VNINDEX1269.66 (2.13 0.17%)694,787,773 CP 17,659.77 Tỷ 164 66 211HNXINDEX229.14 (-0.46 -0.2%)64,248,500 CP 1,228.64 Tỷ 72 66 83VN301336.96 (-0.59 -0.04%)217,215,790 CP 6,953.24 Tỷ 11 2 17HNX30490.43 (-2.38 -0.48%)38,110,000 CP 928.00 Tỷ 9 10 13

Khối ngoại giảm sức ép bán ròng tuần VN-Index hồi phục

Khởi đầu tuần giao dịch 8 – 12/4, thị trường xuất hiện nhiều thông tin vĩ mô kém khả quan như tỷ giá tiếp tục nóng và chính thức vượt 25.000 VND/USD; lãi suất liên ngân hàng  duy trì vùng cao; bên cạnh đó lãi suất huy động  của một số ngân hàng có dấu hiệu tăng trở lại khiến nhà đầu tư trong tâm lý thận trọng.

Trước diễn biến trên, VN-Index giảm về vùng 1.250 sau đó cân bằng tại ngưỡng này và hồi phục. Đến phiên 11/4, thị trường đã chịu áp lực lớn từ bên ngoài khi chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau báo cáo CPI  và điều bất ngờ đã xuất hiện khi nhà đầu tư tỏ ra bình tĩnh giúp VN-Index không giảm nhiều cuối phiên.

Tiếp nối phiên cân bằng là ngày bứt tốc tăng hơn 18,4 điểm cuối tuần giúp chỉ số chốt tuần tại 1.276,60, tăng 21,49 điểm, tương đương 1,71% trong tuần và thành công vượt mốc 1.270 điểm.

Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 21.358 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân phiên ở mức 18.334, giảm 32,4% so với tuần trước và 32,9% so với trung bình 5 phiên gần đây.

Diễn biến tăng của chỉ số trong tuần được hỗ trợ chính bởi nhóm ngân hàng với 6/10 cổ phiếu trong top ảnh hưởng tích cực với mức đóng góp gần 14,2 điểm cho chỉ số. Trong đó, BID, CTG và TCB lần lượt là 3 mã ảnh hưởng lớn nhất với mức tác động lần lượt 4,58 điểm, 3,72 điểm và 1,97 điểm cho VN-Index. Chiều giảm điểm đứng đầu là GAS với mức tác động giảm chỉ 0,67 điểm.

Trên HOSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị gần 1.164 tỷ đồng nhưng so với tuần trước quy mô rút ròng đã giảm gần một nửa. Trong đó, VHM tiếp tục là mã bị bán ròng mạnh nhất với giá trị gần 1.125 tỷ đồng. Bất chấp áp lực rút vốn của khối ngoại, mã này có nhịp tăng 3,6% lên 44.500 đồng/cp.

Trong báo cáo cập nhật gần đây của Chứng khoán Agribank (Agriseco), kết quả kinh doanh của VHM dự báo sẽ duy trì tăng trưởng so với 2023 nhờ nhu cầu nhà ở tăng khi thị trường bất động sản phục hồi, mặt bằng lãi suất duy trì thấp và vị thế đầu ngành có lợi thế về quỹ đất sạch, uy tín và kinh nghiệm trong khả năng triển khai kinh doanh các đại đô thị.

Lợi nhuận của VHM dự kiến được đóng góp từ việc bàn giao phần còn lại tại Vinhomes Ocean Park 2 và 3. Đồng lời lợi nhuận của Vinhomes có thể đến từ hoạt động mở bán các dự án khu đô thị mới như Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng, Cổ Loa, Wonder Park và các dự án nhà ở xã hội Happy Home.

Đứng thứ hai trong danh mục xả ròng của khối ngoại là chứng chỉ quỹ VN-Finlead (FUESSVFL) với gần 319 tỷ đồng.

Ngoài cổ phiếu của Vinhomes, khối ngoại cũng rút ròng nhiều cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản như NVL (268 tỷ đồng), PDR (165 tỷ đồng), DIG (107 tỷ đồng), VIC (104 tỷ đồng), VRE (97 tỷ đồng). Danh mục các mã bị NĐT ngoài bán ròng mạnh nhất còn có VNM (257 tỷ đồng), HSG (133 tỷ đồng), MSN (98 tỷ đồng),

Ở chiều ngược lại cổ phiếu MBB dẫn đầu danh mục Top 10 mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Mã này được khối ngoại mua mạnh nhất với giá trị 325 tỷ đồng trong tuần.

Cùng chiều, MWG tiếp tục được mua ròng 332 tỷ đồng, cùng với SBT (240 tỷ đồng), VPD (159 tỷ đồng), HPG (151 tỷ đồng) và BID (104 tỷ đồng). Danh mục Top10 gom ròng còn có sự góp mặt của HCM, SSI, DPG, DGC, với quy mô dưới 100 tỷ đồng.

Trên HNX, NĐT nước ngoài mua ròng 5 phiên liên tục với giá trị hơn 202 tỷ đồng với khối lượng hơn 4,7 triệu đơn vị.

Trong đó, khối ngoại mua ròng gần 136,6 tỷ đồng ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Theo sau là IDC (44,6 tỷ đồng) và những giao dịch tương tự như DTD (6,9 tỷ đồng), PVI (5,5 tỷ đồng), VGS (5,4 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu CEO của Tập đoàn CEO dẫn đầu bên bán với giá trị gần 6,1 tỷ đồng. Cùng chiều, NĐT ngoại cũng bán ròng các mãTA9 (5,2 tỷ đồng), HUT (2,2 tỷ đồng), LHC (1 tỷ đồng) và PVB (0,9 tỷ đồng).

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 4/5 với tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng, tương đương với khối lượng gần 1,4 triệu cổ phiếu.

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 52,3 tỷ đồng ở cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn. Theo sau là các giao dịch tương tự với giá trị thấp hơn như MCH (3,4 tỷ đồng), VGI (1,7 tỷ đồng), CLX (0,8 tỷ đồng), MPC (0,7 tỷ đồng), …

Ở chiều đối diện, khối ngoại mua ròng 30,5 tỷ đồng ở cổ phiếu ACV. Cùng chiều, giao dịch giải ngân còn được chứng kiến ở các mã DDV (12,1 tỷ đồng), VEA (3,2 tỷ đồng), GHC (1,4 tỷ đồng) và VRG (0,9 tỷ đồng).

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận