VNINDEX1269.66 (2.13 0.17%)694,787,773 CP 17,659.77 Tỷ 164 66 211HNXINDEX229.14 (-0.46 -0.2%)64,248,500 CP 1,228.64 Tỷ 72 66 83VN301336.96 (-0.59 -0.04%)217,215,790 CP 6,953.24 Tỷ 11 2 17HNX30490.43 (-2.38 -0.48%)38,110,000 CP 928.00 Tỷ 9 10 13

Dòng tiền thông minh ngày 03/04/2023: Khối ngoại đảo chiều mua ròng gần 2.760 tỷ đồng khi VN-Index tăng gần 40 điểm trong tháng 3, tập trung HSG, VHM

Nhà đầu tư nước ngoài đảo chiều mua ròng 2.759 tỷ đồng trên HOSE trong tháng 3, qua đó đẩy quy mô rót ròng của khối ngoại từ đầu năm lên hơn 5.900 tỷ đồng.

Kết thúc tháng 3, VN-Index tăng 39,96 điểm, tương đương 3,9% dừng chân ở mức 1.064,64 điểm. Thanh khoản trung bình mỗi phiên đạt 9.256 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 10% so với 5 tháng gần đây.

Dòng tiền đầu cơ tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa, trong khi tỷ trọng giao dịch đi ngang ở nhóm vốn hóa lớn vầ giảm ở nhóm vốn hóa nhỏ.

Theo thống kê của FiinTrade, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, tài nguyên cơ bản, trong khi giảm ở nhóm bất động sản, thực phẩm & đồ uống, dầu khí.

Tháng 3 ghi nhận nỗ lực hồi phục ở nhiều nhóm ngành, trong đó cổ phiếu nhóm chứng khoán, bất động sản, du lịch & giải trí tăng mạnh. Chiều ngược lại thì nhóm truyền thông và bán lẻ giảm điểm mạnh nhất trong tháng.

Giao dịch khối ngoại tháng qua trên sàn HOSE

 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, khối ngoại gom ròng 2.722 tỷ đồng. Thống kê chi tiết theo từng mã chứng khoán, HSG được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất với giá trị 693,2 tỷ đồng trong tháng 3.

Đứng vị trí thứ hai trong Top10 là cổ phiếu VHM của Vinhomes với 620,5 tỷ đồng. Trong tháng trước đó, mã này đứng đầu danh mục rút vốn của khối ngoại với quy mô gần 800 tỷ đồng.

Ở nhóm vốn hóa lớn, cổ phiếu POW của PV Power cũng được mua ròng 531,2 tỷ đồng. Kế đó, dòng tiền ngoại còn tìm đến nhiều đại diện khác thuộc nhóm tài chính ngân hàng như SHB (276,9 tỷ đồng), VCI (275,2 tỷ đồng), SSI (231,7 tỷ đồng), HDB (215,7 tỷ đồng), VND (200,3 tỷ đồng), …

 

Ở phía đối diện, nước ngoài bán ròng mạnh nhất cổ phiếu STB của Sacombank với quy mô 782 tỷ đồng.
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Agriseco Research kỳ vọng năm 2023 Sacombank sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh nhờ giảm chi phí trích lập dự phòng các khoản tồn đọng. Đồng thời, việc sắp hoàn thành đề án tái cơ cấu sẽ mở ra nhiều triển vọng đối với ngân hàng này như tập trung nguồn lực cho hoạt động cốt lõi, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, phát hành cổ phiếu tăng vốn, …

Tương tự, hoạt động rút vốn còn được chứng kiến ở nhiều cổ phiếu ngành thực phẩm, bán lẻ khác như MSN (267,6 tỷ đồng), DGW (217,4 tỷ đồng), MWG (137,8 tỷ đồng), …

Các đại diện còn lại trong danh mục bán ròng gọi tên nhiều mã vốn hóa lớn và trung bình như VCB (190,7 tỷ đồng), VPB (154,7 tỷ đồng), PLX (145,7 tỷ đồng), MWG (137,8 tỷ đồng), PVD (110,6 tỷ đồng), REE (95,4 tỷ đồng), …

Giao dịch khối ngoại tháng qua trên sàn HNX

Tương tự HOSE, NĐT nước ngoài cũng mua ròng hơn gần 325 tỷ đồng trên sàn HNX trong tháng 3.

Trong khi đó, khối ngoại duy trì mua ròng cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO với quy mô 145,4 tỷ đồng.

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự phóng năm 2023, IDICO đạt doanh thu doanh thu 6.413 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 1.055 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 54% so với cùng kỳ năm trước.

Một cổ phiếu khác cũng được rót ròng trên trăm tỷ đồng là mã PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã TNG (42,2 tỷ đồng), CEO (25,6 tỷ đồng), HUT (23,7 tỷ đồng), …

Ở chiều ngược lại, giao dịch rút ròng chủ yếu tập trung ở cổ phiếu NVB với quy mô 7,9 tỷ đồng. Những cổ phiếu lần lượt bị rút vốn là SHS (5,2 tỷ đồng), MBS (3,7 tỷ đồng), THD (2,5 tỷ đồng), BVS (2 tỷ đồng) …

 

Giao dịch khối ngoại tháng qua trên thị trường UPCoM

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại chuyển hướng bán ròng hơn 47 tỷ đồng trong tháng 3, khiến quy mô rót ròng từ đầu năm chỉ đạt hơn 43 tỷ đồng.

Ở chiều mua vào, cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP được mua mạnh nhất với 12,6 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được khối này gom ròng trên 10 tỷ đồng. Theo sau là QTP (5,7 tỷ đồng), CST (4,2 tỷ đồng), MCH (3,8 tỷ đồng), GHC (2,7 tỷ đồng), …

Trong khi đó, cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel là tâm điểm bán ròng với gần 48,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, QNS và VEA lần lượt bị rút ròng với giá trị 22 tỷ và 16,4 tỷ đồng. Những mã khác trên UPCoM bị bán ròng dưới 5 tỷ đồng gồm CLX, BSR, VGI, QHW, VGT, RIC, …

 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận