VNINDEX1190.22 (15.25 1.3%)708,578,793 CP 15,965.52 Tỷ 273 217 74HNXINDEX225.31 (3.98 1.8%)78,659,898 CP 1,511.07 Tỷ 141 137 47VN301206.64 (12.79 1.07%)244,143,276 CP 6,920.30 Tỷ 23 4 3HNX30481.21 (12.42 2.66%)56,505,700 CP 1,220.36 Tỷ 28 2

Dòng tiền thông minh ngày 13/03/2023: NĐT cá nhân bán ròng gần 240 tỷ đồng, tâm điểm HSG, HPG, VND

Với diễn biến tiếp tục kém sắc của các thị trường thế giới, đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam tạm chững lại khi bước vào phiên giao dịch mới. Tâm lý của nhà đầu tư cũng trở nên thận trọng và khiến VN-Index giằng co trong biên độ hẹp 1.047 – 1.053 điểm. Tuy nhiên, diễn biến khởi sắc trong 15 phút cuối phiên đã giúp chỉ số đóng cửa gần mức giá cao nhất ngày.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,95 điểm, tương đương 0,28% và đóng cửa tại 1.053 điểm. Thanh khoản giảm với 456,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng được nâng đỡ cuối phiên và đóng cửa với mức giảm 3,08 điểm, tương đương 0,29%. Dù vậy, độ rộng của rổ chỉ số vẫn nghiêng về sắc đỏ với 20 cổ phiếu giảm giá như NVL (-2,7%), TCB (-2,3%), PLX (-2,2%), PDR (-2,1%), TPB (-2%),… Ở chiều ngược lại, trong 8 cổ phiếu tăng giá, nổi bật nhất là MSN (+3,8%), VRE (+3,7%), VHM (+1,1%), HPG (+0,5%), VNM (+0,5%),…

Thị trường thu hẹp đà giảm vào cuối phiên, động thái hỗ trợ của dòng tiền có dấu hiệu phân hoá khá rõ. Tuy nhiên, với trạng thái lùi bước của thị trường chung, số lượng nhóm ngành giảm điểm chiếm phần lớn, điển hình như dầu khí, đầu tư công, … Trong khi đó, một số cổ phiếu thuộc nhóm vốn hoá lớn và ngành thực phẩm - đồ uống, thuỷ sản, … hồi phục tốt, góp phần giúp thị trường tăng trở lại.

 

Tự doanh tiếp đà bán ròng gần 210 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh bán ròng 206,5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 260,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 2/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là hoá chất, xây dựng và vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 10/3 gồm FUEVFVND, DGC, HDG, VCI, FUESSVFL, PVT, SSB, FUEMAV30, FUESSV30, FUEKIVFS.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là nhóm thực phẩm và đồ uống. Top các mã bị bán ròng gồm E1VFVN30, HPG, FPT, MSN, VPB, VNM, MWG, ACB, VIC, VHM.

 

Tổ chức nội có phiên mua ròng nhẹ

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 21,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 24,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm bán lẻ. Top bán ròng có SSI, MSN, HAH, VND, MWG, DGW, LCG, DIG, PHR, DGC.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có E1VFVN30, VPB, MBB, SBT, FUEVFVND, ACB, VNM, STB, TPB, VCB.

Cá nhân trong nước bán ròng gần 240 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân bán ròng 236,3 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 185,1 tỷ đồng. 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm STB, VCB, MWG, FPT, HCM, VJC, DXG, HAH, TCB, TCT.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có HSG, HPG, VND, VHM, POW, VNM, VRE, DGC, GEX.

 

Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tục

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 418,3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 421,3 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm tài nguyên cơ bản, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, VND, HSG, SSI, VHM, MSN, VNM, VRE, POW, GEX.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã STB, FUEVFVND, HCM, VCB, DXG, KDC, DCM, DPM, GVR.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận