VNINDEX1290.99 (-0.5 -0.04%)949,595,102 CP 21,526.04 Tỷ 149 87 233HNXINDEX235.72 (-0.2 -0.08%)97,591,086 CP 1,735.70 Tỷ 43 49 65VN301352.56 (1.71 0.13%)419,804,704 CP 11,901.50 Tỷ 15 5 12HNX30516.04 (-2.49 -0.48%)42,189,400 CP 977.46 Tỷ 8 6 16

Khối nội mua ròng gần 9.000 tỷ đồng trong tháng 12

VN-Index đóng cửa tháng 12/2023 tại 1.129,93 điểm, tăng 35,8 điểm tương đương 3,27% so với cuối tháng 11. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 15.686 tỷ đồng, giảm 9,7% so với bình quân tháng 11. Như vậy, thị trường khép lại năm 2023 với sự hồi phục nhẹ khi VN-Index tăng 12,2%.

Xét theo ngành, chứng khoán, thép, xây dựng, hóa chất, công nghệ thông tin là những ngành có hiệu suất vượt trội trong tháng cuối năm với mức tăng 35 - 78%.

Ngược lại, bất động sản, tiện ích, hàng & dịch vụ công nghiệp, du lịch & giải trí, thực phẩm & đồ uống, bảo hiểm là các ngành có diễn biến kém hơn so với VN-Index.

Trong tháng 12, tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm về mức đáy 10 tháng ở ngành xây dựng, hóa chất, sản xuất dầu khí, vật liệu xây dựng trong khi duy trì ở mức cao ở ngành chứng khoán, thép. Bất động sản và ngân hàng ghi nhận tỷ trọng phân bổ dòng tiền ở mức thấp hơn so với đỉnh 10 tuần.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường, khối ngoại là bên bán ròng duy nhất với quy mô hơn 9.960 tỷ đồng. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 3.810 tỷ đồng trên HOSE, trong đó gom ròng khớp lệnh 8.307 tỷ đồng.

Xét theo nhóm ngành, có 12/18 nhóm cổ phiếu được mua ròng. Trong đó, ngành ngân hàng dẫn đầu danh mục giải ngân với hơn 1.880 tỷ đồng. Tương tự, dòng tiền cá nhân cũng tập trung tìm đến một số lĩnh vực như bất động sản (1.847 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (1.581 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (1.553 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, các cá nhân trong nước cũng mua ròng cổ phiếu nhóm điện, nước & xăng dầu khí đốt (636 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (608 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (178 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, giao dịch tại chiều bán ròng không có nhiều điểm nhấn khi không ngành nào bị rút ròng trên trăm tỷ đồng. NĐT cá nhân bán ròng mạnh nhất cổ phiếu xây dựng & vật liệu với 43 tỷ đồng.

Cùng chiều, dòng tiền cá nhân rút ròng nhẹ hơn ở một số ngành như ô tô & phụ tùng (40 tỷ đồng), dầu khí (30 tỷ đồng), du lịch & giải trí (19 tỷ đồng), hóa chất (12 tỷ đồng), …

 

Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, cổ phiếu VHM của Vinhomes ghi nhận giá trị vào ròng hơn 1.138 tỷ đồng. Giao dịch của NĐT cá nhân đối lập với hành vi của khối ngoại. Đóng cửa phiên 29/12, cổ phiếu VHM dừng tại 43.200 đồng/cp, tăng 4,6% so với tháng trước đó. Với thị giá như hiện tại, vốn hóa của Vinhomes đạt hơn 188.100 tỷ đồng, vượt PV Gas với 173.400 tỷ đồng.

Cùng chiều, cổ phiếu STB cũng được mua ròng 998 tỷ đồng. Top 10 mua ròng còn có sự góp mặt của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM (725 tỷ đồng), VPB (593 tỷ đồng), VCB (571 tỷ đồng), SSI (497 tỷ đồng), MSN (460 tỷ đồng), GAS (392 tỷ đồng), SHB (390 tỷ đồng), …

Tại chiều bán ròng, giao dịch tập trung mạnh nhất ở mã HDB với 352 tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng nằm trong danh mục bán ròng như ACB (304 tỷ đồng), MBB (193 tỷ đồng), BID (126 tỷ đồng), CTG (85 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, dòng tiền của các NĐT cá nhân rút ròng khỏi một số cổ phiếu như NKG (169 tỷ đồng), DGC (121 tỷ đồng), PC1 (107 tỷ đồng), BMP (87 tỷ đồng), FTS (62 tỷ đồng), …

 

Tổ chức trong nước mua ròng gần 5.200 tỷ đồng

Giao dịch cùng chiều với nhóm cá nhân trong nước, tổ chức nội mua ròng 5.175 tỷ đồng trên HOSE, trong đó họ mua ròng 588 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước mua ròng 8/18 ngành, giá trị lớn nhất là ngân hàng với 1.003 tỷ đồng, theo sau là nhóm tài nguyên cơ bản (782 tỷ đồng), bán lẻ (52 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (47 tỷ đồng), …

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu rút khỏi các nhóm ngành như dịch vụ tài chính (523 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (252 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (225 tỷ đồng), bất động sản (205 tỷ đồng), …

 

Tại chiều mua, tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giá trị vào ròng là 673 tỷ đồng. Không chỉ được các tổ chức nội ưa thích, theo báo cáo cập nhật gần đây, cổ phiếu Hòa Phát cũng vươn lên trở thành khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - Dragon Capital tại ngày 14/12 với tỷ trọng 9,14%. Đây là lần đầu tiên cổ phiếu HPG trở lại vị trí này sau 2 năm.

Đứng thứ hai trong Top mua ròng là cổ phiếu HDB với 421 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng các cổ phiếu vốn hóa lớn như ACB (331 tỷ đồng), MBB (307 tỷ đồng), CTG (243 tỷ đồng).

Ở phía đối diện, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng mạnh nhất với quy mô 447 tỷ đồng. Kế đó, các đại diện GAS, BCM, VCB và EVF cũng bị bán ròng với quy mô 143 - 211 tỷ đồng.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận