VNINDEX1174.85 (-18.51 -1.55%)1,070,536,473 CP 23,702.45 Tỷ 61 211 292HNXINDEX220.8 (-5.1 -2.25%)129,148,606 CP 2,593.73 Tỷ 38 136 151VN301194.03 (-16.73 -1.38%)316,693,075 CP 9,619.06 Tỷ 2 3 25HNX30467.39 (-15.3 -3.16%)102,455,500 CP 2,248.20 Tỷ 1 4 25

Lúa mì Chicago - Đầu tư hàng hóa phái sinh

Chắc ai cũng nghe đến lúa mì nhưng chưa nhiều người thực sự hiểu rõ về nó. Vậy lúa mì là gì? Tác dụng và tình hình sản xuất, thương mại trong giao dịch hàng hóa của nó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đôi nét về lúa mì Chicago

Đôi nét về lúa mì ChicagoĐôi nét về lúa mì Chicago

Lúa mì được xem là một trong những loại ngũ cốc lâu đời nhất thế giới, tên gọi khác của lúa mì là lúa miến hay tiểu mạch. Trong những giống lúa mì hiện nay, lúa mì Triticum aestivum, đây là giống lúa mì thuộc nhóm cỏ Triticum và thuần dưỡng từ khu vực Levant, đang được trồng và nhân giống khắp nơi thế giới.

Với mức sản lượng chỉ đứng sau bắp và gạo, lúa mì được xem là như nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người. Lúa mì được ứng dụng rộng rãi, nhiều nhất là làm ra những loại bánh mì, bột mì, tiếp đó là những thực phẩm như mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia hoặc các nhiên liệu sinh học khác.

Ngoài ra, lúa mì còn dùng làm thực phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm, các nông trại có quy mô nhỏ sẽ trồng lúa mì, sau khi được thu hoạch thì phần cỏ khô sẽ làm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, hoặc rơm rạ làm vật liệu xây dựng.

Lúa mì Chicaco có mã hàng hóa là ZWA, đây là sản phẩm được giao dịch nhiều trên thị trường hàng hóa phái sinh hiện nay, thu hút được khối lượng và dòng tiền giao dịch lớn.

Đặc điểm của lúa mì Chicago

Đặc điểm của lúa mì ChicagoĐặc điểm của lúa mì Chicago

Lúa mì có nguồn gốc từ khu vực Tây Nam Á.  Khu vực này được biết dưới tên gọi Lưỡi liềm màu mỡ (hay khu vực Trung Đông ngày nay). Những mối quan hệ di truyền của lúa mì einkorn và lúa mì emmer chỉ ra rằng khu vực thuần dưỡng lúa mì có thể là nằm gần Diyarbakır ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những loại lúa mì hoang dại này đã được thuần dưỡng như một phần của nguồn gốc nông nghiệp ở khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ này. Việc trồng trọt cũng như thu hoạch lặp đi lặp lại của các loại cỏ hoang dại này đã dẫn tới sự thuần dưỡng lúa mì thông qua việc chọn lọc và những dạng đột biến với tai thóc dai, còn nguyên hạt khi thu hoạch, hạt lớn và xu hướng những bông con còn nằm lại trên thân cây đến khi thu hoạch.

Vào mùa đông lúa mì sẽ ở trạng thái ngủ đông dưới tuyết, nhưng thông thường thì nó cần khoảng 110 tới 130 ngày từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch, phụ thuộc vào khí hậu, giống và những điều kiện về đất canh tác.

Việc theo dõi và chăm sóc lúa mì đòi hỏi cần phải có những kiến thức về các giai đoạn phát triển của nó. Cụ thể là, việc sử dụng phân bón, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ,  thuốc điều chỉnh tăng trưởng thông thường cần phải được áp dụng vào những giai đoạn phát triển cụ thể của nó.

Tồn tại vài hệ thống để nhận dạng các giai đoạn phát triển của lúa mì, hai hệ thống sử dụng nhiều nhất là thang Feekes và thang Zadoks. Mỗi thang sẽ là một hệ thống tiêu chuẩn, trong đó miêu tả những giai đoạn kế tiếp nhau của lúa mì trong một vụ mùa.

Lúa mì trong thương mại được phân loại dựa trên tính chất của hạt. Các nhà kinh doanh và sản xuất sử dụng cách phân loại này để xác định loại lúa mì mà họ cần bởi vì mỗi loại có 1 công dụng riêng. Lúa mì có thành phần khoảng 71% là carbohydrate, 13% là protein (chủ yếu là gluten) 13% là nước và 1.5% chất béo, là loại thực phẩm quan trọng với con người, đặc biệt là ở các nước kém phát triển.

Xem thêm: Dầu Đậu Tương - Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh FTV

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá lúa mì Chicago

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá lúa mì ChicagoCác yếu tố ảnh hưởng đến giá lúa mì Chicago

Lúa mì là sản phẩm của nhóm hàng hóa nông sản có khối lượng giao dịch nhiều nhất tại sàn giao dịch hàng hóa. Vì vậy, để đưa ra được hướng đúng cho giao dịch, nhà đầu tư cần phải nắm rõ các yếu tố có thể sẽ gây ảnh hưởng đến diễn biến giá của lúa mì. Dưới đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá lúa mì:

  •  Giá trị đồng USD

Giống như những mặt hàng hóa khác, giá trị đồng USD có ảnh hưởng đến giá của lúa mì. Đồng USD tăng giá cũng sẽ tạo áp lực lên giá lúa mì và khi đồng USD giảm giá sẽ hỗ trợ lúa mì.

Ngoài ra, do Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lúa mì lớn cho nên giá của nó có thể sẽ tiếp tục được tính bằng đô la Mỹ.

  •  Chênh lệch giữa cung và cầu thị trường

Chính phủ thường có những tác động nhằm mục đích điều chỉnh cung cầu trên thị trường và nó có thể sẽ dẫn đến mất cân bằng cung và cầu trên thị trường lúa mì.

Ví dụ: Trong những năm gần đây, Ấn Độ ban hành thuế nhập khẩu đối với lúa mì nhằm hỗ trợ sản xuất mặt hàng lúa mì trong nước. Các loại thuế này có thể dẫn đến việc giảm nhu cầu xuất khẩu lúa mì đồng thời tác động lên giá cả lúa mì trên toàn cầu. Người dân sẽ có xu hướng chuyển sang trồng những loại cây khác, điều này có thể khiến nguồn cung lúa mì giảm và giá lúa mì lại tăng.

  •  Nhu cầu tiêu thụ lúa mì tại những nước đang phát triển

Tại những nước phát triển, tốc độ gia tăng dân số đang suy giảm, nhưng tại những nước đang phát triển như châu Phi, Đông Nam Á hay Trung Đông lại đang là thời kỳ bùng nổ dân số. Khi dân số ở các khu vực này tăng lên thì nhu cầu về hàng hóa của họ cũng sẽ tăng lên.

Lúa mì là nguồn thực phẩm bổ dưỡng phát triển ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, bởi vậy, nó có thể sẽ trở thành mặt hàng chủ lực trên thị trường.

Ngoài ra, khi các quốc gia này có tốc độ phát triển giàu có hơn, mức tiêu thụ thịt của họ có thể tăng lên. Vì lúa mì là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi quan trọng nên điều này cũng sẽ thúc đẩy về giá ngũ cốc.

  • Thời tiết

Giá lúa mì chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện thời tiết. Nếu lượng mưa quá mức hoặc hạn hán sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung lúa mì và giá của lúa mì sẽ tăng cao. Nếu thời tiết thuận lợi sẽ thúc đẩy sản lượng lúa mì thu hoạch và giá lúa mì sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, nguồn cung lúa mì nằm rải rác ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, điều kiện tăng trưởng kém ở một số khu vực trên thế giới thường sẽ được bù đắp bằng điều kiện thuận lợi ở các nơi khác.

  • Các sự kiện thương mại, chính trị và chính sách xuất nhập khẩu của các quốc gia

Một số quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới bao gồm: Ai Cập, Algeria, Indonesia, Brazil và Bangladesh.

Những nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới bao gồm: Nga, Mỹ và Canada. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu lúa mì của các nước EU chiếm phần lớn thế giới.

Thuế quan thường là mối rào cản xuất và nhập khẩu giữa các quốc gia, với bất cứ ngành hàng nào cũng vậy. Chẳng hạn, nếu thuế xuất khẩu của quốc gia bán lúa mì cao và số lượng đặt mua hàng của những nước nhập khẩu sẽ ít đi, điều này dẫn tới nhiều tác động đến giá hàng hóa như: lượng tồn kho ở những nước xuất khẩu tăng lên có thể khiến cho giá trong nước giảm, những nước nhập khẩu thiếu nguồn cung giá sẽ tăng…

  • Biến động của các mặt hàng liên quan và bổ trợ

Xu hướng diễn biến chung của thị trường nông sản cũng là yếu tố tạo ra ảnh hưởng tới giá lúa mì, đặc biệt là mặt hàng ngô. Ngô và lúa mì có vai trò thay thế cho nhau trong việc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, biến động của giá ngô thường có tác động tới giá lúa mì. Nếu giá ngô tăng cao, những nhà sản xuất sẽ có xu hướng tìm tới lúa mì để làm sản phẩm thay thế và ngược lại. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ thường trợ cấp cho nông dân trồng ngô nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất ethanol. Vì thế, nông dân Mỹ có thể tăng diện tích trồng ngô so với diện tích trồng lúa mì từ đó làm giảm sản lượng thu hoạch lúa mì và làm giá lúa mì tăng cao. 

  • Các yếu tố khác

Các ảnh hưởng đến từ hoạt động chính trị, bản báo cáo của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ hoặc những yếu tố trong chuỗi sản xuất.

Sản xuất và thương mại lúa mì

Sản xuất và thu hoạch lúa mì trên thế giới cùng sự gia tăng dân số thế giới đã góp phần làm tăng tiêu thụ ngũ cốc. Nó cũng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Sản lượng lúa mì thế giới khoảng 40% và thương mại là 50%. Văn hóa lúa mì phát triển tốt ở những vùng ôn đới, nhưng điều này không ngăn cản những nước có khí hậu nóng trồng lúa mì vào mùa đông. Khu vực thích hợp cho trồng lúa mì, thường được gọi là vành đai lúa mì... bao gồm: Bắc bán cầu: Đông và Tây Châu Âu, Nga, Ukraine, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Mỹ, Canada; Nam bán cầu: Argentina và Australia.

Trong một số năm gần đây, diện tích trồng lúa mì trên thế giới đã giảm... Điều này đặc biệt làm ảnh hưởng đến Hoa Kỳ và Tây Âu. Năng suất lúa mì ngày càng tăng, điều này là do có sự xuất hiện của những người chơi mới trên thị trường cũng như sử dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học. Dự báo thế giới sẽ hứa hẹn trong năm 2019-2020 tăng sản lượng lúa mì, cùng nhu cầu tăng trưởng ổn định, sẽ mang lại cho những nhà xuất khẩu tăng lợi nhuận.

Xuất khẩu thế giới

Xuất khẩu lúa mì trên thế giới lên tới 41,1 tỷ USD vào năm 2018... Đồng nghĩa giá trị xuất khẩu cũng giảm so với năm 2013 là 49,2 tỷ USD. Các nước EU có tỷ trọng xuất khẩu lúa mì cao nhất thế giới (với gần 35%)... Doanh số tối thiểu được ấn định cho những nước châu Phi - khoảng 1%, điều này có liên quan đến sự gia tăng dân số và tăng trưởng tiêu dùng. Các nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu trên thế giới là Nga, Mỹ và Canada... Thị phần của họ gần như chiếm khoảng 50% mức thế giới. Vào những năm 2000, một số nước châu Á dẫn đầu về sản xuất lúa mì, tuy nhiên hiện nay vai trò của họ đang giảm dần. Dự báo của những bộ trên thế giới cho thấy rằng năm 2020 Nga trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu lúa mì do sản lượng thu hoạch ngày càng tăng. Người ta ước tính rằng, Nga xuất khẩu khoảng 37 triệu tấn lúa mì, các nước châu Âu xuất khẩu khoảng 27 triệu tấn và Hoa Kỳ sẽ chiếm vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng với 23,5 triệu tấn.

