VNINDEX1227.83 (11.29 0.93%)482,145,184 CP 12,178.90 Tỷ 262 77 106HNXINDEX221.37 (0.08 0.04%)31,663,135 CP 562.78 Tỷ 61 56 39VN301285.33 (13.6 1.07%)228,523,292 CP 7,462.15 Tỷ 25 3 2HNX30468.89 (1.56 0.33%)13,899,200 CP 314.15 Tỷ 17 10 3

MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD trong diao dịch

MACD là một chỉ báo thị trường rất phổ biến mà các nhà đầu tư hay sử dụng và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, MACD khó sử dụng với những nhà đầu tư mới. Do vậy trong bài viết này, hãy cùng FTV tìm hiểu MACD là gì cũng như hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả đường trung bình động qua bài viết dưới đây nhé!

MACD là gì?

MACD là gìMACD là gì?

MACD (viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence/ Divergence) là đường trung bình động hội tụ, phân kỳ. MACD là một chỉ báo có thể xác định được chính xác giá trị mà nó tạo ra thông qua 2 yếu tố hội tụ và phân kỳ. Đồng thời chỉ số này cũng xác định rõ được mức độ mạnh, yếu và xu hướng của quá trình thay đổi giá tăng hoặc giảm.

Chỉ báo MACD do Gerald Appel phát triển ở cuối những năm 70. MACD được xếp vào những loại chỉ báo muộn, dựa trên các dữ liệu đã xảy ra ở quá khứ để định giá. Nhiều nhà đầu tư đã dựa vào chỉ báo này để thực hiện việc cài đặt lệnh trong giao dịch.

Thành phần cấu tạo của chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD có cấu tạo khá phức tạp, bao gồm 4 phần khác nhau. Mỗi một phần trong chỉ báo đều sẽ mang đặc điểm và ý nghĩa riêng, cụ thể:

  • Đường MACD: có vai trò xác định được xu hướng giá của thị trường tăng hoặc giảm. Đây chính là kết quả hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ (đường EMA)
  • Đường tín hiệu: là EMA của chỉ báo MACD. Khi kết hợp hai đường này sẽ tạo ra những tín hiệu đảo chiều tiềm năng, giúp cho các nhà đầu tư vào ra thị trường.
  • Biểu đồ histogram: Thể hiện được sự hội tụ và phân kỳ, đây là một sự chênh lệch của MACD và đường tín hiệu
  • Đường Zero đóng vai trò là một đường tham chiếu để đánh giá được độ mạnh của một xu hướng.

Xem thêm: Đường EMA trong chứng khoán là gì?

Công thức tính chỉ số MACD

Công thức tính chỉ số MACDCông thức tính chỉ số MACD

Để tính được MACD chỉ cần áp dụng công thức sau:

MACD = EMA 12 – EMA 26

Trong đó:

  • EMA 12 và EMA 26 là những đường trung bình động theo lũy thừa của chu kỳ 12 ngày, 16 ngày.
  • Đường EMA(9) = Đường tín hiệu của MACD
  • Histogram = MACD – đường tín hiệu

Cách vẽ đường MACD 

Ở thời kỳ 4.0 thì chúng ta không nhất thiết cần vẽ đường MACD nữa bởi máy tính đã có sẵn hết rồi. Thứ nhất, một biểu đồ chuẩn sẽ mặc định có luôn MACD và bao gồm chỉ số EMA(12), EMA (26 ) luôn rồi nên sẽ không cần vẽ thêm. Tuy nhiên, nếu như trường hợp không có thì nhà đầu tư có thể chèn vào phần mềm Amibroker.

Xem thêm: Đường MA là gì?

Ý nghĩa của chỉ số MACD

MACD được biết đến là một chỉ báo quan trọng trong phân tích xu hướng giá, vì thế khi nắm rõ được ý nghĩa của chỉ báo này sẽ giúp cho những nhà đầu tư đưa ra được các quyết định mua bán chính xác hơn.

- Đóng vai trò quan trọng trong những dự báo về xu hướng giá

Khi chỉ báo MACD giao với những đường tín hiệu theo hướng từ bên dưới lên sẽ có ý nghĩa cảnh báo mức giá đang theo xu hướng tăng và các nhà đầu tư nên thực hiện việc mua vào. Ngược lại, nếu như MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ bên trên xuống thì dự báo mức giá sẽ theo xu hướng giảm và các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán.

- Xác định diễn biến của giá nhờ vào tính phân kỳ hay hội tụ của MACD

Nếu như giá trên thị trường theo xu hướng tăng lên nhưng MACD lại theo hướng xuống thì điều này dự báo tín hiệu đảo chiều chuyển từ tăng sang giảm nên những nhà đầu tư có thể vào lệnh bán. Ngược lại, nếu như giá theo chiều hướng xuống dưới nhưng MACD lại hướng lên trên thì đây sẽ dự báo tín hiệu đảo chiều chuyển từ giảm sang tăng nên những nhà đầu tư có thể vào lệnh mua.

Xem thêm: Chỉ số Dow Jones Future là gì?

Cách giao dịch với chỉ báo MACD hiệu quả

Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với chỉ báo MACDHướng dẫn giao dịch hiệu quả với chỉ báo MACD

Như mọi người đều biết thì cấu tạo của MACD rất phức tạp nên việc giao dịch với chỉ báo MACD sẽ được tuỳ biến và phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư.

Với nhiều nhà đầu tư thì họ chỉ áp dụng tính chất phân kỳ và hội tụ hoặc kết hợp với những chỉ báo khác để thực hiện giao dịch, đây cũng có thể xem là một trong các cách phổ biến nhất.

Bản chất của chỉ báo được tạo ra chính là để đi tìm kiếm các xu hướng bao gồm: báo hiệu xu hướng cũ tiếp tục tiếp diễn hay đảo chiều xu hướng. Và khi có càng nhiều chỉ báo đồng thuận đưa ra những cảnh báo về 1 trong 2 xu hướng trên (thông thường sẽ là tình huống đảo chiều xu hướng) thì chúng cũng sẽ làm giảm thiểu khả năng bị thua lỗ tốt hơn. Chính vì thế, việc chỉ sử dụng một chỉ báo duy nhất MACD mặc dù vẫn mang lại hiệu quả nhưng các rủi ro đi kèm cũng sẽ rất lớn.

Do vậy lời khuyên dành cho nhà đầu tư là nên kết hợp nhiều chỉ báo (ít nhất là 2) hay ít nhất một chỉ báo kết hợp quan sát những mức kháng cự và hỗ trợ hoặc với những mô hình nến đảo chiều vào với nhau thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

1. Giao dịch khi mà hai đường MACD và đường Signal cắt nhau

Khi đường MACD và đường Signal cắt nhau chính là cách giao dịch cơ bản nhất mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng cần nắm được. Cụ thể khi nhận thấy dấu hiệu này thì nhà đầu tư có thể vào lệnh như sau:

  • Khi MACD cắt đường Signal từ bên trên xuống chứng tỏ rằng thị trường đang có xu hướng giảm điểm và các nhà đầu tư nên tiến hành đặt lệnh bán.
  • Ngược lại, khi mà đường MACD cắt đường Signal từ phía dưới lên mà nhận thấy thị trường có dấu hiệu sẽ tăng điểm trong tương lai thì nhà đầu tư nên vào lệnh mua để thu về lợi nhuận.

2. Giao dịch thực hiện khi mà Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

Từ công thức này ta sẽ thấy rằng khi mà đường Histogram chuyển từ âm sang dương, thì đồng nghĩa là chuyển từ màu đỏ sang màu xanh và thể hiện được thị trường đang tăng điểm. Trường hợp này nhà đầu tư nên đặt lệnh mua. Trong trường hợp mà Histogram chuyển từ dương sang âm (hoặc từ màu xanh chuyển sang màu đỏ) thì nhà đầu tư nên đặt lệnh bán

3. Giao dịch khi đường MACD chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Các nhà đầu tư cần phải quan sát đường MACD với trục 0. 

  • Khi đường MACD cắt trục 0 từ phía dưới lên thì khi đó thị trường sẽ có dấu hiệu tăng giá, do vậy nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
  • Còn ngược lại, khi mà đường MACD cắt trục 0 từ phía trên xuống thì thị trường sẽ giảm điểm ở trong tương lai gần, nhà đầu tư nên đưa ra lệnh bán.

4. Sử dụng đường MACD ở trên hai khung thời gian xác định

Giả sử nhà đầu tư đang giao dịch ở trên khung thời gian là H4 và họ cần phải xác định thêm một khung thời gian lớn hơn. Đồng thời xác định được xu hướng của khung thời gian này và nó tạm gọi là khung D1.

  • Bước 1: Xác định được xu hướng chung của khung D1

Đối với trường hợp đường MACD mà cắt đường Signal thì xu hướng của khung D1 sẽ chính là xu hướng lên thì nhà đầu tư cần phải tìm điểm BUY ở trên khung H4.

Nếu như đường MACD cắt với đường Signal hướng xuống phía dưới thì xu hướng của khung D1 cũng chính là xu hướng xuống và khi đó nhà đầu tư cần tìm điểm SELL trên khung H4.

  • Bước 2: Tìm điểm để vào lệnh giao dịch trên khung H4

Để có thể tìm điểm SELL thì nhà đầu tư cần phải chờ cho đến khi mà đường MACD cắt xuống Signal trên khung H4. Còn để tìm điểm BUY thì nhà đầu tư sẽ chờ đúng thời điểm mà đường MACD cắt lên Signal trên khung H4.

Ý nghĩa Sự hội tụ – phân kỳ của đường giá và đường MACD

Thường thì 1 cổ phiếu đi lên thì đường MACD cũng đi lên, và khi giá cổ phiếu đi xuống thì đường MACD cũng đi xuống. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, khi đó sẽ xảy ra phân kỳ hoặc hội tụ

1. Sự phân kỳ giữa đường giá và đường MACD là gì?

Phân kỳ: 2 đường màu đỏ đi theo 2 hướng xa nhau. Giá cổ phiếu đi lên nhưng đường MACD đi xuống – Đó gọi là phân kỳ.

Khi đó giá tăng nhưng động lực tăng giá cổ phiếu không còn mạnh còn mạnh và đường MACD đi xuống, dấu hiểu cảnh báo là cổ phiếu sẽ đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.

Khi xuất hiện phân kỳ xảy ra, NĐT cân nhắc việc bán cổ phiếu ra dựa vào tín hiệu phân tích kỹ thuật, như hướng dẫn bán ở phía trên của đường MACD.

2. Sự hội tụ giữa đường giá và đường MACD là gì?

Hội tụ: 2 đường màu xanh đi theo 2 hướng gần nhau. Giá cổ phiếu đi xuống nhưng đường MACD đi lên – Đó gọi là hội tụ.

Khi đó giá giảm nhưng động lực giảm giá cổ phiếu còn yếu và đường MACD đi lên, dấu hiệu cảnh báo là cổ phiếu sẽ đảo chiều từ giảm giá sang tăng  giá.

Khi xuất hiện hội xảy ra, NĐT xem xét việc mua cổ phiếu ra dựa vào tín hiệu phân tích kỹ thuật, như hướng dẫn muaở phía trên của đường MACD.

Hạn chế của chỉ báo MACD

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc xác định được xu hướng hay cung cấp những thông tin để nhận biết được thị trường đang ở trong tình trạng quá mua hay quá bán. Tuy nhiên thì MACD vẫn sẽ có một số hạn chế cụ thể như sau:

  • Cung cấp những số liệu chủ quan cho nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư đều có thể thực hiện việc cài đặt những chỉ số liên quan theo sở thích của mình như những chỉ số di động trung bình 12 ngày, 9 ngày hoặc 26 ngày. Do vậy mà kết quả MACD này sẽ không có được sự đồng nhất
  • Để sử dụng thành thạo được chỉ số MACD theo yêu cầu thì các nhà đầu tư phải nhạy bén với sự biến động của thị trường và biết được thời gian nào MACD sẽ hoạt động được hiệu quả nhất. Đây không phải là một điều dễ dàng và cần phải có rất nhiều thời gian trải nghiệm
  • Ngoài ra những chỉ số MACD dễ bị lagging bởi độ trễ nhịp giao nhau giữa những đường trung bình nên thường nó sẽ đưa ra tín hiệu chậm.
  • Chiến lược phân kỳ động lượng  có khả năng dự báo về sự đổi chiều quá sớm làm cho những nhà đầu tư dễ bị thua lỗ nhỏ với các lệnh thử nghiệm.
  • Thêm nữa đưa ra những tín hiệu nhiễu dẫn đến tình trạng bị thua lỗ.

Những lưu ý khi sử dụng MACD trong giao dịch chứng khoán

Những lưu ý khi sử dụng MACD trong giao dịchNhững lưu ý khi sử dụng MACD trong giao dịch

- Zero Crossover 

Là việc mà đường MACD giao với đường trục ngang. Đây là thời điểm hình vuông xanh, đỏ ở biểu đồ ban đầu và nhằm mục đích xem xét để giao dịch mua bán cổ phiếu được thuận lợi và mang lại hiệu quả. Khi chuyển từ âm sang dương tức là tăng giá và chuyển từ dương sang âm thì sẽ giảm giá. 

- Lưu ý về thời gian 

Nhà đầu tư nên xem xét trục đồ thị dài hạn sang ngắn hạn, nhằm mục đích phát huy được hiệu quả nhất. Nếu như giao dịch hàng ngày thì có thể xài nến tuần hoặc sẽ kéo dài thời gian để cho kết quả lớn nhất. 

- Tín hiệu nhiễu và nguyên lý xác suất 

Nhà đầu tư thường sẽ thua lỗ bởi cứ đinh ninh rằng cổ phiếu hình thành chỉ báo thì mua hoặc bán nhưng nhiều khi tín hiệu sẽ bị nhiễu dẫn đến sự thua lỗ. Hoặc thấy tín hiệu đúng để mua vào nhưng cổ phiếu giảm thì điều đó cũng là bình thường. Khi đó nhà đầu tư cần có nguyên lý cắt lỗ nữa. 

Kết luận 

Đường MACD trong chứng khoán là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến giúp nhà nhà đầu tư xác định xu hướng giá, sự phân kỳ và hiện tượng quá mua hoặc quá bán. Tuy nhiên thì chỉ báo này vẫn có một số hạn chế như đường MACD có thể báo hiệu một sự đảo chiều sẽ xảy ra nhưng trên thực tế sau đó sự đảo chiều lại không xảy ra. Từ đó, nhà đầu tư có thể sẽ ra quyết định sai lầm. Vì vậy, những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp vẫn nên sử dụng kết hợp những công cụ và chỉ báo kỹ thuật khác nhau để đưa ra được quyết định giao dịch sáng suốt.

FTV đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Đến với FTV, quý nhà đầu tư sẽ luôn nhận được hỗ trợ từ những chuyên gia uy tín và giàu kinh nghiệm trong ngành. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được cung cấp nhiều loại tài liệu tham khảo hoàn toàn miễn phí như: cách thức giao dịch biểu đồ, bảng thống kê thị trường, những thông tin biến động thị trường liên tục…. để có được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về MACD là gì hoặc cần hỗ trợ tham gia thị trường đầu tư hãy liên hệ ngày với FTV qua HOTLINE hỗ trợ 0983 668 883 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận