VNINDEX1290.99 (-0.5 -0.04%)949,595,102 CP 21,526.04 Tỷ 149 87 233HNXINDEX235.72 (-0.2 -0.08%)97,591,086 CP 1,735.70 Tỷ 43 49 65VN301352.56 (1.71 0.13%)419,804,704 CP 11,901.50 Tỷ 15 5 12HNX30516.04 (-2.49 -0.48%)42,189,400 CP 977.46 Tỷ 8 6 16

NĐT cá nhân đẩy mạnh mua ròng gần 1.750 tỷ đồng tuần thị trường rực lửa, tập trung gom NVL, VPB, VCG

VN-Index ghi nhận một tuần giao dịch biến động mạnh với tâm điểm là mức giảm điểm mạnh trong phiên thứ Sáu cuối tuần (18/8), theo đó xóa sạch thành quả tăng điểm của 3 tuần liền trước. Khối lượng giao dịch trong tuần này cũng nối tiếp xu hướng tăng so với tuần trước và là tuần thứ tư liên tiếp mà khối lượng giao dịch vượt mức trung bình kể từ đầu tháng 6 đến giờ.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index ghi nhận diễn biến giao dịch lình xình trong 4 phiên giao dịch đầu tuần và xu hướng chủ đạo là dao động trong vùng 1.220 – 1.240 điểm. Tuy nhiên biên độ dao động trong phiên có xu hướng được mở rộng hơn so với giai đoạn trước.

Tâm điểm của tuần giao dịch nằm ở phiên thứ Sáu cuối tuần (18/8) khi áp lực bán chủ động gia tăng mạnh, khởi đầu từ nhóm cổ phiếu bất động sản có vốn hóa lớn và sau đó lan rộng ra trên bình diện toàn thị trường và kết thúc phiên với 158 mã giảm sàn trên HOSE, theo đó xóa sạch thành quả tăng điểm của 3 tuần liền trước. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.177,99 điểm, giảm 54,22 điểm so với tuần trước và tương đương 4,4%.

 

NĐT cá nhân đẩy mạnh mua ròng tuần VN-Index mất mốc 1.180 điểm

Trong tuần vừa qua, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1.589 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 1.746 tỷ đồng.

Theo thống kê của FiinTrade, giao dịch của NĐT cá nhân nghiêng về bên mua khi diễn ra tại 14/18 nhóm ngành.

Trong đó, cổ phiếu dịch vụ tài chính được mua ròng hơn 474 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần. Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng các đại diện thuộc nhóm xây dựng & vật liệu (402 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (286 tỷ đồng), bất động sản (279 tỷ đồng), bán lẻ (227 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, giao dịch bên bán tập trung ở nhóm tài nguyên cơ bản với quy mô 402 tỷ đồng. Áp lực bán đến từ NĐT cá nhân cũng được chứng kiến ở nhóm ô tô & phụ tùng, y tế và bảo hiểm với giá trị thấp hơn.

 

Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, cổ phiếu NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va ghi nhận giá trị vào ròng gần 654 tỷ đồng. Giao dịch của NĐT cá nhân gần như đối ứng với lực xả của tổ chức trong nước và khối tự doanh.

Lực mua các cá nhân cũng tìm đến VPB của VPBank với giá trị 416 tỷ đồng. Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến nhiều cổ phiếu lớn như VCG (412 tỷ đồng), MSN (319 tỷ đồng), SSI (234 tỷ đồng), GEX (190 tỷ đồng), STB (131 tỷ đồng), …

Tại chiều bán ròng, giao dịch tập trung mạnh nhất ở CTG với 455 tỷ đồng. Kế đó, NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 367 tỷ đồng mã VNM.

Song song đó, NĐT cá nhân cũng bán ròng các cổ phiếu như VRE (179 tỷ đồng), HPG (177 tỷ đồng), VHM (172 tỷ đồng), HSG (151 tỷ đồng) và TPB (120 tỷ đồng). Cùng chiều, VIC, KBC, BID, PDR, HAX, … cũng bị rút ròng với quy mô dưới 100 tỷ đồng.

 

Tổ chức nội tiếp đà bán ròng, tâm điểm NVL, VCG đối ứng với lực cầu của NĐT cá nhân

Giao dịch trái chiều với nhóm cá nhân trong nước, tổ chức nội bán ròng 1.022 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 712 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành, giá trị lớn nhất là xây dựng & vật liệu với 395 tỷ đồng, theo sau là bất động sản (193 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (173 tỷ đồng), …

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu tài nguyên cơ bản, hàng cá nhân & gia dụng, hóa chất với quy mô vào ròng quanh ngưỡng 40 tỷ đồng, ngoài ra còn có dịch vụ tài chính, bán lẻ, dầu khí với giá trị không đáng kể.

 

Thống kê giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup ghi nhận giá trị vào ròng mạnh nhất với 215 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng các cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM (136 tỷ đồng), TPB (112 tỷ đồng), PDR (69 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, cổ phiếu NVL của Novaland bị rút ròng mạnh nhất với quy mô 482 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cổ phiếu VCG của Vinaconex cũng bị bán ròng 397 tỷ đồng. Ngoài ra, Top 5 rút ròng còn có sự góp mặt của GEX (123 tỷ đồng), ACB (67 tỷ đồng) và SSI (62 tỷ đồng), …

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận