Với sự phát triển của thị trường chứng khoán, hợp đồng kỳ hạn, được xem là một hình thức phổ biến. Đây là chứng từ ghi nhận việc người mua với người bán đã phát sinh giao dịch mua bán tài sản. Tuy nhiên thuật ngữ này đối với các nhà đầu tư vẫn còn rất mới mẻ. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về giá trị cũng như đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn nhé!
Hợp đồng kỳ hạn là gì? Phân loại, đặc điểm và ý nghĩa
Hợp đồng kỳ hạn là gì?
Về cơ bản hợp đồng kỳ hạn tiếng anh gọi là forward contract, được hiểu là hợp đồng mua hoặc bán số lượng hoặc đơn vị tài sản cơ sở nhất định trong tương lai, dựa theo một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tại thời điểm ký kết hợp đồng sẽ không có sự thanh toán tiền hoặc trao đổi tài sản cơ sở.
Phân loại các hợp đồng kỳ hạn
Tại Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn ngoại hối là phổ biến nhất, những đối tượng tham gia gồm các ngân hàng thương mại, công ty xuất nhập khẩu và các tổ chức đầu tư tài chính nhằm ngăn ngừa rủi ro về tỉ giá. Trên thị trường hàng hóa hiện nay, các loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến có thể kể đến như:
- Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu là loại hợp đồng có kỳ hạn với cổ phiếu là tài sản cơ sở.
- Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu là loại hợp đồng có kỳ hạn với trái phiếu là cơ sở tài sản.
- Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa là loại hợp đồng có kỳ hạn với tài sản cơ sở là các loại hàng hóa như lúa gạo, cà phê, dầu thô, lúa mì…
- Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn là loại hợp đồng có kỳ hạn. Trong đó 02 bên cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một lượng ngoại tệ hoặc tỉ giá xác định vào một thời điểm xác định trong tương lai.
- Hợp đồng lãi suất kỳ hạn là loại hợp đồng mà hai bên đồng ý lãi suất sẽ được trả vào một ngày thanh toán trong tương lai.
- Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch đây là hợp đồng có kỳ hạn được thực hiện bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt thay vì giao nhận tài khoản gốc.
Xem thêm: Hợp đồng tương lai là gì?
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn chỉ thỏa thuận giữa 02 bên và không có sự tham gia của bất kỳ tổ chức trung gian nào khác.
Tại thời điểm ký kết hợp đồng, không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền và các hoạt động này chỉ diễn ra tại thời điểm đã xác định trong tương lai.
Vào ngày thanh toán, hai bên tham gia bắt buộc phải mua hoặc bán, dù giá thị trường của tài sản cơ sở có chênh lệch so với mức giá kỳ hạn và buộc phải thực hiện hợp đồng theo mức giá đã ấn định.
Ý nghĩa của hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư, kinh doanh. Và ý nghĩa chính của hợp đồng kỳ hạn chính là phòng ngừa rủi ro của giá cả hàng hóa, tài sản trong những biến động bất ngờ, thất thường trong thị trường tài chính, lãi suất.
Trong lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp thường sẽ cố định một khoản chi phí bằng việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Thông thường là chi phí nguyên vật liệu để phòng ngừa những rủi ro về vấn đề giá cả.
Còn đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty xuất nhập khẩu thì hợp đồng kỳ hạn sẽ là một phương pháp hiệu quả để phòng tránh rủi ro bất lợi về tỷ giá.
Các yếu tố hình thành nên hợp đồng kỳ hạn
Đối với hợp đồng kỳ hạn, có 04 yếu tố chính hình thành hợp đồng bao gồm: cơ sở, tài sản, các bên tham gia hợp đồng, thời điểm xác định trong tương lai, giá kỳ hạn xác định thanh toán.
Các yếu tố cơ bản này có các đặc điểm sau đây:
- Tài sản cơ sở
Những tài sản cơ sở để mua bán có thể kể đến là:
- Tài sản thực như ngô, cà phê, lúa mì, đậu tương…
- Tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ, …
Các yếu tố cấu thành nên hợp đồng kỳ hạn
- Bên tham gia trong hợp đồng
- Người mua là đối tượng đã đồng ý mua một tài sản cụ thể vào một thời điểm đã được quyết định trong tương lai với mức giá thỏa thuận ở hiện tại.
- Người bán sẽ là đối tượng đã đồng ý bán một tài sản cụ thể vào thời điểm đã được quyết định trong tương lai với một mức giá đã được thỏa thuận ở hiện tại.
- Thời điểm xác định trong tương lai sẽ là khoảng thời gian đã quyết định để thanh toán hợp đồng.
- Giá kỳ hạn xác định thanh toán sẽ được xác định dựa vào giá giao ngay và lãi suất thị trường, với mức giá áp dụng trong tương lai cho tài sản cơ sở được xác định ở hiện tại.
Xem thêm: Hợp đồng quyền chọn là gì? Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
Giá trị của hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn sẽ bao gồm 02 bên: một bên đồng ý mua và một bên đồng ý bán tài sản với một mức giá được ấn định trước ở một thời điểm được xác định trong tương lai.
Giá tại kỳ hạn sau khi ký hợp đồng sẽ không thể thay đổi, dù giá trị thị trường có chênh lệch. Do hai bên không cần phải chi trả bất kỳ phí nào trong hợp đồng nên giá trị nhận được từ hợp đồng này cũng sẽ là lãi hoặc lỗ của hai bên tham gia.
Đến ngày đáo hạn hợp đồng, bắt buộc người mua phải mua tài sản cơ sở có giá trên thị trường là S (t) với giá kỳ hạn đã được xác định trước là K.
Trong đó:
+ K: là ký hiệu kỳ hạn được ấn định trước hợp đồng.
+ S(t): là giá giao ngay tài sản tại thời điểm kết thúc hợp đồng.
+ Giá trị nhận được của người bên mua trong hợp đồng cho một đơn vị tài sản là S (t) - K.
+ Tương tự như vậy, giá trị nhận được của người bên bán trong hợp đồng kỳ hạn cho một đơn vị tài sản là K – S(t).
- Nếu S(t) lớn hơn K thì người mua có lãi và người bán lỗ.
- Nếu S(t) nhỏ hơn K thì người bán có lãi và người mua lỗ.
Giá trị của hợp đồng kỳ hạn
Lãi lỗ từ hợp đồng kỳ hạn = giá trị nhận được - phí hợp đồng
Do cả hai bên đều không phải trả chi phí gì trong hợp đồng nên giá trị nhận lại được từ những hợp đồng kỳ hạn đó cũng chính là khoản lãi và lỗ của những bên tham gia trong hợp đồng.
Giao dịch hợp đồng kỳ hạn
Tại Việt Nam hiện nay, hợp đồng kỳ hạn hoàn toàn có thể giao dịch dựa trên cơ sở giao dịch những tài sản cơ sở như hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoán.
Tuy chưa được phổ biến như các hợp đồng tương lai nhưng hợp đồng kỳ hạn vẫn có thể giao dịch trên một số những sàn giao dịch uy tín và được cấp phép giao dịch các loại hợp đồng phái sinh này trong đó có FTV chuyên cung cấp những dịch vụ về đầu tư hàng hóa phái sinh hiệu quả.
Ví dụ về giao dịch hợp đồng kỳ hạn:
Ngày 01/02/2023 Anh A có ký kết hợp đồng kỳ hạn mua của Anh B 1 tấn đậu tương với kỳ hạn là 3 tháng ( tức là vào ngày 01/05/2023) với giá là 10.000 nghìn đồng/ kg. Anh B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn này, Anh A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn này. Sau 3 tháng thì Anh B sẽ phải bán cho Anh A 1 tấn Đậu tương với giá là 10.000 nghìn đồng và Anh A sẽ phải mua 1 tấn Đậu tương đó với giá đã thỏa thuận vào ngày 01/02/2023 cho dù mức giá cả của đậu tương trên thị trường lúc này có thay đổi sau 3 tháng là bao nhiêu đi nữa.
Ưu điểm, nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là gì?
- Ưu điểm
Đối với doanh nghiệp, hợp đồng kỳ hạn chính là công cụ ngăn ngừa rủi ro, được dùng để cố định một khoản chi phí theo mức giá đã được xác định và không bận tâm đến biến động giá cả.
Hợp đồng kỳ hạn chỉ là sự thoả thuận giữa 02 bên nên quy cách giao dịch không được chuẩn hóa. Vì vậy, loại hợp đồng ngày thường mang tính linh hoạt về thời hạn thực hiện hợp đồng, cũng như thời gian giao dịch.
- Nhược điểm
Hạn chế đầu tiên của hợp đồng kỳ hạn cần phải đề cập đó là tính thanh khoản của hợp đồng này khá thấp. Các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn không thể chuyển nhượng vị trí của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn.
Đặc biệt các rủi ro có thể xảy ra khi một bên tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện hợp đồng, cũng chính là một hạn chế rất lớn của hợp đồng kỳ hạn.
So sánh điểm khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
Điểm khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng tương lai như thế nào? Hợp đồng này có khắc phục được những hạn chế của hợp đồng tương lai không? Mời các bạn đọc hãy theo dõi bảng cụ thể dưới đây:
Bảng so sánh sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn
Vì dạng hợp đồng kỳ hạn có những ưu điểm nhất định và có thể khắc phục được một số hạn chế của hợp đồng tương lai. Vì thế hợp đồng này thường được ứng dụng trong thực tiễn thị trường hàng hóa phái sinh như sau:
- Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng có kỳ hạn nhầm phòng tránh rủi ro giảm giá trong tương lai.
- Hợp đồng kỳ hạn được áp dụng để cố định một khoản chi phí hay thu nhập của doanh nghiệp theo một mức giá đã được xác định trước, mà không cần phải lo lắng hay quan tâm đến sự biến động giá cả thị trường.
Rủi ro có thể gặp phải trong hợp đồng kỳ hạn
Các rủi ro chính thường xảy ra với các bên tham gia của hợp đồng kỳ hạn là rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản.
- Về rủi ro thanh toán: Đầu tiên là không có bất kỳ một khoản tiền ký quỹ nào giữa hai bên. Rủi ro tiếp theo là không có không gian đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ. Vì vậy, lời lỗ của hợp đồng kỳ hạn sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn.
- Về rủi ro thanh khoản: Trên thị trường hàng hóa phái sinh, đặc biệt là ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn không phát triển bằng hợp đồng tương lai. Do đó, loại hợp đồng này không được niêm yết trên sàn giao dịch nào cả nên dẫn đến tình trạng tính thanh khoản thấp.
FTV – Đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán năm 2022 vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều yếu tố. Nếu bạn muốn thử sức vào chứng khoán mà chưa có kinh nghiệm gì thì có thể liên hệ ngay tới Công ty Cổ phần Đầu tư và công nghệ FTV chúng tôi. Các bạn sẽ được các chuyên gia tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro và đầu tư có lời.
Đến với FTV, chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về biến động thị trường từ các thống kê, phân tích. Đồng thời, tại đây các bạn được cung cấp miễn phí các loại tài liệu tham khảo như: biểu đồ, thống kê thị trường và cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.
Hy vọng với những thông tin hữu ích vừa rồi có thể giúp các bạn đọc hiểu rõ về hợp đồng kỳ hạn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn về loại giao dịch hàng hóa phái sinh, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0983 668 883 hoặc truy cập vào trang Website ftv.com.vn