VNINDEX1251.72 (1.26 0.1%)497,390,196 CP 11,963.44 Tỷ 130 74 243HNXINDEX225.23 (0.59 0.26%)38,377,552 CP 684.09 Tỷ 38 51 57VN301309.82 (-1.44 -0.11%)152,363,481 CP 5,196.00 Tỷ 6 3 21HNX30481.44 (1.65 0.34%)19,511,500 CP 454.36 Tỷ 5 10 15

Khối ngoại bán ròng gần 3.000 tỷ đồng trong tháng 8 khi thanh khoản thị trường tăng mạnh, tâm điểm VPB, VNZ, SSI

VN-Index đóng cửa tháng 8 ở mốc 1.224,05 điểm, tăng nhẹ 1,15 điểm tương đương 0,09% so với tháng trước sau khi có điều chỉnh sâu trong tuần giữa tháng vừa qua.

Theo dữ liệu từ FiinTrade, giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trên toàn thị trường tăng mạnh lên 23.471 tỷ đồng, cao hơn 23% so với tháng trước nhưng tăng tới 82% so với mức bình quân tính từ đầu năm. Giá trị giao dịch bình quân này hiện chỉ thấp hơn 15% so với thanh khoản giai đoạn VN-Index lập đỉnh.

Hầu hết các nhóm ngành có giá tăng với dòng tiền cải thiện, dẫn đầu là công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, ô tô và phụ tùng, hóa chất. Ngược lại, hàng cá nhân & gia dụng, y tế và dầu khí có chỉ số giá giảm và thanh khoản giảm. Xét theo khung thời gian tháng, tỷ trọng phân bổ dòng tiền đạt đỉnh 10 tháng ở ngành bất động sản và chạm đáy ở ngành ngân hàng, thép, dầu khí. Trong khi chỉ số giá ở 4 ngành này giảm trong tháng 8.

Trong tháng vừa qua, khối ngoại là một trong ba chủ thể bán ròng, bên cạnh nhóm NĐT cá nhân và các tổ chức trong nước.

 

Giao dịch khối ngoại tháng qua trên sàn HOSE

Trong tháng 8, NĐT nước ngoài bán ròng 2.550 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ xả ròng 2.831 tỷ đồng.

Trong đó, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VPB của VPBank với quy mô 1.133,5 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác cũng bị rút ròng hơn nghìn tỷ đồng trong tháng vừa qua là SSI.

Theo sau đó, MWG cũng bị bán ròng 516 tỷ đồng. Các đại diện còn lại trong danh mục bán ròng cũng gọi tên nhiều mã vốn hóa lớn như HPG (306,6 tỷ đồng), VCB (304,5 tỷ đồng), BCM (210,4 tỷ đồng), …

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, FUEVFVND và E1VFVN30 cũng bị rút ròng lần lượt 513 tỷ và 352,7 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VNM của Vinamilk được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất với giá trị 890,9 tỷ đồng trong tháng 8. Theo quan sát, cổ phiếu của ông lớn ngành sữa được chuyển từ bán ròng liên tiếp 5 tháng trước đó sang mua ròng trong tháng 8.

Theo Chứng khoán ACB (ACBS), xu hướng nổi bật của cổ phiếu VNM trong trung hạn là nhịp tăng từ tháng 6/2023. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu tiến vào giai đoạn điều chỉnh từ nhịp tăng mạnh trước đó với biên độ dao động hẹp dần. Khối lượng giao dịch trung bình 20 ngày duy trì đà giảm từ 23/6. Khối lượng giao dịch từng phiên có dấu hiệu cải thiện vượt bậc trong những phiên gần đây.

Cũng theo nhóm phân tích của ACBS, giá cổ phiếu VNM có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn. Khối lượng giao dịch suy giảm trong suốt nhịp điều chỉnh cho thấy áp lực chốt lời dần yếu đi. Giá cổ phiếu có biểu hiện vượt trội trong phiên giao dịch ngày 23/8, cho thấy khả năng bắt đầu một xu hướng tăng ngắn hạn mới.

Đứng ở vị trí thứ hai trong Top10 là mã CTG của VietinBank với quy mô 778,8 tỷ đồng. Ở nhóm công nghệ thông tin, cổ phiếu FPT cũng được dòng tiền ngoại giải ngân ròng 717,3 tỷ đồng. Kế đó, dòng tiền ngoại còn tìm đến nhiều đại diện như VIC, MSB, DGC, VRE, KBC, HSG, BID với giá trị 220 – 400 tỷ đồng.

 

Giao dịch khối ngoại tháng qua trên sàn HNX

Giao dịch cùng chiều, NĐT nước ngoài bán ròng hơn 23 tỷ đồng trên sàn HNX trong tháng 8.

Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần với quy mô 162 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã SHS (68,8 tỷ đồng), BVS (40,5 tỷ đồng), CEO (34,4 tỷ đồng) hay TIG (23,4 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, giao dịch rút ròng chủ yếu tập trung ở cổ phiếu TNG với quy mô 94,8 tỷ đồng. Những cổ phiếu kế đó lần lượt bị rút vốn là DTD (73,3 tỷ đồng), THD (48,2 tỷ đồng), PVS (48 tỷ đồng) hay PVI (35,1 tỷ đồng), …

 

Giao dịch khối ngoại tháng qua trên thị trường UPCoM

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp đà bán ròng hơn 413 tỷ đồng.

Ở chiều mua ròng, cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương được NĐT nước ngoài mua mạnh nhất với giá trị 1.132,7 tỷ đồng, bỏ xa các giao dịch giải ngân theo sau là MCH (24,1 tỷ đồng), MPC (21,9 tỷ đồng), VTP (21 tỷ đồng), QTP (9,9 tỷ đồng).

Phần lớn lực mua cổ phiếu SGB ghi nhận tại phiên 8/8 với 44 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 872 tỷ đồng.

Trong khi đó, cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG là vẫn tâm điểm bán ròng với gần 1.111,6 tỷ đồng. Trước đó, mã này cũng bị xả ròng với quy mô 1.091,6 tỷ đồng trong tháng 7.

Khả năng cao giao dịch lớn cổ phiếu VNZ trong tháng 8 tiếp tục đến từ VNG Limited - tổ chức có liên quan tới người sáng lập VNG Lê Hồng Minh.

Bên cạnh đó, VEA và QNS lần lượt bị rút ròng với giá trị 342,4 tỷ và 81,2 tỷ đồng. Những mã khác trên UPCoM bị bán ròng dưới 50 tỷ đồng gồm ACV, VGT, OIL, MCM, BSR, …

 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận