VNINDEX1290.99 (-0.5 -0.04%)949,595,102 CP 21,526.04 Tỷ 149 87 233HNXINDEX235.72 (-0.2 -0.08%)97,591,086 CP 1,735.70 Tỷ 43 49 65VN301352.56 (1.71 0.13%)419,804,704 CP 11,901.50 Tỷ 15 5 12HNX30516.04 (-2.49 -0.48%)42,189,400 CP 977.46 Tỷ 8 6 16

Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam là gì? Chức năng, cơ cấu tổ chức

Trong thị trường giao dịch hàng hoá, Sở Giao dịch hàng hóa có vai trò quan trọng. Mọi hoạt động mua bán hàng hoá đều phải tuân theo những quy tắc giao dịch cả Sở giao dịch hàng hoá. Vậy cụ thể thì Sở giao dịch hàng hoá là gì và chức năng của sở giao dịch hàng hoá ra sao, tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Giới thiệu về Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì?

Sở Giao dịch hàng hóa, tên tiếng Anh là goods exchange hoặc mercantile exchange. Đây là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán hàng hoá cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các hoạt động giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những quy tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.

Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa có vị trí là chủ thể tổ chức và điều hành tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa. Mỗi quốc gia thì Sở Giao dịch hàng hóa lại có hình thức tổ chức và cơ chế vận hành khác nhau, tuy nhiên chúng đều có chung bản chất là "một tổ chức nghề nghiệp hoạt động theo nguyên tắc độc lập và có tư cách pháp nhân".

Hiểu một cách đơn giản thì Sở Giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận và ký kết các hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay và đây chính là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn mua và quyền chọn bán hàng hóa.

Xem thêm: Hàng hóa phái sinh là gì?

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Để dễ dàng hình dung và so sánh, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) có mô hình hoạt động tương tự như Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) hay như Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Sở giao dịch hoạt động như một trung gian kết nối các nhà đầu tư, các công ty thành viên và và Sở giao dịch hàng hóa của quốc tế.

Sở giao dịch hàng hóa cũng sẽ có nhiều phòng ban, nhiều bộ phận tương tự như HOSE, HNX và những bộ phận đặc thù như Trung tâm giao nhận hàng hóa hay như Trung tâm thanh toán bù trừ...

Điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy là Sở giao dịch hàng hóa MXV là đơn vị duy nhất tại Việt Nam về lĩnh vực hàng hóa. Với tính chất quốc tế được thể hiện khi MXV đã được phép kết nối liên thông với những Sở giao dịch hàng hóa lớn khác trên thế giới, được cho phép nhà đầu từ giao dịch những mặt hàng trên các sàn này bên cạnh những sản phẩm được niêm yết trực tiếp tại MXV.

Các hiệp hội của Sở Giao dịch hàng hóa

Tính đến hết năm 2021, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam bao gồm 9 hiệp hội lớn trong nước, đó là:

  • Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
  • Hiệp hội Điều Việt Nam
  • Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
  • Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam
  • Hiệp hội Bông Việt Nam
  • Hiệp hội Thép Việt Nam
  • Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam
  • Hiệp hội Dây cáp điện Việt Nam
  • Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Xem thêm: Giao dịch hàng hoá là gì?

Những mặt hàng hóa được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam 

Theo như Quyết định số 4361/QĐ-BCT năm 2010 có quy định về việc công bố danh mục các mặt hàng hóa được phép giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam bao gồm: 

  • Các loại cà phê nhân, cà phê chưa rang và chưa khử chất cafein.
  • Những loại mủ cao su tự nhiên ở dưới dạng đã hoặc chưa được tiền lưu hóa.
  • Các loại cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói.
  • Các loại cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật.
  • Các loại sản phẩm thép không hợp kim cán phẳng chưa phủ, chưa mạ hoặc tráng.
  • Các loại sản phẩm thép không hợp kim đã được cán phẳng đã phủ mạ hoặc tráng.
  • Các loại sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh, dạng que khác mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng…

Thời gian giao tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Thời gian giao dịch sẽ do Sở giao dịch hàng hóa công bố trực tiếp và cụ thể bao gồm: ngày giao dịch, phiên giao dịch và thời gian khớp lệnh giao dịch, giờ mở, giờ đóng cửa của ngày giao dịch. 

Thời gian giao dịch trao đổi mua bán trên Sở giao dịch hàng hóa sẽ được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của chính ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến khi phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch trên hợp đồng. Ngay sau khi đã hết hạn giao dịch, thì các bên nắm giữ hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản đã quy định trong hợp đồng. 

Nhà đầu tư cần phải chú ý đến thời gian giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa và thời gian giao dịch trên các hợp đồng để thực hiện quyền và các nghĩa vụ theo đúng quy định. 

Hình thức giao dịch hàng hóa tại Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam

Sở Giao dịch sẽ thực hiện các phương thức giao dịch hàng hóa thông qua việc khớp lệnh tập trung trên cơ sở lệnh mua và lệnh bán. Việc mua bán này được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: 

  • Khi lệnh mua có mức giá cao hơn thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
  • Khi lệnh bán có mức giá thấp hơn thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước. 
  • Trường hợp xuất hiện những lệnh mua, những lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nào được nhập trước vào hệ thống thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước. 

Chức năng nhiệm vụ của Sở Giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa có những chức năng được thể hiện cụ thể thông qua những hoạt động chính chủ yếu sau đây: 

1. Bảo hiểm giá cho người bán

Khi giá cả đã được các thành viên của Sở giao dịch hàng hóa định giá. Thì mức giá cả hàng hóa của người nông dân, của nhà sản xuất lớn đều sẽ giống như nhau. Như vậy không có tình trạng bị thương lái ép giá cả hay “được mùa những mất giá”. Giao dịch hàng hóa trên Sở giao dịch sẽ có tính ổn định về mặt giá cả hơn cho người bán và cho các nhà đầu tư. 

2. Tạo lập thị trường

Sở Giao dịch Hàng hóa đóng một vai trò giúp kết nối các “nhà” trong chuỗi giá trị của sản phẩm từ người nông dân gieo trồng, sản xuất đến nhà chế biến, các đơn vị xuất khẩu và đến cuối cùng là người tiêu dùng. Với việc kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau sẽ tạo nên một thị trường hàng hóa với những quy chuẩn nhất định, giúp cho các nhà đầu tư giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa một cách thuận tiện hơn.

3. Thu thập và phổ biến thông tin thị trường

Sở giao dịch hàng hóa sẽ là nơi cung cấp những thông tin cần thiết và những dữ liệu thống kê liên quan đến tình hình giao dịch các hợp đồng tương lai của những loại hàng hóa. Và từ đó sẽ làm cơ sở giúp cho các nhà đầu tư đưa ra được quyết định của mình. 

4. Phân loại hàng hóa

Tất cả hàng hoá được giao dịch trên các Sàn Giao Dịch Hàng hóa đều đã được xếp theo những đặc điểm nhất định được gọi là bản đặc tả hợp đồng. Với việc đưa ra những bản đặc tả hợp đồng của các loại mặt hàng hóa khác nhau, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra được những lựa chọn rổ hàng hóa nào sẽ phù hợp với nhu cầu và mục đích đầu tư của các nhân mình.

Xem thêm: Sản phẩm phái sinh là gì?

Trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Theo quy định tại Điều số 16 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam có những trách nhiệm cụ thể như sau: 

  • Tổ chức các hoạt động mua bán hàng hóa theo đúng quy định và theo điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
  • Tổ chức những giao dịch trao đổi mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam một cách công bằng, minh bạch, an toàn và hiệu quả.
  • Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ công bố các Điều lệ hoạt động, các Giấy phép thành lập đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương, công bố danh sách và các thông tin thành viên của Sở Giao Dịch hàng hóa, công bố những thông tin giao dịch, các lệnh giao dịch, mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
  • Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất những thông tin liên quan đến các hoạt động mua bán hàng hóa và các danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
  • Sở giao dịch hàng hóa cũng sẽ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra thông qua Sở. Thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ và cách quản trị rủi ro giúp giám sát và ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ.
  • Sở giao dịch hàng hóa còn có trách nhiệm như bồi thường thiệt hại cho những thành viên trong trường hợp do Sở giao dịch hàng gây nên.
  • Sở giao dịch hàng hóa cũng sẽ có trách nhiệm cung cấp các thông tin và phối hợp với những cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, công tác kiểm tra và phòng chống các hành vi, vi phạm đến pháp luật liên quan đến những giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở. 

Ưu điểm khi giao dịch hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Hiện nay trên thị trường tài chính có rất nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau. Ở Việt Nam hiện tại chỉ có 2 kênh đầu tư tài chính hợp pháp đó là chứng khoán và hàng hóa, trong khi đó giao dịch hàng hóa là kênh duy nhất được liên thông với thị trường quốc tế. Sau đây là một vài ưu điểm của giao dịch hàng hóa như sau:

  • Thị trường giao dịch hàng hóa được liên thông quốc tế và tính thanh khoản lớn.
  • Thời gian giao dịch linh hoạt, 23/24 giờ/ngày, giao dịch cả vào buổi tối và ngoài giờ hành chính.
  • Giao dịch T+0: Trong phiên giao dịch sẽ khớp lệnh Mua và lệnh Bán ngay lập tức.
  • Giao dịch hai chiều, lệnh bán khống giúp nhà đầu tư có cơ hội thu lợi nhuận ngay cả khi giá giảm.
  • Không mất thuế giao dịch, không mất lãi vay và không mất phí giao dịch qua đêm, không mất phí quản lý tài khoản.
  • Đặc biệt không giới hạn biên độ giao dịch hoặc có biên độ mở rộng.
  • Dữ liệu giao dịch thông tin minh bạch, đáng tin cậy, bảng giá real-time, do các Sở quốc tế cung cấp, cập nhật.
  • Giao dịch nộp rút tiền linh hoạt, nhanh chóng.

Các vấn đề liên quan đến mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa

1. Khái niệm

Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại mà trong đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một loại hàng hóa nhất định với một lượng nhất định qua Sở Giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở với mức giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định là một thời điểm trong tương lai.

2. Đặc điểm của việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

- Các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa đều được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán và hình thức pháp lý. Hợp đồng này được ký kết và thực hiện thông qua Sở Giao dịch hàng hóa.

- Hàng hóa được trao đổi giữa bên mua và bên bán phải là những mặt hàng đã được tiêu chuẩn hóa một cách cụ thể và được thực hiện theo các nguyên tắc, thủ tục, trình tự chặt chẽ.

- Việc thực hiện nghĩa vụ của các bên thường tham gia không được thực hiện vào thời điểm ký kết hợp đồng mà nó được thực hiện tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

- Việc mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc cũng với các thủ tục của Sở Giao dịch hàng hóa. Sở Giao dịch hàng hóa đóng vai trò là cầu nối trung gian kết nối các bên mua và bán để tạo nên hợp đồng và bảo đảm việc thực hiện hợp đồng.

3. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đem lại những lợi ích gì?

Với nền kinh tế

- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh,…có thể tận dụng mọi khả năng lợi dụng thị trường Sở Giao dịch hàng hóa để dịch chuyển những rủi ro về giá cả trong những giao dịch thực tế, tránh hoặc giảm thiểu được những tổn thất do các biến động giá gây ra.

- Định hướng sản xuất.

- Bảo vệ các nhà đầu tư.

- Điều chỉnh giá cả hàng hoá trên thị trường.

Với quản lí nhà nước

- Giúp nhà nước và các thành phần tham gia thị trường nắm được mối quan hệ cung cầu và giá hàng hoá.

- Việc chuẩn hóa trên Sở giao dịch hàng hóa tạo điều kiện để nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng của hàng hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế.

- Dựa vào các số liệu thống kê trên Sở Giao dịch hàng hóa mà nhà nước có thể dễ dàng thực hiện việc quản lý kinh tế một cách hiệu quả hơn.

Với xã hội

- Giảm thiểu các chi phí rủi ro với xã hội.

- Phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong xã hội.

Hệ thống các Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông

Trong 5 năm từ 2018 đến 2023, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã tiến hành kết nối liên thông với 6 Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới, luôn khẳng định vị thế trên bản đồ thị trường giao dịch hàng hóa tập trung quốc tế, toàn cầu bao gồm:

  • Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago – CME Group. Bao gồm những sở giao dịch như CBOT, CME, COMEX, NYMEX).
  • Sở Giao dịch liên lục địa – ICE. Bao gồm những Sở giao dịch như ICE US, ICE EU, ICE Singapore.
  • Sở Giao dịch Kim loại London – London Metal Exchange (LME).
  • Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange – OSE.
  • Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore – SGX.
  • Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives Berhad – BMD.

FTV thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

FTV là một thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn tài chính, chứng khoán và hàng hoá phái sinh. Với đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, khi giao dịch gặp sự cố, tư vấn viên của chúng tôi có thể hỗ trợ xử lý và đưa ra phương án khắc phục tốt nhất nhằm đảm bảo giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Không chỉ vậy, các chuyên viên của FTV còn giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý và có khả năng sinh lời cao.

Để được tư vấn đầu tư tài chính ngay hôm nay, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0983 668 883 hoặc để lại email cá nhân trên website https://ftv.com.vn/. Chúng tôi sẽ liên hệ để hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận