VNINDEX1290.18 (7.02 0.55%)1,012,175,340 CP 25,868.69 Tỷ 258 148 215HNXINDEX243.92 (0.53 0.22%)86,507,700 CP 1,855.98 Tỷ 81 234 93VN301302.55 (13.78 1.07%)336,980,786 CP 11,682.36 Tỷ 18 4 8HNX30538.3 (2.05 0.38%)62,049,100 CP 1,548.11 Tỷ 14 5 11

Hợp đồng quyền chọn là gì? Ưu nhược điểm & cách thức hoạt động

Có một loại hợp đồng thường sử dụng loại công cụ tài chính một cách hợp lý và kết hợp với các kiến thức chiến lược sẽ đem lại cho các nhà đầu tư cơ hội sinh lợi rất cao bạn biết đó là loại hợp đồng nào không? Bật mí ngay cho các bạn biết đó là hợp đồng quyền chọn. Vì vậy hợp đồng quyền chọn là gì? Các sàn giao dịch hợp dịch hợp đồng quyền chọn như thế nào? Hôm nay hãy cùng FTV tìm hiểu nhé!

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Hợp đồng quyền chọn là gìHợp đồng quyền chọn là gì

Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người mua nắm giữ được mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định như các hàng hóa cơ bản (VD: cổ phiếu, trái phiếu…)

Mặc dù có các đặc điểm tương tự với hợp đồng tương lai, tuy nhiên đối với hợp đồng quyền chọn lại có một số điểm riêng biệt nhất định.

Các nhà đầu tư khi sử dụng loại hợp đồng quyền chọn sẽ không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện vị thế của mình.

Hợp đồng quyền chọn thường được các nhà đầu tư sử dụng để phòng ngừa rủi ro xảy ra với vị thế của mình, đồng thời cũng có thể thực hiện các giao dịch mua bán đầu cơ. Đây được xem là một công cụ tài chính phái sinh có thể dựa trên nhiều tài sản cơ sở khác nhau trong bao gồm cả tiền mã hóa, cổ phiếu hay các chỉ số trong tài chính.

Các yếu tố cấu thành một hợp đồng quyền chọn

Có 02 loại quyền chọn mua và quyền chọn bán với:

- Kích cỡ của lệnh trong hợp đồng quyền chọn liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.

- Các tài sản tương tự hợp đồng kỳ hạn, tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ một loại hàng hóa nào, có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tài sản, tiền tệ, chỉ số, lãi suất…

- Ngày đáo hạn sẽ là thời điểm được xác định trong tương lai theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Kỳ hạn quyền chọn là thời điểm từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn.

- Giá quyền chọn hay phí quyền chọn mà mỗi nhà đầu tư khi tham gia hợp đồng phải trả phí quyền chọn cho quyền do hợp đồng cung cấp.

- Giá thực thi sẽ là mức giá của tài sản cơ sở được ấn định từ trước theo hợp đồng .

Xem thêm: Hàng hóa phái sinh là gì?

Các kiểu hợp đồng quyền chọn hiện nay

  • Quyền chọn hàng hóa

Đây là quyền chọn mà những tài sản cơ sở là một loại hàng hóa cơ bản như kim loại quý, nông sản hay như các kim loại công nghiệp... Theo đó mà những người nắm giữ quyền chọn sẽ có quyền được mua hoặc quyền được bán một số lượng nhất định hàng hóa với mức giác đã được thỏa thuận vào trước đó một ngày cụ thể. 

  • Quyền chọn cổ phiếu

Đây là quyền chọn được thiết kế với các tài sản cơ sở là nhữn cổ phiếu đơn lẻ. Quyền chọn cổ phiếu đơn lẻ đem lại cho người nắm giữ nó quyền được mua và bán một cổ phiếu cụ thể với số lượng nhất định tại mức giá xác định tại một thời điểm nhất định.

  • Quyền chọn chỉ số cổ phiếu

Quyền chọn này được xây dựng dựa trên một chỉ số cổ phiếu. Chỉ số này có thể sẽ đại diện cho toàn thị trường nói chung hay như cho những ngành và khu vực cụ thể trên thị trường. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tiếp cân được với thị trường với các mảng phân khúc thị trường thông qua một giao dịch duy nhất thay vì phải thực hiện đồng thời nhiều giao dịch với những cổ phiếu đơn lẻ khác. 

  • Quyền chọn lãi suất

Đây là loại hợp đồng mà tài sản cơ sở lãi suất hoặc tài sản gắn liền với lãi suất. Quyền lựa chọn trái phiếu cũng nằm trong nhóm này khi những yếu tố cơ sở của hợp đồng lại liên quan đến lãi suất trung và dài hạn. 

  • Quyền chọn tiền tệ

Quyền chọn này sẽ bao gồm quyền chọn đối với tài sản giao ngay với hợp đồng tương lai tiền tệ. Nếu tài sản cơ sở tham chiếu chiếm đến tỷ giá giao ngay, thì bên mua từ hợp đồng quyền chọn được mua một lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá cố định trong tương lai. 

Đặc điểm nổi bật của hợp đồng quyền chọn

Đặc điểm của hợp đồng quyền chọnĐặc điểm của hợp đồng quyền chọn

Cùng là một loại chứng khoán phái sinh nên hợp đồng quyền chọn cũng có những đặc điểm tương đồng với hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai. Nhưng loại chứng khoán phái sinh này cũng có một số đặc điểm riêng biệt so với 2 loại kia. Thể hiện cụ thể như sau:

- Tài sản cở sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào. Các loại tài sản cơ sở trong giao dịch này không cần được chuẩn hóa về khối lượng, số lượng, giá trị hay các điều khoản khác.

- Loại chứng khoán phái sinh sẽ được quyền giao dịch trên thị trường OTC và không được niêm yết.

- Việc thanh toán tài sản và trao đổi thường không xảy ra vào thời điểm ký kết hợp đồng. Tùy vào việc kiểu quyền chọn mà hoạt động này sẽ thực hiện sau đó hay tại thời điểm đáo hạn.

- Trong giao dịch các bên tham gia vào hợp đồng không cần phải ký quỹ mà thay vào đó phải chịu chi phí quyền chọn. Trong đó, người mua quyền chọn có nghĩa vụ cần phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.

- Tại thời điểm đáo hạn, người mua có thể quyết định giữa việc thực hiện quyền mua hay bán hoặc có thể không thực hiện. Trong các trường hợp bên người mua thực hiện quyền thị người bán phải có nghĩa vụ phải thực hiện theo các điều khoản theo như hợp đồng. Điều này có nghĩa là sẽ bán nếu hợp đồng quyền chọn mua hay bán theo mức giá thỏa thuận.

- Nếu lỗ, người mua sẽ chỉ lỗ trong phạm vi tiền cược khoản phí.

- Ngoài ra, đối với các bên tham gia hợp đồng này có thể đóng vị thế của mình bằng cách tham gia một hợp đồng quyền chọn khác nhau nhưng ở vị thế đối với vị thế trước đó. Hiểu đơn giản, nếu bạn đang sở hữu quyền chọn thì mua bạn có thể đóng vị thế bằng việc bán quyền chọn mua với cùng giá thực hiện, cùng tài sản cơ sở và cùng ngày đáo hạn.

- Phí thực hiện quyền chọn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Có thể hiểu là nhà đầu tư có thể giả định mức phí thực hiện quyền chọn được phục thuộc vào tối thiểu 04 yếu tố: Giá thực hiện, giá tài sản cơ sở, biến động của thị trường tương ứng và thời gian còn lại tính đến ngày đáo hạn. Mỗi thành phần đem lại một tác động khác nhau đối với các chi phí thực hiện các quyền mua và bán.

>> Tham khảo: Hợp đồng kỳ hạn là gì? Phân loại, đặc điểm, rủi ro cần biết

Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn

Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn

Quyền chọn mua và quyền chọn bán

Quyền chọn mua

Là hợp đồng giữa 02 bên, trong đó một bên cho bên kia được quyền mua một loại chứng khoán nào đó, với một mức giá và số lượng xác định trong một ngày nhất định trong tương lai kiểu Châu Âu hoặc trong một thời hạn nhất định kiểu Mỹ.

Người mua sẽ phải trả cho người bán một khoản phí gọi là tiền cược.

Người mua là theo quan điểm giá lên

Khi nào đến thời hạn thực hiện hợp đồng, nếu giá thị trường lên cao hơn giá thực hiện ghi trong hợp đồng, người mua sẽ có quyền thực hiện quyền mua chứng khoán của mình.

Quyền chọn bán

Đây là một hợp đồng giữa 02 bên trong đó có một bên cho một bên được quyền bán một loại chứng khoán nào đó với một mức giá, số lượng xác định và một ngày nhất định trong tương lai kiểu Châu Âu hoặc trong thời gian nhất định kiểu Mỹ.

Phí thực hiện quyền chọn

Giá trị của phí thực hiện quyền chọn bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như, giá tài sản cơ sở, giá thực hiện hay thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn và sự biến động của thị trường. Những thành phần này có sự tác động khác nhau đối với phí thực hiện quyền chọn mua và chọn bán cụ thể như sau: 

Nhìn vào bảng ta thấy rằng, giá tài sản và giá thực hiện có sự tác động đến phí thực hiện quyền chọn theo cách đối lập nhau. Thời gian đến ngày đáo hạn có sự giảm đi thì phí thực hiện quyền chọn mua và bán sẽ đều giảm. Vì các nhà giao dịch sẽ có xác suất thấp hơn để những hợp đồng được diễn ra có lợi với họ hơn. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường lớn thường sẽ khiến cho phí thực hiện quyền chọn sẽ tăng cao. Tóm lại, phí thực hiện hợp đồng quyền chọn chính là kết quả của những yếu tố kể trên kết hợp với những sự ảnh hưởng khác. 

So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Các trường hợp khi mua hợp đồng quyền chọn

  • Trường hợp 1

Nếu giá thị trường cao hơn giá thực hiện, nhà giao dịch có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ và sau khi cộng cả chi phí thực hiện quyền chọn ta nhận thấy có lợi nhuận, họ có thể chọn quyền thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận.

  • Trường hợp 2

Nếu giá thị trường thấp hơn giá thực hiện, khi hợp đồng được coi là vô dụng và nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn này. Nếu hợp đồng không được thực hiện, người ở vị thế mua chỉ sẽ chỉ mất phí mua quyền chọn đã phải thanh toán để mua vị thế đó, chứ không phải chịu khoản lỗ lớn như khi thực hiện mua như hợp đồng.

Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

Ưu nhược điểm của hợp đồng quyền chọnƯu nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn

- Đây là loại hợp đồng có thể được các nhà đầu tư sử dụng để phòng ngừa ruổi do thị trường đối với các vị thế đã có sẵn.

- Bạn có thể thông qua loại hợp đồng nay mà đầu tư linh hoạt hơn trong việc đầu cơ giá của các tài sản cơ sở.

- Cho phép đầu tư với nhiều chiến lược giao dịch và kết hợp, tìm ẩn nhiều cơ chế rủi ro hay phần thưởng riêng biệt.

- Dù cho xu hướng thị trường tăng hay giảm hoặc không thay đổi thì vẫn có khả năng thu được lợi nhuận.

Nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

- Việc tính phí và cơ chế việc làm của hợp đồng quyền chọn không phải lúc nào cũng dễ hiểu.

- Có mức rủi ro khá cao, đặc biệt là đối với những người ở vị thế bán.

- Khi so sánh với các lựa chọn sản phẩm chứng khoán thông thường thì loại chứng khoán phái sinh này có chiến lược giao dịch phức tạp hơn.

- Các loại sản phẩm chứng khoán phái sinh với thị trường hoạt động thường có mức độ thanh khoản thấp. Vì vậy, khiến chúng không phổ thông và trở nên kém hấp dẫn hơn với hầu hết các nhà đầu tư khác.

- Giá trị của phí quyền chọn biến động liên tục và đặc biệt có xu hướng giảm khi gần đến ngày đáo hạn hợp đồng.

Xem thêm: Hợp đồng hoán đổi là gì? 

Các sàn giao dịch hợp đồng quyền chọn hiện nay

Sàn giao dịch hợp đồng quyền chọnSàn giao dịch hợp đồng quyền chọn

Giao dịch trên 02 sàn giao dịch sau:

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung:

- Như thị trường chứng khoán New York, thị trường Chicago Board of Trade... Quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung được quy chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và giá ngày đáo hạn.

- Tính minh bạch của thị trường tập trung sẽ khá cao, biểu hiện ở số lượng hợp đồng giao dịch, giá cả được công bố minh bạch vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu tham khảo cho ngày giao dịch tiếp theo.

- Các trường hợp quyền chọn này cũng dễ dàng chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư. Chính điều này đã tạo nên tính thanh khoản cao của các hợp đồng quyền chọn khi giao dịch trên các thị trường tập trung.

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung:

- Là thỏa thuận mua bán giữa hai bên và không được giao dịch chính thức cơ sở tập trung. Bởi vậy, quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa thuận với người mua để đáp ứng một nhu cầu cụ thể của người mua đó.

- Hợp đồng quyền chọn trong trường hợp này thường được giao dịch giữa các bên đối tác liên ngân hàng, giữa ngân hàng với khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Vì hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận giữa hai bên nên tính linh hoạt của nó rất cao.

- Tuy nhiên, các giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường phi tập trung thường chiếm tỉ lệ % rất thấp (với khoảng 2%) so với lượng giao dịch quyền chọn trên thế giới.

Những ứng dụng của hợp đồng quyền chọn

  • Ứng dụng vào kỹ thuật phòng hộ 

Hợp đồng quyền chọn hiện được sử dụng khá là phổ biến như những công cụ để phòng ngừa rủi ro. Cụ thể khi những nhà đầu tư mua quyền chọn mua đối với những cổ phiếu mà họ đã nắm giữ. Khi giá trị tổng bị thiệt hại mất trong số các khoản nắm giữ chính do sự giảm giá, thì việc thực hiện quyền chọn bán có thể sẽ giúp giảm thiếu sự thua lỗ và rủi ro. 

  • Ứng dụng để giao dịch đầu cơ

Hợp đồng quyền chọn hoàn toàn có thể được sử dụng cho những giao dịch đầu cơ. Như nếu một trader tin tưởng rằng giá của một tài sản nào đó sắp tăng, thì họ có thể mua quyền chọn mua đó. Ngược lại, nếu giá tài sản tăng cao hơn giá đã thực hiện hợp đồng thì khi đó nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và mua tài sản với giá rẻ. Khi giá của một tài sản lại cao hơn hoặc thấp hơn giá thực hiện theo cách làm cho hợp đồng đem lại lợi nhuận, quyền chọn được gọi là vùng có tiền. Một hợp đồng được gọi là vốn hóa khi nó nằm ở điểm hòa vốn hoặc vùng mất tiền. 

Giao dịch hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam

Ở Việt Nam giao dịch quyền chọn được Eximbank đưa ra sau dịch thí điểm từ năm 2002. Sau khi đạt được những thành tựu nhất định khi giao dịch quyền chọn, các ngân hàng khác như ngân hàng ACB, Citibank ... bắt đầu triển khai thực hiện loại giao dịch này. Trong đó, ngân hàng ACB còn đang cung cấp các hợp đồng giao dịch quyền chọn trên tỉ giá giữa các ngoại tệ như JPY, EUR, GBP so với USD và giao dịch quyền chọn trên tỉ giá USD/VND.

Mặc dù vậy, việc sử dụng hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam vẫn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Về mặt pháp lý chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về hợp đồng quyền chọn Huệ hoặc hợp đồng quyềnChọn thị trường ngoại hối.

FTV – Đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu VN

Nếu bạn muốn bắt tay vào chứng khoán mà chưa có kinh nghiệm gì thì có thể liên hệ ngay với FTV (Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV). Tại đây, các bạn sẽ được tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro và đầu tư có lợi từ những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư.

Đến với FTV, chúng tôi sẽ được cập nhật những thông tin mới nhất về các biến động thị trường từ các thống kê, phân tích. Đồng thời, còn được cung cấp miễn phí các loại tài liệu tham khảo như biểu đồ, thống kê thị trường, cũng như cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Để giải đáp thắc hoặc biết thêm các thông tin chi tiết về hợp đồng quyền chọn, vui lòng liên hệ ngay đến FTV với số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận