VNINDEX1255.45 (-12.28 -0.97%)690,102,153 CP 15,599.81 Tỷ 84 47 335HNXINDEX231.55 (-1.91 -0.82%)55,754,200 CP 1,090.60 Tỷ 33 42 78VN301294.05 (-13.1 -1%)278,476,462 CP 7,912.40 Tỷ 4 3 23HNX30502.75 (-5.1 -1%)37,202,000 CP 802.26 Tỷ 2 4 24

Định chế tài chính là gì? Vai trò, phân loại các định chế

Định chế tài chính là một thuật ngữ mới trong ngành tài chính kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ về định nghĩa, vai trò và phân loại định chế tài chính ở một quốc gia. Bài viết này Mytrade sẽ nêu rõ định chế tài chính là gì? 

Định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính là gì?Định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính (Financial institution) là những định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng có vai trò trung gian tài chính ở trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay.

Vai trò định chế tài chính

Vai trò định chế tài chínhVai trò định chế tài chính

Định chế tài chính có phần quan trọng của nền kinh tế, vì thế chức năng của định chế tài chính cụ thể:

  • Giảm thiểu được phí giao dịch: Người tiết kiệm và người đầu tư sử dụng dịch vụ của định chế tài chính sẽ giúp giảm thiểu được nhiều chi phí như: Chi phí giao dịch, chi phí tìm thông tin, chi phí chênh lệch dựa theo quy mô giao dịch, cùng với nhiều loại chi phí khác.
  • Hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư: Hiện nay thì các định chế tài chính đều cung cấp rất nhiều dịch vụ đa dạng, nên nhà đầu tư có thể nhận được tư vấn để lựa chọn đầu tư một hoặc nhiều danh mục phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân, từ đó giảm thiểu được rủi ro khi đầu tư.
  • Tạo lập cơ chế thanh toán: Một vài định chế tài chính hiện nay đang cung cấp phương thức cũng như phương tiện thương mại hay phổ biến nhất phải kể đến ngân hàng thương mại. Ấn tượng nhất cần phải kể đến phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, nó giúp cho thị trường tiền tệ vận hành một cách thuận lợi và minh bạch hơn.

Xem thêm: Giữ hộ vàng là gì?

Phân loại định chế tài chính

Phân loại định chế tài chínhPhân loại định chế tài chính

Hiện nay, các loại định chế tài chính được chia thành: Định chế tài chính trung gian và định chế tài chính bán trung gian.

Định chế tài chính trung gian

Định chế tài chính trung gian là những tổ chức tài chính đứng giữa nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách nhà đầu tư trung gian. Tạo điều kiện thuận lợi để nguồn cung và nguồn cầu gặp nhau, nhằm mục đích bán được tài sản của chính họ và mua tài sản tài chính của chủ thể vốn. Có thể gọi đây là giao dịch tài chính gián tiếp ở trên thị trường tài chính.

Những định chế tài chính trung gian, bao gồm có:

  • Tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, các liên hiệp tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, hợp tác xã tín dụng, các ngân hàng và các công ty đầu tư.
  • Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Quỹ trợ cấp và công ty bảo hiểm.
  • Trung gian đầu tư: quỹ đầu tư và công ty tài chính.

Định chế tài chính bán trung gian

Định chế tài chính bán trung gian cũng là một tổ chức tài chính đứng giữa nguồn cung và nguồn cầu vốn. Tuy nhiên, với tư cách là một nhà môi giới có nhiệm vụ để cho nguồn cung và nguồn cầu gặp nhau.

Đặc điểm định chế tài chính bán trung gian:

  • Định chế tài chính bán trung gian không tạo ra những tài sản chính của riêng mình giống như định chế tài chính trung gian.
  • Các tổ chức thuộc loại định chế tài chính bán trung gian thì chỉ chuyển tài sản từ người phát hành đến người có nhu cầu, tương ứng chuyển từ nguồn cung đến nguồn cầu.
  • Những tổ chức tài chính bán trung gian cần phải kể đến công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư.

Xem thêm: Giao dịch thỏa thuận là gì?

Các định chế tài chính ở Việt Nam

Các định chế tài chính ở Việt NamCác định chế tài chính ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với nhiều loại định chế tài chính đa dạng.

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương được xem là định chế tài chính lớn nhất ở trong ngành ngân hàng, chịu trách nhiệm về giám sát, quản lý tất cả các ngân hàng khác ở trong hệ thống. Ngân hàng trung ương Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan có chức năng:

  • Phát hành tiền tệ
  • Quản lý tiền tệ, chính sách lãi suất, tỷ giá cùng với việc quản lý dự trữ ngoại tệ
  • Soạn thảo dự luật về tổ chức tín dụng cũng như kinh doanh ngân hàng
  • Chịu trách nhiệm về kiểm tra, thành lập ngân hàng, tổ chức tín dụng, quản lý ngân hàng thương mại Nhà nước cũng như việc tham mưu chính sách tiền tệ cho Chính phủ
  • Ngân hàng trung ương không làm việc trực tiếp đối với khách hàng cá nhân mà chỉ làm việc với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để cuối cùng cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra công chúng.

Ngân hàng thương mại hay ngân hàng bán lẻ

Ngân hàng thương mại chính là đơn vị trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính đến với các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Các dịch vụ mà ngân hàng thương mại chủ động việc triển khai như tiền gửi, cho vay,...

Ngoài ra, ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ cũng sẽ cung cấp các sản phẩm chính bao gồm: Chứng chỉ tiền gửi, tài khoản séc và tiết kiệm, khoản vay ngân hàng và thế chấp, thẻ tín dụng cùng với tài khoản ngân hàng kinh doanh,...

Công ty tài chính

Đây là một đơn vị cung cấp dịch vụ vay cho các cá nhân và doanh nghiệp, có cách thức hoạt động gần giống với ngân hàng. Tuy vậy, công ty tài chính sẽ không nhận tiền gửi từ khách hàng. Các công ty tài chính lấy quỹ từ ngân hàng hoặc nguồn khác rồi đem cho cá nhân vay để họ mua hàng hoặc cung cấp dịch vụ tài chính để bán hàng trả góp, tăng cường tín dụng cho doanh nghiệp với mục đích thương mại.

Công ty bảo hiểm

Nhiệm vụ chính của công ty bảo hiểm chính là cung cấp các dịch vụ bảo vệ khách hàng trước sự mất mát tài chính có thể xảy ra như việc tử vong, tai nạn, cháy nổ, bệnh tật,...

Các công ty bảo hiểm làm việc cùng với khách hàng thông qua hợp đồng bảo hiểm với chính sách và điều khoản cụ thể. Chính sách bao gồm có sự bảo vệ đến khách hàng hoặc hoàn trả tài chính khi mà không may gặp rủi ro ở trong phạm vi và nguyên tắc hợp đồng.

Những loại bảo hiểm phổ biến chính là bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe,...

Xem thêm: Dòng tiền tự do là gì?

Công ty môi giới chứng khoán

Công ty môi giới chứng khoán hỗ trợ cho các cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư có sẵn. Sản phẩm giao dịch mà công ty môi giới chứng khoán đảm nhiệm chính là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ ETF cùng các khoản đầu tư thay thế khác,...

Hoạt động môi giới chứng khoán sẽ được thực hiện bằng cách ký kết hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán. Đây là một công cụ pháp lý của hoạt động môi giới chứng khoán. Hợp đồng này sẽ được thực hiện ký kết giữa bên môi giới chứng khoán cùng bên được môi giới (người mua/người bán chứng khoán). Công ty môi giới chứng khoán là một đơn vị trung gian thực hiện tư vấn và giao dịch dành cho khách hàng.

Liên hiệp tín dụng

Liên hiệp tín dụng là một tổ chức phục vụ cho những đối tượng cụ thể theo lĩnh vực là thành phần của tổ chức, ví dụ như quân đội, giáo viên. Liên hiệp tín dụng cung cấp những sản phẩm gần giống với dịch vụ của ngân hàng thương mại. Liên hiệp tín dụng sẽ được sở hữu bởi các thành viên và hoạt động với lợi ích của riêng họ.

Hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Hiệp hội bao gồm những tổ chức tài chính nắm giữ lẫn nhau. Đồng thời, cung cấp không được quá 20% tổng số tiền cho vay, cho những doanh nghiệp trong danh mục hiệp hội tiết kiệm và cho vay cung cấp. Khách hàng cá nhân sử dụng hiệp hội tiết kiệm và cho vay với những tài khoản tiền gửi, khoản vay cá nhân và vay thế chấp.

Ngân hàng và công ty đầu tư

Ngân hàng đầu tư sẽ có chức năng phát hành chứng khoán, không nhận tiền gửi. Còn công ty đầu tư (công ty quỹ tương hỗ), kéo quỹ từ các nhà đầu tư cá nhân và thể chế nhằm cung cấp cho họ được quyền tiếp cận thị trường chứng khoán rộng lớn hơn.

Kết luận 

Trên đây là những chia sẻ của FTV về định chế tài chính. Hy vọng, nhà đầu tư sẽ có được cái nhìn tổng quan xung quanh vấn đề này, nắm được các định chế hiện nay tại thị trường Việt Nam. Từ đó xây dựng riêng cho mình một chiến lược đầu tư hiệu quả.

Nếu cần hỗ trợ giao dịch, nhà đầu tư hãy liên hệ ngay đến FTV qua  HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

co-phieu-co-dac-la-gi

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận