VNINDEX1290.18 (7.02 0.55%)1,012,175,340 CP 25,868.69 Tỷ 258 148 215HNXINDEX243.92 (0.53 0.22%)86,507,700 CP 1,855.98 Tỷ 81 234 93VN301302.55 (13.78 1.07%)336,980,786 CP 11,682.36 Tỷ 18 4 8HNX30538.3 (2.05 0.38%)62,049,100 CP 1,548.11 Tỷ 14 5 11

Đậu Tương - Sản phẩm hàng hóa phái sinh FTV

Đậu tương được xem là một loại thực phẩm rất phổ biến, đậu tương tươi hay khô đều là những nguyên liệu quen thuộc của rất nhiều món ăn ngon. Nhưng có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bản chất cũng như tác dụng của loại hạt này như thế nào cho sức khỏe. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về đậu tương đặc biệt là đậu tương trong giao dịch hàng hóa.

Đôi nét về cây đậu tương

Đôi nét về cây đậu tươngĐôi nét về cây đậu tương

Cây đậu tương hay còn có tên gọi khác là đậu nành, đại đậu thuộc giống cây thân leo họ đậu. Loại cây này thường mang lại hiệu quả kinh tế cao lại dễ trồng trọt, chủ yếu sử dụng để làm thực phẩm cho người và động vật. Đây là loại cây trồng ở xứ nóng, có nguồn gốc vùng Đông Á. Đậu tương chủ yếu ra hoa vào tầm tháng 6 và tháng 7 đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9.

Đậu tương là một loại thực phẩm giá rẻ tuy nhiên nó không chỉ ngon mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như:

  • Protein: lượng protein có trong đậu tương là rất lớn, trong 100gr đậu tương chứa đến khoảng 16,6gr protein. Tuy hàm lượng protein không cao như protein từ động vật nhưng những người ăn chay trường có thể sử dụng hạt đậu tương để thay cho đạm động vật mà không sợ hấp thụ cholesterol xấu
  •  Chất xơ: Trong 100gr đậu tương có thể chứa đến 6gr chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Đối với những người có hệ tiêu hóa không tốt thì chất xơ không hòa tan có thể sẽ gây đầy hơi khó chịu và kích thích đường ruột. Nhưng thông thường chất xơ hòa tan sẽ có lợi nhiều hơn, nó kết hợp với vi khuẩn trong ruột cải thiện sức khỏe của đường ruột và ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Trong đậu tương còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin K1 giúp cho quá trình đông máu. Đồng và sắt giúp ích cho hệ tim mạch. Photpho, vitamin B1, Axit phytic,... đều là những chất rất cần thiết cho sức khỏe con người.

Đặc điểm của đậu tương

Chi Glycine từng được Carl Linnaeus đưa ra vào năm 1737 trong ấn bản đầu tiên của cuốn sách Genera Plantarum.Từ glycine có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là glykys (nghĩa là ngọt) và có thể đề cập đến vị ngọt của củ ăn được sản xuất ở Bắc Mỹ có dạng là cây đậu thân leo, Glycine apios, nay gọi là Apios americana. Đậu tương được trồng xuất hiện đầu tiên trong quyển Species Plantarum của Linnaeus, với tên gọi là Phaseolus max L. Việc kết hợp Glycine max (L.) Merr theo đề nghị của Merrill vào năm 1917 đã trở thành tên gọi chính thức được công nhận của loài đậu tương.

Quê hương của đậu tương chính là Đông Nam Á tuy nhiên, 45% diện tích trồng đậu tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới lại nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất đến 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn một phần ba sản lượng đậu tương được xuất khẩu. Các nước sản xuất đậu tương lớn khác có thể kể đến là Brasil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc dùng để nuôi gia súc, hoặc dùng để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu tương cho người trên đất nước này đang tăng lên. Dầu đậu tương chiếm tới khoảng 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.

Trong hạt đậu tương có những thành phần hoá học sau Protein (chiếm 40%), lipid (chiếm 12-25%), glucid (chiếm 10-15%); các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose và các vitamin A, B1, B2, D, E, F.

Xem thêm: Hàng hóa phái sinh là gì?

Chi tiết hợp đồng đậu tương

  Hàng hóa giao dịch

Đậu tương CBOT

Mã hàng hóa

ZSE

Độ lớn hợp đồng

5000 giạ / Lot

Đơn vị yết giá

cent / giạ

Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

• Phiên 1: 07:00 – 19:45

• Phiên 2: 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau)

Bước giá

0.25 cent / giạ

Tháng đáo hạn

Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9 và 11

Ngày đăng ký giao nhận

Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên

Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn

Ký quỹ

Theo quy định của MXV

Giới hạn vị thế

Theo quy định của MXV

Biên độ giá

Giới hạn giá ban đầu

Giới hạn giá mở rộng

$0.60/giạ

$0.90/giạ

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất

Xem thêm: Dầu Đậu Tương - Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh FTV

Tình hình sản xuất và giao dịch đậu tương trong thị trường hàng hóa

Tình hình sản xuất và giao dịch đậu tương trong thị trường hàng hóaTình hình sản xuất và giao dịch đậu tương trong thị trường hàng hóa

Theo thống kê từ USDA vào năm 2018, sản lượng đậu tương tại Brazil, Hoa Kỳ và Argentina chiếm hơn 80% sản lượng đậu tương toàn cầu. Hoa Kỳ chiếm khoảng 34% về sản lượng đậu tương trên thế giới. Đậu tương được trồng chủ yếu 31 tiểu bang ở Hoa Kỳ như Kentucky, Minnesota, Pennsylvania, Ohio và Wisconsin, cung cấp khoảng một phần ba về sản lượng đậu tương trên thế giới.

Brazil là nước giữ sản lượng đậu tương lớn thứ hai trên thế giới và chiếm khoảng 30% sản lượng đậu nành toàn cầu. Argentina là nước chiếm khoảng 18% sản lượng đậu tương toàn cầu. Ngoài ra, đậu tương còn được trồng ở một số nước khác như: Trung Quốc, Paraguay, Canada, Ấn Độ.

Sau khi thu hoạch, khoảng 2/3 trên tổng số đậu tương được chế biến hoặc được nghiền nát thành dầu đậu nành và bột đậu nành.

Trong quá trình nghiền, đậu tương bị nứt để loại bỏ vỏ và cuộn thành từng mảnh, sau đó được ngâm trong dung môi để đưa vào quá trình chưng cất và sản xuất dầu đậu nành thô nguyên chất. Sau khi dầu đã được chiết xuất, những mảnh đậu nành sẽ được sấy khô, nướng và nghiền thành bột đậu nành.

Dầu đậu nành sau khi sơ chế sẽ được tinh chế thêm và sử dụng làm dầu ăn, nước trộn salad, bơ thực vật, sốt mayonnaise và hóa chất công nghiệp. Bột đậu nành sẽ được sử dụng làm nguyên liệu chính trong thức ăn chăn nuôi gia cầm và gia súc. Bột đậu nành cũng được chế biến vào thực phẩm của con người và là thành phần chính trong những sản phẩm thay thế thịt hoặc sữa như là: sữa đậu nành, đậu phụ.

Sản phẩm phụ từ đậu tương còn được sử dụng nhiều làm thức ăn cho chăn nuôi nên nhu cầu đậu nành trên thế giới khá cao.

Tình hình xuất nhập khẩu đậu tương trên thế giới

Kể từ năm 2000, nhu cầu thịt và gia cầm tăng cao ở châu Á, châu Âu nên xuất khẩu đậu tương tăng đáng kể. Năm 2018, sản lượng tiêu thụ đậu tương hàng năm đạt khoảng 87 pounds hay mức bình quân là 2 bushels mỗi người.

Do có sản lượng đậu tương nhiều nhất cho nên Hoa Kỳ là nguồn cung cấp đậu tương chính trên thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đậu tương của Hoa Kỳ đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng do nông dân Nam Mỹ ở Argentina và Brazil. Đây là hai nước được xem là có chi phí sản xuất đậu tương thấp hơn so với Hoa Kỳ.

Qua phân tích có thể thấy, đậu tương là loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến thứ hai sau ngô. Do đó, trên thị trường hợp đồng phái sinh nông sản giao dịch tại Việt Nam, hợp đồng tương lai đậu tương có tính thanh khoản cao thứ hai sau hợp đồng tương lai ngô. Hiểu được chuỗi giá trị của đậu tương cũng như sản lượng của đậu tương được phân bổ trên thế giới sẽ giúp nhà sản xuất cũng như nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng tương lai hiệu quả hơn.

Nhu cầu đậu tương trên thế giới tăng bình quân 4–5 %/năm, riêng ở Trung Quốc tăng 8%, bình quân tiêu dùng đậu tương tại Trung Quốc là 36,2 kg/người/năm. Châu Á là nơi tiêu thụ khoảng 90 triệu tấn/năm và chiếm 40% sản lượng đậu tương toàn cầu, sản xuất tại chỗ mới đạt 26,6 triệu tấn/năm và còn phải phụ thuộc tới 70% vào lượng đậu tương nhập khẩu (khoảng 63,3 triệu tấn/năm).

Trong số các nước châu Á, Trung Quốc đang là nước có diện tích đậu tương lớn nhất 8,8 triệu ha, năng suất cao nhất đạt 16,5 tạ/ha, ở các nước còn lại thì diện tích trồng cao nhất là Indonesia với 0,72 triệu ha, ở Đông Nam Á, năng suất cao nhất đạt là 16,3 tạ/ha tại Thái Lan, sau đó là Việt Nam với 14,6 tạ/ha, thấp nhất là Philippines 10,0 tạ/ha.

Những lợi ích mà hợp đồng tương lai đậu tương mang lại

Những lợi ích mà hợp đồng tương lai đậu tương mang lạiNhững lợi ích mà hợp đồng tương lai đậu tương mang lại

Đối với những đối tượng sản xuất và kinh doanh đậu tương

  •  Giảm thiểu rủi ro cho người nông dân và doanh nghiệp sản xuất nông sản trong điều kiện có sự bất ổn về giá cả. 
  •  Đảm bảo hơn về chất lượng đầu ra cho đậu tương.

Đối với nhà đầu tư

  • Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với mức độ rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoản ký quỹ ban đầu nhỏ hơn so với giá trị hợp đồng. Với việc đầu tư đậu tương, bạn không cần bỏ ra số vốn quá nhiều .
  •  Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa các danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Như vậy, để việc đầu tư thực sự mang lại hiệu quả, trước khi quyết định đầu tư mặt hàng đậu tương, nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị từ khâu tìm hiểu kỹ về thị trường, giá cả, cách thức cũng như nơi sản xuất mặt hàng đậu tương. Không những vậy, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm dự báo về giá đậu tương trong tương lai, cách phân tích kỹ thuật thị trường về đậu tương hoặc có thể tham khảo kết quả phân tích đó từ những chuyên viên trong nghề có uy tín. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đậu tương

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đậu tươngCác yếu tố ảnh hưởng đến giá đậu tương

Có thể kể đến những yếu tố ảnh hưởng đến giá đậu tương như sau: 

Cung và cầu trên thị trường

Giá đậu tương được xác định bởi nguồn cung và cầu đậu tương trên thị trường. Mặc dù đậu tương được trồng tại nhiều nơi nhưng Hoa Kỳ lại là nước có sản lượng đậu tương nhiều nhất trên thế giới. Vì vậy, mùa vụ đậu tương ở Hoa Kỳ là nhân tố chính quyết định đến diễn biến của giá đậu tương toàn cầu.

Thời tiết

Một trong những yếu tố chính có ảnh hưởng đến nguồn cung đậu tương trên thị trường đó là thời tiết. Thời tiết khô hạn cùng lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất đậu tương, khiến cho nguồn cung đậu tương trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều và lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng đậu tương thu hoạch, từ đó sẽ giảm nguồn cung đậu tương trên thị trường.

Các yếu tố đầu vào

Ngoài thời tiết, giá của những yếu tố đầu vào để trồng đậu tương như hạt giống, phân bón… cũng có tác động đến nguồn cung đậu tương. Giá của các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến của đậu tương sau thu hoạch, khuyến khích nông dân trồng nhiều đậu tương hơn để tăng khả năng tăng nguồn cung đậu tương trên thị trường.

Bên cạnh đó, những cải tiến trong phương pháp sản xuất, nguồn phân bón tốt hơn hoặc quản lý nguyên liệu hiệu quả sẽ thúc đẩy năng suất thu hoạch. Giống như các loại cây trồng khác, đậu tương cũng phải đối diện với các loại sâu bệnh hại cùng với sự biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Khi xuất hiện dịch bệnh ở đậu tương, nông dân cần phải phun thuốc diệt khuẩn, quản lý đồng ruộng một cách nghiêm ngặt để tránh những ảnh hưởng đến sản lượng đậu tương thu hoạch.

Nhu cầu tiêu thụ

Đậu tương thô sau khi được thu hoạch được nghiền thành dầu đậu tương và bột đậu tương. Bột đậu tương rất cần thiết cho thức ăn chăn nuôi, dầu đậu tương được xem là thành phần chính trong nhiều sản phẩm và thực phẩm phổ biến. Ngoài ra, dầu đậu tương còn được sử dụng để nấu ăn trên khắp thế giới.

Dân số trên thế giới gia tăng và mức sống ở những nước đang phát triển ngày một cao hơn. Điều này đem đến những thay đổi trong chế độ ăn uống do nhiều người kết hợp các loại ngũ cốc vào trong khẩu phần ăn hằng ngày. Khi nhu cầu về những sản phẩm từ đậu tương tăng lên sẽ làm cho nhu cầu đậu tương thế giới tăng cao.

Giá USD

Thông thường, giá USD sẽ ảnh hưởng đến giá hàng hóa, trong đó có giá của đậu tương. Thông qua những dữ liệu quá khứ, giá đậu tương sẽ biến động tỷ lệ nghịch với giá trị của đồng USD. Giá của đậu tương có xu hướng giảm khi giá trị của USD tăng và ngược lại. Khi giá USD tăng, giá đậu tương tại Hoa Kỳ sẽ đắt hơn so với giá đậu tương từ những quốc gia khác, điều này làm cho đậu tương ở Hoa Kỳ ít có sự cạnh tranh hơn với các quốc gia khác.

Sản phẩm thay thế

Nông dân có quyền lựa chọn những loại cây trồng ở từng vụ mùa mỗi năm. Thông thường, nông dân sẽ chọn giữa ngô và đậu tương để trồng vào những vụ mùa sau. Nếu trên thị trường, giá ngô đắt hơn so với giá đậu tương. Nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều ngô hơn. Điều này thường sẽ dẫn đến nguồn cung đậu tương thiếu hụt để từ đó làm cho giá đậu tương tăng cao. Nếu giá đậu tương đắt hơn so với giá ngô thì ngược lại, giá đậu tương sẽ giảm.

Những yếu tố khác

Ngoài các yếu tố trên, giá của hợp đồng tương lai đậu tương cũng chịu tác động bởi một số yếu tố khác như: thời gian vận chuyển, khối lượng đậu tương tồn kho sau mỗi vụ mùa và chất lượng đậu tương sản xuất ở mỗi khu vực. Bên cạnh đó, giá đậu tương còn chịu ảnh hưởng bởi những tin tức vĩ mô và chính trị.

Kết luận

Hiện tại để việc đầu tư đem lại hiệu quả cao, lựa chọn được công ty uy tín và đảm bảo được xem là yếu tố rất quan trọng. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ FTV tự hào là một thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV), được chính thức cấp phép và bảo lãnh trong lĩnh vực Giao dịch phái sinh hàng hóa.

Chúng tôi luôn bên cạnh bạn để:

  • Đăng ký, hướng dẫn, đặt lệnh, nộp và rút tiền cũng như giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan.
  • Cung cấp kịp thời những thông tin về thị trường, nhận định hàng ngày và đưa ra khuyến nghị đầu tư hợp lý.
  • Tư vấn chiến lược đầu tư đem lại hiệu quả cả ngắn hạn và dài hạn.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm và am hiểu về thị trường. Chúng tôi sẽ đưa đến bạn tin tức mới nhất và nhanh nhất. Qua đó, để bạn có thể đưa ra tư vấn đầu tư hiệu quả nhất với danh mục đầu tư đa dạng.

Đặc biệt hơn, FTV sẽ hỗ trợ nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch MIỄN PHÍ. Còn chần chừ gì nữa, hãy gọi đến số Hotline 0983 668 883 để được tư vấn và đăng ký tài khoản ngay luôn nào!

Tải app Mytrade trải nghiệm nền tảng đầu tư mới tại

- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận