VNINDEX1250.46 (1.83 0.15%)981,802,972 CP 23,308.55 Tỷ 204 133 233HNXINDEX234.52 (1.56 0.67%)108,577,542 CP 2,522.74 Tỷ 113 134 79VN301284.85 ( )327,318,728 CP 9,751.10 Tỷ 12 1 17HNX30510.49 (4.95 0.98%)77,454,100 CP 2,005.60 Tỷ 15 4 11

Chứng khoán cơ sở là gì? Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Chứng khoán cơ sở là gì? Chứng khoán cơ sở có những đặc điểm nổi bật nào? Sự khác biệt của chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là gì? Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh. Đó là một vài thắc mắc mà bạn đọc đã gửi về cho FTV trong thời gian gần đây và hôm nay, các chuyên gia của FTV sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này. Giờ thì bắt đầu đi tìm câu trả lời với chúng tôi nhé.

Chứng khoán cơ sở là gì?

Chứng khoán cơ sở là gì? 

Chứng khoán cơ sở là gì?

Chứng khoán cơ sở (Underlying Security) (CKCS) là loại chứng khoán được dùng làm tài sản cơ sở của chứng quyền và là cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán ở Việt Nam. Chứng quyền phải đảm bảo là tài sản đảm bảo hoặc chứng khoán do doanh nghiệp chứng khoán phát hành, cho phép chủ sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc bán (chứng quyền bán) CKCS cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá được xác định trước đó hoặc tại một thời điểm được xác định trước hoặc theo khoản tiền chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở ở thời điểm thực hiện và giá trị thực tế.

Chứng khoán cơ sở phải thuộc chỉ số VN30 hay HNX30 và phải đáp ứng đủ các tiêu chí về mức độ thanh khoản, mức vốn trên thị trường, chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành và các tiêu chí khác theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Việt Nam.

Các đặc điểm chính của chứng khoán cơ sở

  • Tổ chức hành chính là tổ chức phát hành CKCS .
  • Thị trường giao dịch chứng khoản cơ sở là thị trường chứng khoán có cơ sở nhất định, trong đó nhà đầu tư phải dùng tài khoản đã kích hoạt và đang sử dụng để giao dịch.
  • Các điều khoản sản phẩm sẽ do tổ chức phát hành chứng khoán quy định và sẽ khác nhau với từng sản phẩm phát hành.
  • Số lượng CKCS được niêm yết sẽ là khối lượng cổ phiếu, trái phiếu mà nhà phát hành đưa ra trong khoảng thời gian nhất định.
  • CKCS không phải ký quỹ và không thể bán khi chưa nắm giữ        
  • Người mua CKCS có quyền thực hiện giao dịch và sau khi giao dịch, CKCS sẽ được chuyển giao giữa tổ chức tài chính và nhà đầu tư.
  • Không có trung tâm bù trừ rủi ro khi tổ chức phát hành CKCS mất khả năng thanh toán cho nhà đầu tư.
  • Người mua CKCS chịu lỗ cố định tối đa bằng phí mua còn người bán có thể bị lỗ không giới hạn. 

>> Tham khảo: Chứng khoán phái sinh là gì? Cách đầu tư và giao dịch chứng khoán phái sinh hiệu quả

Sự khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Nội dung

Chứng khoán cơ sở

Chứng khoán phái sinh (CKPS)

Số tiền/cổ phiếu cần thiết để tham gia giao dịch

Phải có đủ 100% tiền vốn và cổ phiếu trước khi tham gia giao dịch. 

Có thể vay Margin (vay ký quỹ) để mua thêm cổ phiếu (chỉ áp dụng với một số cổ phiếu nhất định)

Chỉ cần một phần giá trị CKPS

Cần ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho nhà đầu tư

Thời gian đầu tư

Khi mua CKCS, nhà đầu tư hi vọng sẽ nắm giữ trong thời gian dài vì cổ phiếu có giá trị trọn đời với doanh nghiệp

Hợp đồng tương lai chỉ tồn tại trong một thời điểm nhất định và thời gian đó chỉ kéo dài trong 1, 2, 3 hoặc 6 tháng là dài nhất

Thời gian giao dịch

09h00 – 11h30 sáng và 13h00 – 15h00 chiều

08h45 – 11h30 sáng và 13h00 – 14h45 chiều

Thời gian sở hữu

Không giới hạn

Thời gian sở hữu tối đa của nhà đầu tư là đến ngày đáo hạn.

Số lượng niêm yết

Có giới hạn và số lượng phụ thuộc vào tổ chức phát hành cổ phiếu

Không giới hạn

Các loại lệnh giao dịch

LO, ATO, ATC, MOK, MAK, MTL

LO, ATO, ATC, MOK, MAK, MTL

Phương thức giao dịch

Khớp lệnh và thỏa thuận

Khớp lệnh và thỏa thuận

Nguyên tắc khớp lệnh

Ưu tiên về giá và thời gian

Ưu tiên về giá và thời gian

Bước giá

Sàn HSX:

  • Cổ phiếu có giá nhỏ 10.000 VND phải chia hết cho 10 VND  10.000
  • Cổ phiếu có giá từ 10.000 – 50.000 VND phải chia hết cho 50 VND.
  • Cổ phiếu có giá lớn hơn 50.000 VND phải chia hết cho 100 VND.

Sàn HNX và UpCom: Bước giá chia hết 100 VND

0.1 điểm chỉ số (Hợp đồng tương lai chỉ số VN30)

Biên độ dao động giá

  • Sàn HSX: ± 7%
  • Sàn HNX: ± 10%
  • Sàn UPCOM: ± 15%

± 7%

Khối lượng giao dịch tối thiểu

100 cổ phiếu

1 hợp đồng

Khối lượng giao dịch tối đa

Sàn HSX: 500.000 cổ phiếu/ lệnh.

Sàn HNX và UPCOM: 999.990 cổ phiếu/ lệnh.

500 hợp đồng/lệnh

Thời gian thanh toán

  • Ngày T+0: Ghi nhận giao dịch mua bán chứng khoán
  • Ngày T+1: Ngày chờ tiền và cổ phiếu về
  • Ngày T+2: Ngày thanh toán lãi/lỗ
  • Ngày T+3: Có thể tiếp tục giao dịch

 

- Ngày T+0: Ghi nhận giao dịch và nhà đầu tư có thể mua bán liên tục trong ngày

- Ngày T+1: Ngày thanh toán lãi/lỗ

- Thời gian thanh toán là cuối giờ giao dịch hàng ngày:

  • Nếu tài khoản lỗ ròng khiến số dư ký quỹ dưới mức quy định thì nhà đầu tư sẽ phải bổ sung vốn vào sáng ngày hôm sau, nếu không sẽ bị đóng vị thế.
  • Nếu tài khoản lãi ròng, nhà đầu tư sẽ được nhận lãi phát sinh vào sáng ngày giao dịch hôm sau.

 

Giá tham chiếu

Là giá đóng cửa của cổ phiếu ngay trong phiên giao dịch chứng khoán liền trước.

Ngày giao dịch đầu tiên: Mức giá giao dịch sẽ do doanh nghiệp đăng ký và được các sàn HNX, HSX phê duyệt.

 

Là giá thanh toán cuối ngày của hợp đồng tương lai ngay trong ngày giao dịch liền trước.

Ngày giao dịch đầu tiên: Giá tham chiếu là giá lý thuyết (do Trung tâm lưu ký chứng khoán Viêt Nam VSD tính toán và công bố).

 

Khối lượng nắm giữ tối đa

Không giới hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt bị hạn chế tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài.

  • Nhà đầu tư cá nhân: 5.000 hợp đồng
  • Tổ chức: 10.000 hợp đồng
  • Nhà đầu tư chuyên nghiệp (các tổ chức có tư cách pháp nhân): 20.000 hợp đồng

Xu hướng thị trường

Khi thị trường cổ phiếu tăng giá, nhà đầu tư có lãi.

Nhà đầu tư có thể có lãi cả khi thị trường lên và xuống.

Khả năng bán khống chứng khoán

Chưa được thực hiện

Thực hiện bằng hình thức tham gia vị thế bán

Các đối tượng được phép sở hữu chứng khoán cơ sở?

Các đối tượng được phép sở hữu chứng khoán cơ sở là gì

Các đối tượng được phép sở hữu chứng khoán cơ sở là gì

Các công ty, doanh nghiệp phát hành CKCS

Các công ty, doanh nghiệp phát hành CKCS với mục đích kêu gọi vốn đầu tư để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó.

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là người mua CKCS hay cũng chính là người cấp vốn cho công ty, doanh nghiệp phát hành hợp đồng với mục đích thu lời cho bản thân từ hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư CKCS có 3 dạng, đó là nhà đầu tư chứng khoán theo hình thức cá nhân, nhà đầu tư chứng khoán theo dạng tổ chức và nhà đầu tư chứng khoán theo hình thức nước ngoài,.

Các công ty chứng khoán

Các công ty chứng khoán hoạt động với vai trò trung gian, làm môi giới cho nhà đầu tư và doanh nghiệp, công ty phát hành CKCS.

Các cơ quan quản lý

Tại nước Việt Nam, cơ quan quản lý quỹ cấp cao là Bộ Tài Chính và đây cũng là cơ quan nắm giữ các loại hình chứng khoán theo pháp luật. 

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh? 

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh? 

Nên đầu tư chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh? 

Các cổ phiếu, trái phiếu… đủ điều kiện là chứng khoán cơ sở thường do những tổ chức, doanh nghiệp uy tín, có tiềm lực tài chính tốt phát hành nên CKCS sẽ phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn, không thích rủi ro và ưa thích sự an toàn. Đổi lại thì lợi nhuận đầu tư trước mắt thường không quá cao.

Trong khi đó, CKPS mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn về gia tăng lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng, nhất là trong giai đoạn thị trường biến động dữ dội. Bên cạnh đó thì CKPS là sản phẩm đầu tư có kỳ hạn và vào ngày đáo sẽ thanh toán chênh lệch trực tiếp bằng tiền mặt hạn nên nhà đầu tư dễ bị động bởi yếu tố thời gian. 

Tóm lại, các nhà đầu tư có quyền lựa chọn hình thức giao dịch cũng như hình thức đầu tư chứng khoán và nếu muốn sinh lãi nhiều thì chọn chứng khoán phái sinh còn muốn đảm bảo thì chọn đầu tư chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, dù là loại hình chứng khoán nào thì nó cũng có những ưu, nhược điểm nhất định và việc đầu tư vào CKPS hay CKCS phụ thuộc hoàn toàn vào mục đích đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.

Mua chứng khoán cơ sở ở đâu uy tín?

Hiện nay, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua chứng khoán cơ sở tại 3 sàn giao dịch phổ biến đó là:

  • HoSE – Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
  • HNX – Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
  • Upcom – Sàn giao dịch chứng khoán Upcom

Tuy nhiên, nhà đầu tư không thể mua được trực tiếp trên các sàn này mà cần phải mua chứng khoán cơ sở thông qua các công ty chứng khoán như FTV, VNDirect, HSC, SSI…

Nhà đầu tư có thể mở tài khoản online tại Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV tại đây sau khi khách hàng đăng ký sẽ có nhân viên hỗ trợ 1:1 để bắt đầu tham gia giao dịch đầu tư với thị trường.

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về chứng khoán cơ sở là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu các bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về loại hình chứng khoán này, hãy gọi ngay tới số HOTLINE 0863 688 883 để các chuyên viên của FTV có thể hỗ trợ tốt hơn.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận