Dòng tiền tăng vào cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 và họ penny, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa. Theo thống kê của FiinTrade, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào các lĩnh vực như bất động sản, tài nguyên cơ bản, xây dựng và vật liệu, nhưng giảm ở nhóm ngân hàng, chứng khoán, thực phẩm & đồ uống.
Tháng 2 ghi nhận giao dịch ảm đạm ở hầu hết các nhóm ngành, trong đó cổ phiếu bất động sản, du lịch & giải trí, chứng khoán thuộc Top tăng mạnh nhất.
Liên quan đến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, họ quay đầu bán ròng 640 tỷ đồng trong tháng vừa qua. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ rút ròng 533 tỷ đồng sau khi mua ròng 32.596 tỷ đồng trong 3 tháng liên tiếp trước đó.
Tự doanh bán ròng
Thống kê chi tiết theo từng mã chứng khoán, STB được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất với giá trị 653,4 tỷ đồng trong tháng 2.
Đứng vị trí thứ hai trong Top10 là cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với 556,4 tỷ đồng. Trong tháng đầu năm, mã này đứng đầu danh mục rót vốn của khối ngoại với quy mô 1.407,4 tỷ đồng.
Kế đó, dòng tiền ngoại còn tìm đến các đại diện khác thuộc nhóm dầu khí (PVD, POW, GAS), tài chính ngân hàng (HDB, HCM), thép (HSG), điện (PC1), bảo hiểm (BVH), ... với giá trị vào ròng dưới 200 tỷ đồng.
Tổ chức nội bán ròng
Ở phía đối diện, nước ngoài bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VHM của Vinhomes với quy mô 799,5 tỷ đồng. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu này giảm gần 18,5% trong tháng 2 về 41.500 đồng/cp.
Về tình hình kinh doanh, trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, tính đến cuối năm 2022, doanh số bán hàng chưa ghi nhận của Vinhomes đạt 107.600 tỷ đồng (tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái) với The Empire và The Crown chiếm 71%.
Dự án The Empire khởi công xây dựng từ đầu năm 2022, bàn giao cho khách hàng từ tháng 9/2022, còn và The Crown được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng để bàn giao từ quý III/2023.
VCSC dự phóng, việc bàn giao hai dự án này giúp lợi nhuận ròng của Vinhomes đạt 33.000 tỷ đồng trong năm nay (tăng 15% so với cùng kỳ). The Empire và The Crown dự báo cũng sẽ đóng góp chính vào lợi nhuận ròng giai đoạn 2023 - 2024 của doanh nghiệp này, đạt 61.500 tỷ đồng.
Tương tự, hoạt động rút vốn còn được chứng kiến ở nhiều cổ phiếu ngành bất động sản khác như DXG (474,4 tỷ đồng), VIC (228,1 tỷ đồng), KDH (214,9 tỷ đồng), ...
Các đại diện còn lại trong danh mục bán ròng gọi tên nhiều mã vốn hóa vừa và nhỏ như DGC (271,2 tỷ đồng), KDC (209,2 tỷ đồng), DCM (195,6 tỷ đồng), VND (133,3 tỷ đồng), EIB (99,1 tỷ đồng), ...
Tương tự HOSE, NĐT nước ngoài cũng mua ròng hơn gần 350,6tỷ đồng trên sàn HNX trong tháng 2.
Cá nhân trong nước gom ròng
Trong khi đó, khối ngoại duy trì mua ròng cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO với quy mô 187,4 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã PVS (89,5 tỷ đồng), CEO (56,5 tỷ đồng), TNG (40,5 tỷ đồng), SHS (16,1 tỷ đồng), ...
Ở chiều ngược lại, giao dịch rút ròng chủ yếu tập trung ở cổ phiếu PMC với quy mô 31,7 tỷ đồng. Những cổ phiếu lần lượt bị rút vốn là THD, NVB, TVD, ONE, …
Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp đà mua ròng 26 tỷ đồng trong tháng 2, dù quy mô đã giảm tới 60% so với tháng đầu năm.
Ở chiều mua vào, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi được mua mạnh nhất với 53,2 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được khối này gom ròng trên 50 tỷ đồng. Theo sau là BSR (20,1 tỷ đồng), MML (8 tỷ đồng), CNC (3,2 tỷ đồng), CST (2,9 tỷ đồng), ...
Trong khi đó, cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel là tâm điểm bán ròng với gần 27,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VEA và ACV lần lượt bị rút ròng với giá trị 19,9 tỷ và 13,6 tỷ đồng. Những mã khác trên UPCoM bị bán ròng dưới 5 tỷ đồng gồm CLX, OIL, ...