VNINDEX1255.45 (-12.28 -0.97%)690,102,153 CP 15,599.81 Tỷ 84 47 335HNXINDEX231.55 (-1.91 -0.82%)55,754,200 CP 1,090.60 Tỷ 33 42 78VN301294.05 (-13.1 -1%)278,476,462 CP 7,912.40 Tỷ 4 3 23HNX30502.75 (-5.1 -1%)37,202,000 CP 802.26 Tỷ 2 4 24

Phí giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán lớn hiện nay

Điều mà mọi nhà đầu tư quan tâm và cân nhắc khi tham gia vào thị trường tài chính - chứng khoán đó chính là phí giao dịch chứng khoán. Để hiểu hơn về khái niệm này, mời quý vị cùng theo dõi những thông tin ngay bên dưới. Trong bài viết này, FTV chúng tôi sẽ cung cấp nền tảng kiến thức về: Phí giao dịch chứng khoán là gì? Vì sao nhà đầu tư cần nộp phí giao dịch chứng khoán? So sánh giữa biểu phí giao dịch của các công ty chứng khoán nổi bật hiện nay và những điều cần lưu ý khi đầu tư bên cạnh phí giao dịch chứng khoán.

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Định nghĩa của phí giao dịch chứng khoán hay còn được hiểu là phí môi giới chứng khoán, đây là khoản tiền phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch mua/bán chứng khoán thành công (là lệnh được khớp) qua các doanh nghiệp đó, thường các giao dịch có giá trị càng lớn thì phí giao dịch chứng khoán sẽ càng thấp.

phi-giao-dich-chung-khoanPhí giao dịch chứng khoán là gì

Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí đóng thường xuyên và chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng phí mà nhà đầu tư phải chi trong quá trình mua/bán. Phí này được tính bằng tỉ lệ phí theo ngày nhân với tổng giá trị giao dịch. Tỉ lệ phần trăm phí cũng thay đổi theo từng thời kỳ, tùy theo định hướng hoặc chiến lược của mỗi công ty chứng khoán.

Ngoài ra, phí giao dịch này sẽ được tạm thu khi nhà đầu tư đặt lệnh và thực thu nếu khớp lệnh thành công. Trong trường hợp kết thúc ngày giao dịch mà lệnh vẫn chưa khớp hoặc bị hủy, phí đã tạo khấu trừ sẽ được hoàn trả về tài khoản của các nhà đầu tư. Vào cuối ngày giao dịch, phí này cũng sẽ được quyết toán lại dựa trên lịch sử giao dịch thực tế của chính tài khoản đó.

Theo thông tư 128 (TT128) của Bộ tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2019 phí giao dịch chứng khoán không có mức tối thiểu và không được vượt quá 0,5% giá trị một lần giao dịch. Vì vậy phí này thực tế hiện ở khoảng 0,1% đến 0,35%, có sự chênh lệch giữa các công ty chứng khoán lâu đời và mới thành lập. Thông thường, những đơn vị hoạt động đã có lịch sử phát triển nhiều năm sẽ có mức phí cao hơn và đã có uy tín vững vàng, tìm khách hàng ổn định hoặc liên tục gia tăng nên không cần sử sụng phí cạnh tranh để thu hút khách hàng mới.

Ví dụ: Khi mua 1000 cổ phiếu VCB (ngân hàng Vietcombank) qua công ty chứng khoán A tạm gọi là giá khớp lệnh là 100.000 đồng/CP và mức phí giao dịch chứng khoán là 0,35%. Lúc này tổng giá trị mua của giá trị này là 100.000.000 đồng (mua cổ phiếu) + 352.800 đồng (phí giao dịch). Như vậy, nhà đầu tư cần 100.352.800 đồng để có thể thành công sở hữu toàn bộ 1000 cổ phiếu VCB.

Ngoài ra, đa số các công ty chứng khoán còn thường có mức phí giao dịch cố định khi giao dịch trực tuyến. Nếu mua bán qua các kênh khác, phí được chia ra nhiều mức độ tùy thuộc vào giá trị giao dịch cụ thể.

Bên cạnh phí giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ còn chịu thêm một số khoản như phí mở tài khoản, phí sử dụng ứng dụng, phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch ngoài sàn, phí ứng trước tiền bán, phí dịch vụ tin nhắn... trong số này quan trọng nhất vẫn là phí giao dịch và phí vay ký quỹ (lãi suất margin).

Vì sao nhà đầu tư cần nộp phí giao dịch chứng khoán?

Câu trả lời là vì phí giao dịch chứng khoán là bắt buộc phải đóng. Chính xác hơn, việc mở tài khoản của công ty chứng khoán là yêu cầu cần có đối với mọi nhà đầu tư nếu muốn tham gia thị trường.

phi-giao-dich-chung-khoanVì sao cần nộp phí giao dịch chứng khoán

Một nhà đầu tư có thể được mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán nhưng mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở duy nhất một tài khoản giao dịch tương ứng với nhà đầu tư cụ thể. Khi tham gia giao dịch, khách hàng sẽ phải trả các loại phí theo quy định, đổi lại họ sẽ được hỗ trợ tư vấn bởi bộ phận môi giới của công ty chứng khoán.

Hiện tại, bộ tài chính đang đề xuất giảm phí giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết (không bao gồm ETF) từ 0,03% xuống 0,027%; ETF niêm yết giảm từ 0,02% xuống 0,018%; cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đăng ký giao dịch (UPCoM) giảm từ 0,02% xuống 0,018%; chứng quyền có bảo đảm giản từ 0,02% giá trị giao dịch (GTGD) xuống công 0,018% GTGD.

Bên cạnh đó, Bộ còn đề xuất giảm thêm cho mức giá dịch vụ môi giới khi mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) từ tối đa 0,5% GTGD xuống còn tối đa 0,45% GTGD; giá dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai chỉ số được điều chỉnh giảm từ tối đa 15.000 đồng/hợp đồng xuống còn 5.000 đồng/hợp đồng.

Còn hợp đồng tương lai trái phiếu được điều chỉnh giảm từ tối đa 25.000 đồng/hợp đồng xuống còn 8.000/ hợp đồng... nếu được thông qua cũng sẽ hạn chế phần nào áp lực phí giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư.

So sánh phí giao dịch của những công ty chứng khoán lớn hiện nay

Thực tế cho thấy phí giao dịch chứng khoán (theo %/ngày) của các công ty chứng khoán tại Việt Nam 0 đồng đều, cụ thể như sau:

phi-giao-dich-chung-khoanSo sánh phí giao dịch chứng khoán của các công ty

Bên cạnh phí giao dịch chứng khoán cần lưu ý những điều gì ?

Bên cạnh phí giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư nên xem xét chất lượng tư vấn của tổng công ty chứng khoán cụ thể. Trong bối cảnh nhiều đơn vị đang dùng việc miễn/giảm phí giao dịch để cạnh tranh, nhà đầu tư càng phải tỉnh táo xem xét trước các quyết định đầu tư của chính mình.

Tuy nhiên, không thể khẳng định những nơi có mức phí thấp sẽ kém chất lượng hay ngược lại, mà còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với các nhà đầu tư đã có kiến thức nhất định, tần suất giao dịch cao thì phí giao dịch thấp sẽ rất phù hợp. Nhưng đối với những người mới, điều quan trọng nhất vẫn là sự hỗ trợ cần thiết kịp thời, tận tình hơn là mức phí cạnh tranh. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cần nắm vững về cách tính phí giao dịch chứng khoán. Theo đó, công thức sẽ là:

Chi phí = mức phí (%) x giá trị giao dịch (khối lượng giao dịch x giá cổ phiếu)

Mức phí cho khối lượng giao dịch chứng khoán. Các công ty chứng khoán thường dành ưu đãi cho giao dịch có khối lượng lớn, dẫn đến biểu phí giao dịch có thể khác nhau, tùy theo khối lượng. Ngoài ra, những doanh nghiệp này cũng áp dụng biểu phí riêng cho trái phiếu, chứng khoán của hàng hóa phái sinh...

Nhà đầu tư cũng nên chú ý về khoản phí tạm thu khi đặt lệnh phải được hoàn trả về tài khoản trong trường hợp không khớp lệnh thành công. Hy vọng bài viết này từ FTV có thể giúp quý vị tháo gỡ phần nào thắc mắc về phí giao dịch chứng khoán.

phi-giao-dich-chung-khoanCần lưu ý khi đóng phí giao dịch chứng khoán

FTV – Một trong những đơn vị tư vấn về đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu tại Việt Nam

Bạn muốn thử sức với lĩnh vực đầu tư tài chính, đặc biệt là chứng khoán bởi vì thị trường chứng khoán trong những năm gần đây tại Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn vì rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn là người mới nhưng hy vọng có thể bắt tay ngay vào đầu tư nhưng mà lại chưa có nhiều kiến thức hay kinh nghiệm về lĩnh vực này, bạn đừng ngần ngại có thể liên hệ ngay với chúng tôi – Công ty CP Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm tư vấn về cách đầu tư có lời và cách phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất.

FTV chúng tôi cũng sẽ thường xuyên cập nhật cho các bạn những thông tin mới nhất về mọi biến động thị trường chứng khoán trong thời gian gần nhất, thông qua các số liệu thống kê, phân tích thị trường, cùng với đó là các loại tài liệu tham khảo hữu ích như biểu đồ, các bảng thống kê. Cùng với đó các bạn được hướng dẫn cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa hiệu quả, hoàn toàn được cung cấp miễn phí.

Vui lòng liên hệ ngay với FTV qua trang web ftv.com.vn hoặc gọi tới số Hotline 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất nếu các bạn đọc còn những câu hỏi thắc mắc và muốn biết thêm các thông tin chi tiết khác về phí giao dịch chứng khoán nhé !

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận