VNINDEX1205.61 (28.19 2.39%)820,079,823 CP 19,846.93 Tỷ 295 215 54HNXINDEX227.87 (4.81 2.16%)84,396,600 CP 1,604.92 Tỷ 147 132 46VN301232.15 (31.78 2.65%)280,577,090 CP 8,840.67 Tỷ 30 HNX30489.22 (16.32 3.46%)59,598,900 CP 1,320.99 Tỷ 29 1

Bear Trap là gì? Cách nhận biết và phòng tránh bẫy giảm giá

Bull trap và bear trap là gì? chắc hẳn không còn xa lạ gì với các nhà đầu tư. Các bạn đã bao giờ bị thị trường chứng khoán gài bẫy dẫn đến cháy sạch tài khoản chưa? Khi bạn cho rằng mình phân tích đã khá chính xác và các điều kiện thị trường đều phù hợp với nhận định của bản thân nhưng kết cục là vẫn bị bẫy một vố rất đau. Những lúc như thế bạn có nghĩ tới là do chiến lược của bạn có vấn đề hoặc là thị trường có vấn đề? Chiến lược của bạn có thể sẽ có vấn đề nhưng thị trường chứng khoán thì không thể có vấn đề mà vấn đề duy nhất ở đây chính là các bạn chưa thật sự thấu hiểu thị trường. Vậy Bear Trap là gì? sau đây hãy cùng FTV tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bear Trap là gì?

Bear Trap là gì?

Bear Trap là gì?

Bear Trap còn được gọi là bẫy giảm giá. Tín hiệu này thường xảy ra khi thị trường đang trên đà Up trend (tăng giá) bỗng dưng xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm giá. Giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ làm cho các nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường đang có xu hướng giảm giá nên đã đặt lệnh Sell. Tuy nhiên, giá lại nhanh chóng tăng lên trở lại như ban đầu khiến các nhà đầu tư thua lỗ.

Bear trap thường xuất hiện ở hầu hết các thị trường tài chính từ cổ phiếu, hàng hóa, tiền điện tử,vv. Khi giao dịch nếu bạn không biết cách nhận biết Bear trap sẽ khiến cho bản thân thua lỗ khá nặng.

Nguyên nhân tạo ra Bear Trap 

Nguyên nhân tạo ra Bear Trap 

Nguyên nhân tạo ra Bear Trap 

Trong thị trường đầu tư tài chính, có rất nhiều lý do làm cho Bear Trap xảy ra. Tuy nhiên, một trong số đó phải kể đến là:

  • Sự thao túng của nhà đầu tư lớn trên thị trường: Các nhà đầu tư có vốn lớn và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến biến động giá của thị trường. Khi đó họ sẽ liên tục tạo ra các lệnh SELL ảo nhằm mục đích dìm giá xuống bên dưới ngưỡng hỗ trợ được tạo ra trước đó. Việc này đã đánh lừa các nhà đầu tư cho rằng xu hướng giảm giá đã đến, nhưng tới khi mọi người cùng nhau vào lệnh SELL 1 cách ồ ạt, thì nhà đầu tư lớn sẽ đặt lệnh BUY ở mức giá thấp hơn, nhằm mua lại để chuẩn bị cho quá trình lái giá cổ phiếu sau này.
  • Do hiệu ứng muốn chốt lời: Khi biến động về giá đi lên quá nhiều, các nhà đầu tư muốn an toàn sẽ chốt lời. Và lúc này nhiều người chốt lời tại 1 thời điểm sẽ tạo ra hiệu ứng giảm giá tạm thời. Khi thị trường lệnh SELL ít dần, chững lại sẽ tiếp tục tăng giá quay trở lại. Hoặc vào các dịp lễ tết hay ngày nghỉ cuối tuần, nhiều sàn giao dịch không hoạt động (chứng khoán,…), nên dẫn tới xu hướng người chơi cũng muốn chốt lời sớm đã tạo nên một xu hướng giảm giá tạm thời.
  • Do các sự kiện tiêu cực bất ngờ: là những sự kiện không thể lường trước được, thường là báo cáo tài chính lỗ, khối ngoại bán ròng, ban lãnh đạo bán cổ phần, hay các tác nhân kinh tế, chính trị gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành…. sẽ làm giá cổ phiếu giảm bất chợt trong khoảng thời gian đó.

Cách để nhận biết bẫy giảm giá Bear Trap

Cách để nhận biết bẫy giảm giá Bear Trap

Cách để nhận biết bẫy giảm giá Bear Trap

Để tránh tình trạng bị thua lỗ thì các nhà đầu tư cần phải biết cách nhận biết những tín hiệu của bẫy giảm giá. Dưới đây là 1 số cách nhận biết khi kết hợp với các công cụ chỉ báo quen thuộc:

  • Dựa vào khối lượng giao dịch

Thời điểm các cặp tiền đảo chiều cũng chính là lúc khối lượng bắt đầu tăng lên bởi những hoạt động mua bán của nhà đầu tư trong thời điểm đó. Tuy nhiên, thị trường đổi hướng nhưng khối lượng giao dịch vẫn không có dấu hiệu của sự thay đổi thì đây chính là một bẫy giảm giá Bear Trap.

  • Sử dụng các công cụ để xác định tín hiệu phân kỳ

Bear Trap thường xuất hiện sau khi xảy ra phân kỳ. Theo đó nếu giá đi xuống thì tạo đỉnh và đáy sau thấp hơn so với đỉnh và đáy trước, nhưng chỉ báo lại cho thấy rằng tín hiệu tăng hãy cẩn thận động thái giảm giá này là một cái bẫy.

  • Các mức Fibonacci không bị phá vỡ

Khi giá đảo chiều thường sẽ phá vỡ các mức Fibonacci. Tuy nhiên, xu hướng đảo chiều xảy ra mà Fibonacci không bị phá vỡ chứng tỏ rằng tín hiệu này không tồn tại thực sự. Các trader cần tránh đầu tư ngay thời điểm này.

Cách hoạt động của Bear trap 

Nếu bạn đã hiểu bear trap là gì thì bạn có thắc mắc xem bear trap (bẫy gấu) được tạo ra như thế nào không? Nó sẽ gồm các bước sau đây:

Bước 1: Giá đi xuống đến khi chạm đến mức hỗ trợ, sau đó nó sẽ phá vỡ mức hỗ trợ và di chuyển xuống dưới mức đó 1 chút.

Bước 2: Các nhà giao dịch thấy giá giảm sẽ bắt đầu bán cắt lỗ hoặc tham gia SHORT.

Bước 3: Sau một khoảng thời gian ngắn, lúc này các nhà giao dịch mới gia nhập thị trường đã bán hết, nên không còn động lực nào để bán tiếp nữa. Trong khi đó nhiều nhà đầu tư thông thái và nhà đầu tư có nguồn vốn lớn cũng đã gom dần được hàng trong giai đoạn giá tụt này. Giá sẽ ngừng di chuyển thấp hơn và từ từ tiến lên cao.

Bước 4: Khi thấy giá tăng, một số nhà đầu tưởng thị trường đã phục hồi nên mua thêm vào. Chưa kể tới những người trước đó đã mở vị thế SHORT cũng vội vàng đặt lệnh LONG vào để giảm thiểu thua lỗ. Lúc này thị trường sẽ có rất nhiều người muốn mua nhưng lại ít người muốn bán, làm cho mức giá càng bị đẩy cao hơn nữa.

Thông thường, ở trong các thương vụ bẫy giá, đội lái thường cố tình đẩy mức giá xuống thấp hơn để thị trường có vẻ giảm giá. Điều này khiến cho các nhà đầu tư mới bắt đầu bán cổ phiếu. Một khi cổ phiếu giảm giá, thêm vào đó là các nhà đầu tư quay trở lại thị trường, sau đó bắt đầu lái giá lên khiến cho giá cổ phiếu tăng lên cùng với sự gia tăng của nhu cầu.

Cách hạn chế thua lỗ khi mắc phải bẫy bear trap?

Không một nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường mà chưa từng mắc bẫy. Họ chỉ khác nhau ở chỗ là có người thua ít, người thua nhiều. Vậy bạn có bao giờ nghĩ tới vì sao có người thua lỗ rất ít, nhưng có người lại đến mức cháy sạch tài khoản chưa. Để có thể hạn chế thua lỗ khi mắc bẫy, bạn nên tuân thủ 02 nguyên tắc giao dịch sau:

  • Đặt stoploss cho lệnh giao dịch: Stoploss được coi là lệnh dừng cực kỳ có ích trong giao dịch của các nhà đầu tư. Nó giúp bạn đặt ra 1 điểm cắt lỗ tự động ngay từ đầu, tránh tối đa những thiệt hại khi có rủi ro. Điểm cắt lỗ không vượt quá 2% tổng tài khoản được coi là lựa chọn thông minh nhất. Đây cũng chính là nguyên tắc mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc mới đầu tư đều phải tuân thủ để đầu tư an toàn.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không đặt hết vốn vào một cổ phiếu là quy tắc không thể bỏ qua. Nhờ đó bạn sẽ giảm thiểu tối đa những rủi ro và bảo toàn tài sản của mình khi giao dịch. Nếu bạn sử dụng một đòn bẩy quá cao khi đầu tư và mắc phải bẫy giá, sẽ gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản.

>> Tham khảo thêm: Bull trap là gì? Bull trap trong chứng khoán là gì?

Cách để tránh bẫy Bear trap (bẫy giảm giá) đảm bảo hiệu quả

Cách để tránh bẫy Bear trap (bẫy giảm giá) đảm bảo hiệu quả

Cách để tránh bẫy Bear trap (bẫy giảm giá) đảm bảo hiệu quả

Dường như là không có một nhà đầu tư nào mà chưa từng mắc phải bẫy giảm giá (Bear trap). Vì vậy, điều quan trọng nhất mà các nhà đầu tư nên quan tâm chính là cách tránh bẫy hiệu quả. Đồng thời nên làm những gì khi mắc bẫy để tránh tình trạng thua lỗ. Dưới đây là 03 quy tắc khi đầu tư giúp các trader tránh bẫy cực kỳ hiệu quả.

  • Giao dịch thận trọng hơn khi có dấu hiệu của bear trap: Chúng ta luôn mang theo 1 tâm lý giao dịch thân trọng trước khi đầu tư. Nhưng khi thị trường xảy ra các biến động, khó nhà đầu tư nào có thể giữ được bình tĩnh. Vì vậy, việc thận trọng trong giao dịch khi có dấu hiệu bẫy giảm giá tưởng đơn giản nhưng nó không hề dễ chút nào. Bởi đây chính là thời điểm mà  nhà đầu tư dễ đưa ra những phán đoán và quyết định sai lầm nhất. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư F0 - mới tham gia thị trường. Vì vậy, hãy rèn luyện tính cẩn thận và thận trọng  suy xét trước những biến động của thị trường. Nó không những giúp cho bạn tránh xa bẫy giảm giá hiệu quả. Mà bên cạnh đó, những chiếc bẫy khác như bẫy tăng giá (bull trap) cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng.
  • Trang bị kiến thức: Bạn sẽ dễ dàng nhận biết được đâu là bẫy nếu có 1 nền tảng kiến thức vững chắc. Như ở mục trên đã bật mí cho bạn biết về 03 cách giúp nhận biết bẫy giảm giá. Do đó, hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, học thêm về các chỉ số để có thể đánh giá thị trường. Từ đó, đưa ra các phán đoán về xu hướng trên thị trường quay đầu thật hay là bear trap từ các nhà đầu tư lớn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc mà FTV chia  sẻ cho các bạn về Bear Trap là gì? cũng như cách nhận biết bẫy giảm giá. Bất kỳ giao dịch nào trên thị trường chứng khoán cũng tồn tại rủi ro nên các nhà đầu tư cần cẩn trọng đưa ra quyết định. Chỉ bắt đầu thực hiện lệnh khi đã nhận định chắc chắn về thị trường cũng như sử dụng mức đòn bẩy phù hợp. Chúc các trader thành công với những chia sẻ này.

FTV – một đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

ftv

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 vẫn được đánh giá là một kênh đầu tư rất hấp dẫn cùng với nhiều yếu tố khác. Nếu nhà đầu tư muốn thử sức với chứng khoán mà đang còn lo lắng hay chưa có nhiều kinh nghiệm hãy thể liên hệ ngay với  FTV chúng tôi. Tại đây, các bạn sẽ được tư vấn cách phòng ngừa rủi ro cũng như đầu tư đem về lợi nhuận cao đến từ các chuyên gia uy tín tại Việt Nam trong lĩnh vực.

Đến với FTV chúng tôi, bạn sẽ luôn được các chuyên gia cập nhật những thông tin mới nhất về các biến động thị trường thông qua bảng số liệu và phân tích thị trường. Đồng thời, các bạn được cung cấp miễn phí hoàn toàn nhiều loại tài liệu tham khảo như biểu đồ, thống kê thị trường và cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Nếu có những câu hỏi thắc mắc về Bear Trap là gì? hay cần hỗ trợ trong quá trình giao dịch, bạn có thể liên hệ ngay đến công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV chúng tôi với số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia trợ giúp tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận