VNINDEX1227.83 (11.29 0.93%)482,145,184 CP 12,178.90 Tỷ 262 77 106HNXINDEX221.37 (0.08 0.04%)31,663,135 CP 562.78 Tỷ 61 56 39VN301285.33 (13.6 1.07%)228,523,292 CP 7,462.15 Tỷ 25 3 2HNX30468.89 (1.56 0.33%)13,899,200 CP 314.15 Tỷ 17 10 3

Giao dịch hàng hoá là gì? Giao dịch hàng hoá tại Việt Nam

Thị trường giao dịch hàng hoá còn khá mới mẻ ở Việt Nam và các hoạt động giao dịch thì đang ngày càng trở nên sôi nổi với mức thanh khoản trung bình cao, lên tới trên 2000 tỷ đồng/phiên giao dịch.  Khi thị trường ngày càng mở rộng thì số lượng các nhà đầu tư tham gia vào cũng ngày càng nhiều. Để có thể tham gia giao dịch hàng hoá thành công và thu về lợi nhuận cao, các bạn đừng bỏ lỗ bài viết này nhé!

Giao dịch hàng hoá là gì

Giao dịch hàng hoá là gì

Giao dịch hàng hoá là gì?

Giao dịch hàng hoá là việc mua hoặc bán một loại mặt hàng cụ thể trên thị trường tài chính, từ đó tạo ra một khoản lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Trong giao dịch này, các nhà đầu tư sẽ cần có một khoản vốn nhất định ban đầu để mua hoặc bán một khối lượng hàng hoá tại một mức giá nhất định và thu lợi từ sự chênh lệch giá mua và bán.

Có thể nói rằng, đầu tư vào giao dịch hàng hoá đang là một kênh mang lại nhiều lợi thế lớn trên thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay.

>> Tham khảo: Hàng hóa phái sinh là gì?

Đối tượng của giao dịch hàng hóa là ai? 

Với thị trường hàng hóa này thì đối tượng giao dịch là những thương nhân kinh doanh hàng hóa, những nhà phòng vệ giá, các tổ chức đầu tư và đầu cơ và những nhà giao dịch cá nhân. Họ có cùng với mục đích kiếm tìm lợi nhuận từ sự chênh lệch về giá thông qua những hợp đồng kỳ hạn trên những sàn giao dịch của thế giới. 

Những doanh nghiệp họat động xuất nhập khẩu và thu mua, hoạt động chế biến phục vụ xuất nhập khẩu. Những doanh nghiệp, những người nông dân có mong muốn trao đổi và mua bán hàng hóa được giá bán tốt nhất trên thị trường trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Những sản phẩm hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường hàng hóa Việt Nam

Hàng hóa phái sinh với đặc chưng là giao dịch 4 nhóm hàng hóa chính đó là: 

- Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Đường, ca cao, bông, cà phê, cao su...

- Nhóm nông sản gồm các mặt hàng: Lúa, ngô, đậu tương, gạo...

- Nhóm kim loại gồm các mặt hàng: Quặng sắt, bạch kim, bạc, chì...

- Nhóm năng lượng gồm các mặt hàng: Dầu thô WTI, dầu Brent, xăng, khí tự nhiên...

Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh hiện nay

Khi tham gia đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh, thì nhà đầu tư cần hiểu rõ về những loại hợp đồng kinh doanh đầu tư hàng hóa như sau:

1. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là hình thức giao dịch mà các khách hàng có thể mua bán một lượng hàng hóa tại một mức giá đã xác định và việc chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai. Những yêu cầu về giao dịch hợp đồng tương lai như về khối lượng, mức giá cả, tiêu chuẩn mặt hàng hóa, thời gian đến hạn,... đều sẽ được các sở giao dịch hàng hóa trực tiếp quy định.

2. Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn được hiểu đây là hợp đồng mua hoặc bán với một số lượng đơn vị tài sản cơ sở nhất định trong thời gian tương lai, với một mức giá xác định ngay tại thời điểm đã thỏa thuận hợp đồng. Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, sẽ không có bất kỳ sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền mà hai bên sẽ thỏa thuận và phải thực hiện các nghĩa vụ theo mức giá đã xác định trước đó của thị trường.

3. Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi được hiểu là mỗi bên giao dịch ký kết hợp đồng đều sẽ thực hiện trao đổi cho nhau một số tiền trên các mức giá thả nổi hoặc sẽ cố định của 1 khối lượng hàng hóa nhất định nào đó trong kỳ thanh toán.

4. Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng thỏa thuận về quyền và không kèm theo nghĩa vụ, được mua bán với một lượng hàng hóa cơ sở tại một mức giá và trong khoảng thời gian đã được xác định. Các yêu cầu giao dịch quyền chọn hàng hóa như loại hàng hóa, tháng đến hạn, khối lượng giao dịch,... được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. 

Một số đặc điểm của đầu tư hàng hóa là gì? 

Đầu tư hàng hóa có đa dạng các danh mục sản phẩm với những nhóm hàng hóa như: năng lượng (xăng, khí đốt, dầu...), nhóm nông sản như (ngô, gạo, lúa mì, đậu tương...), nhóm nguyên liệu công nghiệp (cà phê, đường, cao su, ca cao, bông...), nhóm kim loại (quặng sắt, bạch kim, bạc, đồng...). Và thị trường này có một số các đặc điểm nổi bật như sau: 

- Minh bạch và an toàn: Như đã nêu ở trên, thị trường này được hoạt động dưới sụ kiểm soát của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV) nên nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm giao dịch.

- Giá trị đòn bẩy cao: Tối đa là 1:30 cho mỗi một hợp đồng tùy mặc hàng giao dịch. Nhờ vậy mà giúp khả năng sinh lời của thị trường hàng hóa cao hơn những thị trường khác.

- Giao dịch hai chiều: Thị trường này cho phép nhà đầu tư thu về lợi nhuận hai chiều ngay cả khi thị trường giảm hay tăng. Đặc biết nhà đầu tư có thể bán khốn kể cả khi không nắm tài sản cơ sở.

- Bảo hiểm hàng hóa, giảm thiểu được những rủi ro: những người tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh còn có mục đích bảo hiểm rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Với một số các nhà đầu tư có mong muốn chỉ giao dịch với phương pháp lướt sóng để kiếm lợi nhuận mà không cần phải giao nhận hàng hóa thật, thì nên tham gia giao dịch hàng hóa sớm vì đây được coi là thị trường hoàn toàn phù hợp với mong muốn này của nhà đầu tư.

Lợi thế của việc đầu tư giao dịch hàng hóa

Bất kể bạn là đối tượng nào khi tham gia đầu tư vào thị trường giao dịch hàng hóa thì đều được sẽ được nhận những lợi thế từ thị trường này cụ thể như:

  • Tính thanh khoản cao: Như đã chia sẻ, thì đây là thị trường mua bán trao đổi 2 chiều, mua bán ngay lập tức và giao dịch trực tiếp với thị trường thế giới.
  • Đa dạng hóa các loại mặt hàng với 4 nhóm ngành sản phẩm chính: nhóm nông sản, nhóm kim loại, nhóm năng lượng và nhóm nguyên liệu công nghiệp cùng hơn 30 mặt hàng khác nhau nữa.
  • Tính minh bạch cao do đây là thị trường giao dịch và liên thông với các sàn giao dịch quốc tế nên yêu cầu tính minh bạch, an toàn cao.
  • Mức ký quỹ thấp, tỷ lệ đòn bẩy cao. Cũng chính từ đó dẫn đến yêu cầu về vốn tham gia ban đầu không cao.
  • Khi nhà đầu tư dùng đòn bẩy thì sẽ không bị tính chi phí lãi vay.
  • Thời gian giao dịch T+0 do đó khớp lệnh liên tục và ngay lập tức.
  • Thị trường giao dịch liên tục, nhà đầu tư không mất phí qua đêm và có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi, khung thời gian giao dịch đa dạng.
  • Sử dụng các phần mềm giao dịch hiện đại và uy tín của Mỹ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa? 

Với thị trường hàng hóa này thì có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa, một trong số yếu tố quan trọng đó là:

1. Yếu tố cung cầu

Yếu tố cung cầu ở đây chúng ta có thể hiểu là sức bán và sức mua của một mặt hàng nào đó. Trường hợp khi lượng cung lớn hơn thì nhu cầu giá cả của hàng hóa sẽ có xu hướng giảm xuống, và ngược lại khi nhu cầu lớn hơn nguồn cung thì giá cả của hàng hóa cũng sẽ có xu hướng tăng lên.

2. Giá trị của đồng Đô La

Do hàng hóa được giao dịch bằng đồng tiền Đô la Mỹ nên sự biến động của tỷ giá USD sẽ có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới giá cả giao dịch của hàng hóa.

3. Thiên tai

Với những điều kiện về thời tiết khắc nghiệt như bão lụt và hạn hán, sóng thần cũng như động đất đều có thể tác động mạnh mẽ đến giá cả của tất cả các loại hàng hóa.

4. Những sự kiện địa chính trị

Những lực lượng địa chính trị có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới ngành hàng hóa, những tác động này đều có thể sẽ được coi là rủi ro lần cơ hội. Các sự kiện bất ổn về chính trị và chiến tranh, ngoại giao quốc tế, hay sự chia rẽ dân sự và biến động tỷ giả đều có thể làm gia tăng đáng kể những biến động giá trên thị trường hàng hóa.

Tại sao nên giao dịch đầu tư hàng hóa?

1. Đối với những người nông dân

- Như chúng ta đã biết giao dịch hàng hóa phái sinh là một công cụ giảm thiểu rủi ro về giá cả cho người nông dân.

- Giá cả khi đã được định sẵn kể từ khi chính thức ký kết hợp đồng tương lai vì vậy người nông dân hoàn toàn có thể an tâm thực hiện hoạt động sản xuất mà không sợ bị gặp phải tình trạng mất giá hay ép giá khi thu hoạch được mùa.

- Người nông dân sẽ hạn chế giảm thiểu được các chi phí thu hoạch, kho bãi và vận chuyển,...

2. Đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất:

- Là công cụ phòng hộ rủi ro: Giao dịch hàng hóa phái sinh là công cụ giúp những nhà sản xuất sẽ chủ động hơn trong việc định phí và an tâm vận hành, phòng ngừa rủi ro khi có sự biến động giá trong hoạt động kinh doanh. Và giúp cho doanh nghiệp khóa được lợi nhuận hoặc giảm được mức thiệt hại tối thiểu nhất có thể gặp.

- Tạo cơ chế xác lập giá hàng hóa: Đối với nhà sản xuất khi tham gia đâu tư ngắn hạn đều có thể dự đoán được xu hướng giá cả trong tương lai gần và đều có thể tìm cho mình một nguồn cung phù hợp và ổn định trong hoạt động kinh doanh.

3. Đối với các nhà đầu tư giao dịch

Nhà đầu tư có thể nhận được khoản lợi nhuận từ sự chênh lệch giá và cùng với mức đòn bẩy tài chính cao sẽ là nguồn khả năng sinh lời lớn. Không giống với các thị trường chứng khoán chỉ giao dịch tập trung tại sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, thì thị trường hàng hóa phái siinh giao dịch trên phạm vị toàn thế giới tại những sàn giao dịch lớn. Bên cạnh đó, mức ký quỹ của hợp đồng tương lai thấp hơn so với tổng số giá trị hợp đồng, điều đó tạo nên nhiều cơ hội đầu tư cho nhiều cá nhân nhỏ lẻ.

Bảo hiểm rủi ro khi giao dịch hàng hóa phái sinh

Bảo hiểm giả cả hàng hóa ra đời là sự bắt nguồn từ việc tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu rủi ro về sự biến động giá gây nên bất lợi cho người nông dân hay cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Bảo hiểm giá cả hàng hóa giúp người nông dân được an tâm sản xuất, các doanh nghiệp dễ dàng kiếm soát giá bán ra được như mong muốn và định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất hoặc trồng trọt.

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) là nơi đóng vai trò "nhà tạo lập thị trường", đây là người sẵn sàng mua đối với người bán và cũng là người sẵn sàng bán với người mua. Việc chuyên biệt và những tiêu chuẩn hóa các mặt hàng hóa sẽ làm cho việc giao dịch trên các sàn hàng hóa được trở nên dễ dàng hơn và ngày càng trở thành công cụ chính yếu trong việc phòng ngừa rủi ro biến đồng giá của các đối tượng tham gia thị trường.

Thị trường hàng hóa là một trong số các thị trường có sự biến động mạnh nhất thế giới trong những năm vừa qua. Mối quan hệ giữa hàng hóa vật chất và hàng hóa phái sinh là một mối quan hệ không tách rời, một mặt khác đặc tả hàng hóa vật chất được cụ thể hóa thành những hợp đồng giao dịch phái sinh chuyên biệt, mặt khác giá của các hợp đồng giao dịch hàng hóa lại là tiêu chuẩn để thống nhất một mức giá thanh toán giữa những hợp đồng giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu với nhau.

Lợi ích lớn nhất của việc tham gia thị trường hàng hóa phái sinh là đối tượng tham gia vào thị trường một mặt chủ động và quyết định bảo toàn được phần lợi nhuận mình sẽ có được, mặt khác ổn định được kế hoạch kinh doanh nhờ giảm được những rủi ro ở mức tối đa về sự biến động giá cả thị trường.

Những lưu ý trong giao dịch hàng hóa mà các nhà đầu tư cần biết sớm

Những lưu ý khi tham gia đầu tư vào thị trường hàng hóa để quá trình đầu tư được diễn ra thành công hơn, giảm thiểu tối đa những rủi ro không mong muốn, thì nhà đầu tư không chỉ tìm hiểu về các mặt hàng hóa, các công ty giao dịch uy tín mà còn cần phải biết và hiểu về những lưu ý khi tham gia đầu tư. Sau đây FTV sẽ cung cấp đến bạn đọc những lưu ý khi tham gia đầu tư: 

- Cần xây dựng mục tiêu đầu tư rõ ràng: Nhà đầu tư cần có một kế hoạch giao dịch một ngày sẽ giao dịch với khối lượng bao nhiêu lệnh, chặn lỗ và chốt lời ở mức bao nhiêu. 

- Nguồn vố đầu tư: Khi quyết định đầu tư nên tìm hiểu về khả năng tài chính của cá nhân đang ở mức nào? Cần có bao nhiêu tiền để đầu tư vào giao dịch hàng hóa. Và có cần phải đi vay không. Nếu tài chính cá nhân đủ mạnh thì không nên đi vay, vì nếu đi vay sẽ thêm một chi phí là lãi. 

- Quỹ thời gian: Để đầu tư vào thị trường này hiệu quả, nhà đầu tư cần phải bỏ thời gian để đầu tư tìm hiểu thị trường, tìm kiếm và học hỏi những lý do, sai lầm của các trader khác để tránh mắc phải. 

- Cập nhật toàn bộ thông tin: Để đặt được hiểu quả hơn, có thêm nhiều cơ hội mang về lợi nhuận khác, thì nhà đầu tư cần cập nhật thông tin thị trường thường xuyên và liên tục. Bởi những sự biến động nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến giá cả của các loại hàng hóa. 

Sự khác biệt giữa giao dịch hàng hoá và giao dịch chứng khoán

Hiện nay, hầu hết các thị trường phái sinh trên thế giới đều bao gồm 2 thị trường đan xen, đó là thị trường phái sinh chứng khoán và thị trường phái sinh hàng hóa. Tại các thị trường hàng hóa phái sinh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Brazil hay Ấn Độ thì mô hình tổ chức quản lý tập trung được áp dụng. Tại Mỹ và Nhật Bản thì thị trường phái sinh hàng hóa và thị trường phái sinh chứng khoán có sự tách biệt nhất định với cơ quan quản lý, khung pháp lý và thông lệ kinh doanh.

Sự khác biệt giữa giao dịch hàng hoá và giao dịch chứng khoán

Sự khác biệt giữa giao dịch hàng hoá và giao dịch chứng khoán

 

Thị trường chứng khoán

Thị trường hàng hoá

Bản chất

Là giao dịch mua bán cổ phần của một công ty

Là giao dịch một loại hàng hoá như gạo, cà phê, thép, dầu,…

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản trung bình

Tính thanh khoản cao do giao dịch với thế giới

Biến động giá

Mức độ biến động giá thấp

Mức độ biến động giá cao

Mức ký quỹ

Ở Việt Nam, mức kỹ quỹ là 1:1, tức là có 100 triệu sẽ được vay 100 triệu

Mức ký quỹ cao, ví dụ như hợp đồng mua bán cà phê có mức ký quỹ là 1/10, tức là hợp đồng này giá trị 330 triệu thì mình chỉ cần ký quỹ 33 triệu là có thể mua được một hợp đồng

Mức độ rủi ro

Giá chứng khoán biến động khó lường vì một doanh nghiệp có thể phá sản bất cứ lúc nào nên sẽ không có khái niệm giá cao nhất hay thấp nhất, hơn nữa báo cáo tài chính đôi lúc cũng không được minh bạch.

Là các mặt hàng hoá cơ bản có mức giá thành sản xuất nên những biến động về giá cũng không quá thấp so với điểm hoà vốn và cũng không quá cao bởi nó tuân theo quy luật cung – cầu.

Cách mua bán

Giao dịch mua bán một chiều, tức là khi chứng khoán lên thì nhà đầu tư mới có lãi còn nếu xuống thì sẽ lỗ.

Giao dịch mua bán 2 chiều nên nhà đầu tư vẫn có thể kiếm tiền cả khi thị trường lên và xuống giá hàng hoá.

Phần mềm giao dịch

Giao dịch qua nhân viên, trực tuyến qua website hoặc trên app điện thoại

Giao dịch qua nhân viên, qua phần mềm trên window máy tính và không có giao dịch qua app trên điện thoại

Công cụ hỗ trợ nhà đầu tư

Mua bán ăn mức chênh lệch, cổ tức

Mua bán chênh lệch giá và bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp

Cách mua bán, rút tiền

Thông qua công ty chứng khoán lên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam

Qua công ty hàng hoá lên Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam

>> Xem thêm: Sở giao dịch hàng hoá là gì?

Các sàn giao dịch hàng hoá quốc tế mà các nhà đầu tư nên biết

Để có thể tiến hành các giao dịch hàng hoá, các nhà đầu tư sẽ thông qua bên môi giới thứ 3 là các sàn giao dịch thay vì trực tiếp đến các Sở giao dịch Hàng hoá. Vì đã được kết nối với các Sở giao dịch Hàng hoá Quốc tế qua sàn giao dịch nên các nhà đầu tư có thể lựa chọn giao dịch nhiều mặt hàng khác nhau trong bất cứ khung giờ nào mà mình muốn. Dưới đây là một số sàn giao dịch hàng hoá quốc tế uy tín mà các nhà đầu tư thường lựa chọn.

1. Sàn CBOT ( The Chicago Board of Trade)

Được thành lập vào năm 1848, CBOT (Sàn giao dịch Chicago) là sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Trên sàn CBOT, cả hợp đồng về tài chính và mặt hàng nông sản đều được giao dịch.

Sàn giao dịch Chicago

Sàn giao dịch Chicago

Ban đầu, CBOT chỉ giao dịch các hợp đồng tương lai của các mặt hàng phái sinh nhóm nông sản như lúa mì, ngô, đậu tương,...nhưng hiện nay, nó đã cung cấp thêm các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai dành cho các sản phẩm khác như trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, vàng, bạc và năng lượng.

Vì có vị trí gần với trung tâm nông nghiệp của Mỹ nên Chicago được cho là địa điểm trao đổi quan trọng cho chăn nuôi cũng như cơ sở hạ tầng đường sắt, giúp các sản phẩm được giao dịch trên CBOT một cách tương đối dễ dàng với giá cả phải chăng và ổn định.

Ngày nay, sàn giao dịch CBOT đã trở thành một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME group). Đây là thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất Thế Giới với 4 sàn, đó là CME, CBOT, COMEX và NYMEX. Sau khi sát nhập CME Group vào năm 2007, CBOT giao dịch thêm các sản phẩm chỉ số nông nghiệp, chỉ số cổ phiếu và các sản phẩm về lãi suất.

2. Sàn NYMEX (NewYork Mercantile Exchange)

Sàn NYMEX - Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất trên thế giới hiện nay và là một phần của CME Group, chiếm khoảng 10% khối lượng trao đổi hàng ngày của CME Group, tương đương với 30 triệu hợp đồng.

Sàn NYMEX - Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất trên thế giới hiện nay

Sàn NYMEX - Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất trên thế giới hiện nay

Sàn NYMEX do Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity Futures Trading Commission - CFTC) quy định. Đây là một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ thúc đẩy thị trường tương lai cạnh tranh có hiệu quả, giúp bảo vệ các nhà đầu tư chống lại sự thao túng, lạm dụng cũng như các gian lận. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn về năng lượng và các kim loại quý chính là công cụ hiệu quả để các công ty quản lý rủi ro bằng cách bảo hộ giá (Hedging). Nhờ đó, NYMEX trở thành một phần quan trọng của thế giới về giao dịch phái sinh hàng hoá và phòng ngừa rủi ro.

3. Sàn ICE (Intercontinental Exchange)

ICE là tập đoàn giao dịch lớn thứ 3 trên thế giới

ICE là tập đoàn giao dịch lớn thứ 3 trên thế giới

Tháng 05/2000, ICE được thành lập vào tại Atlanta, Georgia. ICE được tạo ra với mục đích là tạo nên sự thuận lợi cho việc mua và bán các mặt hàng năng lượng, điện tử và nó hoạt động giống như một sàn giao dịch điện tử, liên kết trực tiếp với các công ty và cá nhân muốn kinh doanh khí đốt tự nhiên, khí thải, dầu, nhiên liệu máy bay, năng lượng điện và các hợp đồng tương lai.

Từ khi được thành lập, ICE vẫn luôn đi đầu trong thị trường giao dịch hàng hóa, cung cấp cho các công ty khả năng giao dịch hàng hóa năng lượng với một công ty khác 24/24 và mở rộng ra toàn thế giới. Đồng thời tạo điều kiện cho việc giao dịch các sản phẩm ngoại hối, lãi suất cũng như các hợp đồng bảo hiểm nợ xấu CDS.

Hiện nay, ICE là tập đoàn giao dịch lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Sàn giao dịch và thanh toán bù trừ Hồng Kông và tập đoàn CME Group.

4. Sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)

TOCOM là công ty chứng khoán vì lợi nhuận

TOCOM là công ty chứng khoán vì lợi nhuận

Việc sáp nhập Sàn giao dịch cao su Tokyo, Sàn giao dịch vàng Tokyo và Sàn giao dịch dệt may Tokyo đã hình thành nên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) vào tháng 11 năm 1984. Ban đầu, TOCOM chủ yếu tập trung vào niêm yết vàng , bạc, cao su và bạch kim nhưng đến những năm 1990 thì đã bổ sung thêm palladium, nhôm, dầu hỏa, xăng vào danh sách hàng hóa giao dịch.

Sàn TOCOM mang đến cho nhà đầu tư những cơ hội giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn đối với vàng, bạc, bạch kim, cao su, dầu thô, dầu khí, dầu hỏa, xăng và palladium. Trong đó, vàng là hàng hoá có khối lượng giao dịch cao nhất, tiếp đó là bạch kim, xăng, dầu thô và cao su. 

TOCOM là công ty chứng khoán vì lợi nhuận và cũng là thị trường để mua và bán nguyên liệu thô hoặc hàng hóa cơ bản, ví dụ như tài nguyên thiên nhiên lớn nhất ở Nhật Bản.

Cách giao dịch hàng hóa phái sinh với FTV

Dưới đây là những bước tạo lập tài khoản và quy trình giao dịch hàng hóa phái sinh chi tiết, cụ thể mà bạn có thể tham khảo tại FTV: 

  • Bước 1: Đăng ký mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh
  • Bước 2: Nộp tiền ký quỹ giao dịch hàng hóa phái sinh
  • Bước 3: Tải phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh
  • Bước 4: Theo dõi biến động giá hàng hóa và tham khảo tư vấn từ đội ngũ chuyên gia tài chính của chúng tôi
  • Bước 5: Đặt lệnh giao dịch vào theo dõi chốt lời

FTV – Công ty chuyên tư vấn đầu tư giao dịch hàng hoá phái sinh uy tín tại Việt Nam

Là một thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), FTV là một trong những công ty tư vấn đầu tư tài chính chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay với nghiệp vụ cao trong việc cung cấp các dịch vụ giao dịch hàng hóa phái sinh, giúp nhà đầu tư có thêm kênh đầu tư mới với nhiều nhiều tiềm năng thu lợi nhuận.

Đến với FTV, các bạn sẽ được lắng nghe những chia sẻ về đầu tư từ những chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm đầu tư và quản lý quỹ tại thị trường Việt Nam, luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn 24/7 và đưa ra những phương án đầu tư rõ ràng, đem lại hiệu quả cao.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về giao dịch hàng hoá phái sinh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 0983 668 883 hoặc để lại email cá nhân trên website https://ftv.com.vn/. Chúng tôi sẽ liên hệ để hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận