VNINDEX1283.95 (-6.23 -0.48%)437,102,100 CP 10,803.38 Tỷ 192 155 274HNXINDEX243.08 (-0.84 -0.34%)42,038,750 CP 970.46 Tỷ 63 264 81VN301297.08 (-6.12 -0.47%)129,189,002 CP 4,240.34 Tỷ 6 1 23HNX30536.41 (-1.89 -0.35%)29,039,400 CP 758.04 Tỷ 10 4 16

Giá niêm yết là gì? Đặc điểm của giá niêm yết

Niêm yết chứng khoán có nghĩa là được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đồng ý và cho phép niêm yết giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Bài viết sau đây của FTV sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về giá niêm yết chứng khoán theo quy định hiện hành. 

Giá niêm yết là gì?

Giá niêm yết là gì?

Giá niêm yết là gì?

Giá niêm yết là mức giá mà những tổ chức, các cá nhân sản xuất, phát triển kinh doanh thông báo công khai đến các khách hàng về mức giá mua và mức giá bán hàng hóa, mọi dịch vụ bằng Đồng Việt Nam được quy định tại Khoản 4 – Điều 2 Thông tư 116/2018/TT-BTC quy định về các chế độ báo cáo giá thị trường được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày 01/02/2019.

Trong tiếng Anh Giá niêm yết được gọi là list price. Đây là mức giá của hàng hóa hay những dịch vụ mà một cá nhân hay các tổ chức cung cấp đến cho các khách hàng một cách công khai và minh bạch rõ ràng.

Giá niêm yết thông thường được hiển thị dưới dạng là bảng giá, hoặc cũng có thể được in trên các bao bì sản phẩm, được gắn ở bên dưới sản phẩm hoặc được treo một danh sách dài bao gồm rất nhiều các sản phẩm khác nhau và được ghi rõ giá của từng sản phẩm đó. Giá niêm yết cần phải được ghi rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn cho người mua.

Giá niêm yết này thường sẽ áp dụng cho những người mua với số lượng ít, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, để tăng tính cạnh tranh với các cửa hàng khác có bán mặt hàng tương tự hoặc muốn giữ khách nên chủ cửa hàng thường sẽ có xu hướng là giảm giá thấp hơn với giá niêm yết.

Xem thêm: Cổ phiếu niêm yết là gì?

Giá niêm yết có đặc điểm gì?

Giá cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu được hiển thị trên bảng thông tin điện tử và cập nhật từng phút về giá giao dịch, khối lượng giao dịch. Đối với những sàn giao dịch lớn hầu hết giờ giao dịch từ 9:30 sáng tới 4:00 chiều. 

Bảng thông tin cho thấy tên cổ phiếu (được biểu thị bằng kí hiệu cổ phiếu: 3, 4 chữ cái. Ví dụ: TGT hoặc AAPL), giá của chúng giao dịch ( dưới dạng thập phân), số lượng cổ phiếu được giao dịch, sự thay đổi giảm hoặc tăng của giá niêm yết so với giá niêm yết cuối cùng & mức độ thay đổi giá.

Nhiều bên liên quan sẽ theo dõi giá niêm yết của cổ phiếu bao gồm: nhóm quản lý công ty, quan hệ nhà đầu tư, nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư bán lẻ. Ngoài ra, nhà giao dịch liên tục theo dõi, dự đoán giá niêm yết của một mã chứng khoán để đặt mua cho tài khoản của khách hàng hoặc chính bản thân họ. 

Khi nhà giao dịch làm việc cho một định chế tài chính, thường thì họ sẽ giao dịch bằng tiền hoặc tín dụng của công ty. Ngoài ra, nhà giao dịch có thể làm việc độc lập trong trường hợp họ sẽ không được nhận mức lương, tiền thưởng và ngược lại đối với một nhà giao dịch làm việc trong các công ty lớn họ sẽ có thể giữ lại tất cả lợi nhuận.

Địa điểm để thực hiện việc niêm yết giá

Căn cứ vào quy định tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, về việc niêm yết giá được thực hiện tại một số địa điểm sau đây:

  • Tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quầy giao dịch và bán các sản phẩm.
  • Những siêu thị, các trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, tại các cửa hàng, các cửa hiệu, những ki-ốt, hay quầy hàng, nơi diễn ra các giao dịch trao đổi việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Tại các hội chợ triển lãm có bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
  • Những địa điểm khác theo quy định của pháp luật đề ra.

Ý nghĩa của việc niêm yết giá

Việc niêm yết giá có những ý nghĩa vô cùng quan trọng cụ thể sau đây:

  • Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch giữa nhóm những người buôn bán với nhau.
  • Với khách hàng thì sẽ có một tâm thế dễ chịu hơn trong lúc đi mua hàng khi đã biết rõ giá của từng sản phẩm rồi.
  • Khách hàng cũng sẽ không bị đưa vào tình huống bị ép mua với giá cao hơn so với giá bán vì không được niêm yết giá sẵn (đặc biệt là ngành du lịch cụ thể là những khách du lịch).
  • Niêm yết giá giúp cho giá cả được kiểm soát, việc vận hành tổ chức mua bán cũng sẽ trở nên nghiệm ngặt và dễ dàng quản lý hơn.
  • Khách hàng dễ dàng so sánh và phân biệt giá và lựa chọn mua sản phẩm dễ dàng hơn.

Cách thức niêm yết giá tại Việt Nam

Giá niêm yết tại mỗi cửa hàng sẽ phụ thuộc vào từng chủ cửa hàng. Nhưng trên thực tế thì vẫn có những cách thức để niêm yết giá theo quy định chung mà người thực hiện các hoạt động kinh doanh sẽ phải tuân thủ theo cụ thể:

Căn cứ vào quy định tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá, cách thức và những nguyên tắc niêm yết giá được quy định cụ thể như sau:

  • Cá nhân, các tổ chức kinh doanh cần phải niêm yết giá một cách minh bạch, rõ ràng, không có nhiều tầng nghĩa về mức giá và tránh gây hiểu nhầm cho người mua. Có rất nhiều hình thức niêm yết giá khác nhau mà các chủ kinh doanh có thể lựa chọn để niêm yết giá như dán, in, hoặc ghi bằng bút…
  • Giá niêm yết cần phải đặt ở những nơi hợp lý đúng với sản phẩm đó, đảm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và nhìn thấy giá của sản phẩm.
  • Khi giá đã được niêm yết cho từng sản phẩm thì cần phải bán đúng giá, không bán với giá cao hơn, đặc biệt trong một số các trường hợp bán cho khách du lịch là những người tại địa phương khác hoặc là khách nước ngoài.
  • Nhà nước quy định các mặt hàng có giá niêm yết chung như xăng dầu, xi măng, hay như sắt thép, dầu…. thì không được tự ý thay đổi về mức giá và phải bán đúng giá mà Nhà nước đã quy định và đưa ra.
  • Giá niêm yết các sản phẩm phải được niêm yết dưới dạng Đồng Việt Nam, còn đối với các mặt hàng hóa được Nhà nước quy định niêm yết với giá trị của đồng tiền nước khác thì sẽ được áp dụng theo các quy định của Nhà nước đề ra.
  • Giá niêm yết là giá đó đã bao gồm tất cả các loại thuế, phí của chính sản phẩm đó. Người mua khi mua các sản phẩm đó thì chỉ cần trả số tiền đúng bằng với giá đã niêm yết, không cần phải trả thêm bất cứ một khoản thuế hay phụ phí nào ngoại trừ phí vận chuyển hàng hóa từ nơi bán đến nơi người mua muốn nhận (đây là trường hợp có yêu cầu).

Phân biệt niêm yết giá với giá bán

Giá niêm yết Giá bán buôn Giá bán lẻ

Đây là mức giá mà những tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh công khai đến người mua. Giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng đồng tiền Việt Nam. 

Giá bán buôn là mức giá được hình thành dựa trên hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác, không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. - Giá bán lẻ là mức giá bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Bán lẻ là việc mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty bán lẻ lớn và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.
Khi người mua mua các sản phẩm này thì chỉ cần phải trả đúng với mức giá này mà không phải trả thêm bất cứ một khoản phụ phí nào nữa.  Hàng hóa bán buôn là hàng hóa thường được mua với số lượng lớn từ một nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất với mức giá thấp hơn nhiều so với giá bán lẻ trên thị trường.  Các tổ chức bán lẻ có quy mô rất khác nhau, nó có thể là một của hàng duy nhất hoặc chuỗi các của hàng liên tiếp bao gồm nhiều chi nhánh, kể cả cửa hàng bách hóa, của hàng chuyên danh, cửa hàng giảm giá, ... 
Giá niêm yết đại diện cho 1 mức giá mà cả người mua và người bán đồng ý trao đổi giao dịch với nhau trong một thời gian gần nhất.   Sau đó, hàng hóa sẽ được bán cho người tiêu dùng bởi một nhà bán lẻ. Theo đó, các nhà bán buôn là người trung gian giữa nhà sản xuất và bán lẻ.  Người tiêu dùng trong ngành bán lẻ là người dùng cuối, tức là người sẽ trực tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó chứ không phải khách hàng bán buôn. Theo đó, các nahf bán lẻ là người trung gian giữa nhà bán buôn và khách hàng.

Tham khảo: Niêm yết chứng khoán là gì?

Giá niêm yết chứng khoán lần đầu tiên nên xác định như thế nào?

Giá niêm yết chứng khoán lần đầu nên xác định như thế nào?

Giá niêm yết chứng khoán lần đầu tiên nên xác định như thế nào?

Định giá cổ phiếu niêm yết là một công việc rất quan trọng và đòi hỏi mức độ thận trọng cũng như tinh thần trách nhiệm cao của công ty niêm yết & tổ chức tư vấn thực hiện vì quyền lợi của các cổ đông.

Theo quan điểm của chuyên gia phân tích SMES đưa ra, công ty niêm yết nên sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, có công bố kèm theo giải thích. Như vậy sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn chân thực hơn giá trị của cổ phiếu công ty.

Đến nay nhiều công ty đều có khuynh hướng sử dụng số liệu bình quân của 2 phương pháp định giá là DCF và P/E hay chuyển hẳn qua P/E. Có thể hai lý do dưới đây sẽ giải thích được nguyên nhân của sự lựa chọn này.

Đầu tiên, DCF là phương pháp thông dụng trong việc định giá giá trị doanh nghiệp và thường được sử dụng trong việc xác định giá khởi điểm khi tiến hành đấu giá lần đầu hoặc chào bán cho các cổ đông tổ chức.

Tuy nhiên, việc định giá này sẽ thường được áp dụng với những giả định tĩnh, tức là dự đoán mức cổ tức chủ yếu trong một số năm sắp tới (thông thường dự đoán trong 5 năm) và sẽ không đề cập đến việc tăng vốn (bằng cách tiến hành phát hành thêm cổ phiếu) trong thời gian đó.

Thực tế ở thị trường chứng khoán Việt Nam, đa số các công ty niêm yết sẽ thường có mức cổ tức hàng năm (bằng tiền đồng) thấp và hay lựa chọn việc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Vì thế, phương pháp này có thể đưa ra kết quả so với kỳ vọng của chính công ty niêm yết hay so với mặt bằng giá trên thị trường CK hiện nay là không cao.

Thứ hai, P/E là một trong những chỉ số mang tính chất phổ biến nhất và dễ được thuyết phục trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Phương pháp P/E được nhiều công ty sử dụng do thực hiện được so sánh với mức bình quân ngành hay của các công ty cùng ngành đã niêm yết trên thị trường.

Nhiều mã cổ phiếu trước khi niêm yết đã được thực hiện giao dịch trên thị trường phi tập trung, được định giá qua việc cung cầu nên việc thực hiện xác định giá niêm yết dự kiến theo phương pháp này sẽ có vẻ sát giá hơn.

Khác với việc xác định giá cổ phiếu phát hành lần đầu hay chào bán riêng lẻ mà công ty niêm yết sẽ thu về được một lượng tiền nhất định, giá niêm yết dự kiến chỉ có thể làm thay đổi giá trị tài sản của các cổ đông.

Tuy nhiên, 2 phương pháp định giá trên có khoảng cách khá xa về kết quả  nên ngài thị trường cũng sẽ có những phản ứng rất khác nhau. Việc xác định được giá niêm yết dự kiến theo kiểu so sánh với P/E của công ty khác cũng có nhiều rủi ro. Đó là P/E của những công ty khác có thể cao hơn bình quân toàn thị trường hay bình quân ngành. Bản thân những công ty đó (và đa số những công ty được niêm yết trên sàn HOSE) sau quý 3 cũng đã tiến hành công bố các chỉ tiêu kinh doanh & tài chính hết sức thuận lợi.

Nhưng nếu như chỉ đơn thuần định giá theo phương pháp P/E mà không tính đến các yếu tố khác sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho cổ đông hoặc cả thị trường.

Xử phạt về niêm yết giá

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm); siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật, quy đinh. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, có quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm; Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

FTV – Đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều yếu tố khác nhau. Nếu nhà đầu tư muốn đang muốn thử sức với chứng khoán nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể liên hệ ngay với FTV chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro & đầu tư đem về lợi nhuận cao.

Đến với FTV, nhà đầu tư sẽ được những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cập nhật những thông tin mới nhất về những biến động thị trường bằng nhiều số liệu thống kê & bảng phân tích thị trường. Đồng thời, nhà đầu tư được cung cấp 100% miễn phí các loại tài liệu tham khảo.

Nếu có những câu hỏi thắc mắc hoặc muốn biết thêm các thông tin chi tiết,  bạn có thể liên hệ ngay công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV với số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia trợ giúp tư vấn nhanh chóng nhất nhé!

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận