận bằng văn bản về việc một bên sẽ ủy thác cho bên nhận uỷ thác thực hiện hoạt động đầu tư nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.
Theo như hợp đồng uỷ thác thì bên ủy thác sẽ giao tiền vốn của mình cho bên nhận ủy thác để thực hiện hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hoá… và bên ủy thác sẽ được hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư này, đồng thời phải chịu mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư. Bên nhận ủy thác cũng sẽ nhận được một khoản phí ủy thác theo như thỏa thuận của hai bên trên hợp đồng.
Trong hợp đồng ủy thác đầu tư, chủ thể của bên nhận ủy thác thường là các tổ chức pháp nhân có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện thay hoạt động đầu tư cho bên ủy thác, điển hình là các ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính, các quỹ đầu tư.
Hiện nay, hợp đồng ủy thác đầu tư vẫn chưa có quy định về mẫu chung và áp dụng thống nhất mà chỉ có các quy định về ủy thác và nhận ủy thác của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, do đó cần chú ý các trường hợp đặc biệt và phải tiến hành áp dụng đúng quy định pháp luật.
Điều kiện để ký hợp đồng ủy thác đầu tư
Có thể nói rằng, hoạt động uỷ thác đầu tư là hình thức dễ mang lại lợi nhuận và hạn chế được khá nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Và để có thể ký kết hợp đồng uỷ thác đầu tư, 2 bên tham gia cần tuân theo những điều kiện sau:
- Thực hiện ủy thác đầu tư với danh mục đầu tư là những ngành nghề sản xuất, kinh doanh được phép đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Bên nhận ủy thác không được dùng vốn của bên ủy thác cho các hoạt động không đúng với mục đích và nội dung được quy định trong hợp đồng ủy thác.
- Hợp đồng ủy thác đầu tư phải được lập thành văn bản có xác nhận của các bên tham gia và phải tuân theo quy định của pháp luật về nội dung của hoạt động ủy thác đầu tư.
- Hợp đồng ủy thác đầu tư có thể căn cứ dựa vào những quy định về luật đầu tư, luật chứng khoán, luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
- Chủ thể ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư phải là người có thẩm quyền để giao kết hợp đồng và có đủ năng lực hành vi dân sự.
Xem thêm: Giao dịch ký quỹ chứng khoán là gì?
Những rủi ro từ hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?
Những rủi ro từ hợp đồng ủy thác đầu tư là khả năng xảy ra các sự cố bất thường và gây nên những hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng hay thậm trí là sẽ mang đến kết quả không như mong đợi cho những chủ thể của hợp đồng ủy thác trong quá trình thực hiện, ký kết hợp đồng ủy thác cụ thể như:
- Các chủ thể có thể sẽ mất đi một số hoặc toàn bộ số tiền của mình nếu các khoản đầu tư đó hoạt động không tốt, vì chúng có liên quan đến mọi hoạt động của thị trường chứng khoán.
- Cung và cầu có thể sẽ là rủi ro đối với khoản đầu tư vì nếu nhu cầu đối với cổ phiếu ủy thác đầu tư giảm mạnh thì số tiền của nhà đầu tư có thể bán ra thấp hơn nhiều so với khi nhu cầu tăng cao.
- Việt ký kết và thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư luôn tiềm ẩn những rủi ro với pháp luật Việt Nam hiện hành hiện chưa có bất kỳ khung pháp lý nào về quan hệ ủy thác nói chung hay ủy thác đầu tư nói riêng. Chính vì thế sự lỏng lẻo trong tính pháp lý giữa các bên ủy thác luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Nếu bên nhận ủy thác phá sản hoặc có hành vi chiếm dụng vốn, lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm thì lúc đó, các khách hàng sẽ có nguy cơ mất trắng.
- Sự uy tín của công ty nhận ủy thác chưa rõ ràng hay như uy tín kém sẽ dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả.
Do đó, rủi ro với bên ủy thác giao kết hợp đồng ủy thác đầu tư là rất lớn. Các chủ thể của hợp đồng ủy thác đầu tư cần hiểu rõ tính pháp luất về hoạt động ủy thác đầu tư và tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Các nội dung trong hợp đồng ủy thác đầu tư cần có
Các nội dung cần có trong hợp đồng ủy thác đầu tư
Để một hợp đồng uỷ thác đầu tư đúng pháp luật và có hiệu lực, nội dung hợp đồng cần phải có các thông tin sau:
1. Thông tin về các bên tham gia hợp đồng ủy thác đầu tư
1.1. Thông tin về bên ủy thác
- Tên của bên ủy thác đầu tư.
- Số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, số hộ chiếu, giấy tờ đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp và nơi cấp.
- Địa chỉ liên hệ.
- Phương thức thức liên hệ: Email, số điện thoại, fax.
- Người đại diện của bên ủy thác đầu tư, chức vụ và nơi cư trú.
- Số tài khoản ngân hàng.
1.2. Thông tin bên nhận ủy thác
- Tên của bên nhận ủy thác.
- Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp và nơi cấp.
- Mã số thuế.
- Địa chỉ của trụ sở chính.
- Người đại diện của bên nhận uỷ thác, chức vụ và nơi cư trú.
- Số tài khoản ngân hàng.
2. Nội dung uỷ thác trong hợp đồng ủy thác đầu tư
- Đối tượng ủy thác đầu tư: Ủy thác đầu tư lĩnh vực gì và để làm gì, ví dụ như đầu tư vào dự án sản xuất kinh doanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, tín dụng nhận vốn góp, …
- Phạm vi ủy thác đầu tư: Danh mục đầu tư gồm những gì
3. Vốn uỷ thác, thời gian giao vốn uỷ thác và trách nhiệm khi rút vốn trước hạn
Giá trị nguồn vốn ủy thác là bao nhiêu
- Thời hạn ủy thác đầu tư: Là ngày bắt đầu và ngày kết thúc hợp đồng ủy thác đầu tư.
- Giá trị nguồn vốn ủy thác đầu tư:
- Giá trị quy ra VNĐ.
- Giá trị quy ra tiền USD.
- Trách nhiệm phát sinh khi rút vốn ủy thác trước thời hạn.
4. Phí uỷ thác đầu tư
Phí ủy thác đầu tư là phần trăm lợi nhuận (sau thuế) trong một tháng. Mọi rủi ro sẽ do bên ủy thác hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thông thường, chi phí ủy thác đầu tư sẽ được ghi nhận, bao gồm có phí thông thường và chi phí đầu tư, cụ thể là:
- Phí quản lý: Là khoản phí mà các nhà quản lý quỹ thu cho các dịch vụ của họ trong việc thực hiện quản lý các khoản ủy thác đầu tư.
- Phí hàng năm: Gồm có chi phí đầu tư của quỹ và thường dao động từ 0,5 - 1%.
- Phí thực hiện: Một số quỹ đầu tư tính khoản phí này khi quỹ uỷ thác có điểm vượt trội hơn, ví dụ như khi quỹ một ủy thác tăng gấp đôi giá trị, một khoản phí bổ sung có thể được tính thêm vào và nó sẽ không được áp dụng nếu nó không đạt đến mức đó.
- Tỷ lệ lãi suất cố định: Một số quỹ đầu tư tương hỗ hiện có tính lãi số cố định thay vì chỉ phí %.
Tất cả các khoản phí ở trên là khác nhau giữa các hợp đồng ủy thác đầu tư và do các bên tham gia thảo luận với nhau.
5. Quyền của bên ủy thác trong hợp đồng ủy thác đầu tư
- Yêu cầu cung cấp các tài liệu, hồ sơ chứng minh bên nhận uỷ thác được thực hiện các hoạt động uỷ thác, nhận uỷ thác.
- Giám sát kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của bên nhận ủy thác.
- Yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp các thông tin về việc thực hiện hợp đồng và kết quả đầu tư.
6. Nghĩa vụ của bên ủy thác trong hợp đồng ủy thác đầu tư
- Rà soát, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động, điều hành, quản trị, con người, chuyên môn, công nghệ, cơ sở hạ tầng vật chất của bên nhận ủy thác có thể đảm bảo năng lực thực hiện các hoạt động ủy thác, nhận ủy thác không.
- Thanh toán các chi phí ủy thác cho các bên nhận ủy thác.
- Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến uỷ thác theo quy định của hợp đồng cho bên nhận uỷ thác.
- Chuyển vốn cho các bên nhận ủy thác theo tiến độ thực hiện các nội dung trong hợp đồng và không được can thiệp vào hoạt động đầu tư của bên nhận ủy thác.
Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến uỷ thác theo quy định của hợp đồng
7. Quyền của bên nhận ủy thác trong hợp đồng ủy thác đầu tư
- Được nhận phí ủy thác theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
- Từ chối các yêu cầu của bên uỷ thác liên quan đến phạm vi, nội dung ủy thác, đối tượng ủy thác không có trong hợp đồng ủy thác hoặc không đúng pháp luật.
- Yêu cầu bên ủy thác cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để có thể thực hiện hoạt động.
8. Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác trong hợp đồng ủy thác đầu tư
- Rà soát, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động của bên ủy thác để bảo đảm bên nhận ủy thác có thể thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo đúng pháp luật.
- Thực hiện đúng nội dung và phạm vi hợp đồng ủy thác.
- Thông báo đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thực hiện hoạt động đầu tư cho bên ủy thác.
- Hoàn trả đầy đủ cho bên nhận ủy thác các khoản lãi hợp pháp, các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng.
- Trường hợp chấm dứt chấm dứt sớm hợp đồng ủy thác đầu tư thì bên nhận ủy thác phải chuyển cho bên ủy thác số tiền vốn góp chưa giải ngân và toàn bộ quyền lợi hợp pháp cũng như các giấy tờ, tài liệu có liên quan trước ngày chấm dứt hợp đồng ủy thác theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Ngoài ra, với từng hợp đồng cụ thể thì mẫu hồ sơ có thể sẽ có thêm các điều khoản khác, ví dụ như hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán có thêm các nội dung như:
Bên nhận ủy thác không được rút và chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán…….ra ngoài. Nếu rút tiền từ tài khoản chứng khoán thì tiền sẽ được mặc định chuyển sang tài khoản của. ………như sau:
Ngân hàng: ………………………………………………………………….
Bên ủy thác có nghĩa vụ là phải báo cáo kết quả mua bán cổ phiếu hàng ngày cho bên A.
Bên ủy thác phải báo cáo tổng hợp giao dịch trong tuần (dùng giá tham chiếu để tạm tính phần lỗ hoặc lãi)… ”
9. Chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng uỷ thác đầu tư
Nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của bên uỷ thác thì bên nhận uỷ thác sẽ không thể uỷ thác lại cho bên thứ 3.
Chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng uỷ thác đầu tư phải được sự đồng ý bằng văn bản của bên uỷ thác
10. Một số điều khoản khác cần có trong hợp đồng ủy thác đầu tư
- Điều khoản bảo mật thông tin.
- Sửa đổi và bổ sung hợp đồng uỷ thác
- Chấm dứt hợp đồng ủy thác đầu tư với các trường hợp vi phạm hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Cách thức giải quyết tranh chấp: Có thể khởi kiện ra tòa hoặc nhờ trọng tài quốc tế.
Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư mới nhất hiện nay
1. Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư
Hợp đồng ủy thác đầu tư là sự thỏa thuận của 2 bên, trong đó một bên sẽ ủy thác cụ thể là giao vốn cho bên khác để thực hiện những hoạt động đầu tư nhằm mục đích đem lại lợi nhuận. Bên còn lại, là bên nhận ủy thác được nhận phí ủy thác hoặc những chi phí khác theo đúng với thỏa thuận của các bên.
Hiện nay mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư vẫn chưa có quy định về mẫu chung và áp dụng thống nhất chỉ có những quy định về ủy thác đầu tư và nhận ủy thác của các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do vậy cần phải lưu ý đặc biệt khi tiến hành áp dụng đúng các quy định chung của pháp luật.
2. Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán
Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán chính là văn bản ghi nhận lại sự thoản thuận của 2 bên để thực hiện những hoạt động ủy thác đầu tư chứng khoán và bên nhận được phí ủy thác đầu tư.
Dưới đây là mẫu hợp đồng hiện đang được sử dụng, các nhà đầu tư cân nhắc và tham khảo:
Trên đây là một số thông tin về hợp đồng uỷ thác đầu tư mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Một lưu ý đối với hợp đồng này là nó phải được soạn thảo dưới hình thức đánh máy với đầy đủ các thành phần quốc hiệu tiêu ngữ, cỡ chữ vừa phải, dễ nhìn, khoảng cách giữa các dòng các chữ hợp lý, rõ ràng. Và nếu bạn nào vẫn còn đang băn khoăn với hợp đồng uỷ thác đầu tư thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia của FTV tư vấn chi tiết hơn.