Nhập khẩu thế giới

Nhập khẩu lúa mì chủ yếu là từ châu Phi và châu Á, hàng năm làm tăng số lượng dân cư và điều này đã làm tăng lượng tiêu thụ ngũ cốc. Vai trò của lúa mì ngày càng lớn đối với các nước Trung Đông và Mỹ Latinh.

Nhập khẩu lúa mì vào châu Phi đã tăng gần 50% kể từ đầu những năm 2000 trong khi những quốc gia trồng lúa truyền thống ở châu Á đang có mức tăng hơn 70%. Điều này có liên quan đến nhu cầu về sử dụng bánh mì ở các vùng đông dân và những vùng không thể cung cấp độc lập cho sản xuất. USDA ước tính sản lượng lúa mì toàn cầu đạt kỷ lục thương mại vào năm 2020 trong bối cảnh về nhu cầu ngày càng tăng của Châu Phi và Châu Á. Những vấn đề của mùa vụ giai đoạn 2018-2019 góp phần duy trì mặt bằng giá lúa mì với điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng như nhu cầu cao ổn định từ những nước nhập khẩu. Có thể nói tình hình thị trường lúa mì đang ở mức lạc quan.

Sản lượng lúa mì tăng hàng năm và những nhà lãnh đạo thị trường có xu hướng thay đổi. Vì thế, năm 2019, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga được công nhận là những quốc gia hàng đầu về sản xuất - chúng chiếm khoảng 42% sản lượng lúa mì trên thế giới.

Nga trở thành nước dẫn đầu về doanh số bán lúa mì vào năm 2019. Sản lượng xuất khẩu lúa mì lên tới gần 36 triệu tấn với tổng trị giá là 8,4 tỷ USD.

10 nước trồng Lúa mì trên thế giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Pakistan,Úc và Ukraine.

USDA dự báo sản lượng toàn cầu vụ 2021/2022 ở mức kỷ lục là 789 triệu tấn, tăng gần 13 triệu tấn so với năm trước. Trong đó, Liên minh Châu Âu được dự báo sẽ có mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất so với cùng kỳ của năm ngoái do diện tích và sản lượng lúa mì đều dự báo cao hơn khi thời tiết được cải thiện kể từ đợt hạn hán năm ngoái.

Những lợi ích khi đầu tư lúa mì trên thị trường giao dịch hàng hoá

Những lợi ích khi đầu tư lúa mì trên thị trường giao dịch hàng hoáNhững lợi ích khi đầu tư lúa mì trên thị trường giao dịch hàng hoá

Đối với những đối tượng sản xuất và kinh doanh Lúa mì

  • Giảm thiểu rủi ro cho nông dân cũng như doanh nghiệp sản xuất Lúa mì trong điều kiện bất ổn về giá. 
  • Đảm bảo hơn về vấn đề đầu ra cho Lúa mì.

Đối với Nhà đầu tư

  • Có thể chọn được tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch tại một khoản ký quỹ ban đầu nhỏ hơn so với giá trị hợp đồng. Với lĩnh vực đầu tư Lúa mì, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều.
  • Giúp nhà đầu tư đa dạng hoá các danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Như vậy, để việc đầu tư thực sự mang lại hiệu quả, trước khi quyết định đầu tư mặt hàng Lúa mì, các nhà đầu tư cần phải có sự chuẩn bị từ việc tìm hiểu kỹ về thị trường đến giá cả, cách thức cũng như nơi sản xuất mặt hàng Lúa mì. Không những vậy, bạn cần tìm hiểu thêm về dự báo giá Lúa mì trong tương lai, phương pháp phân tích kỹ thuật thị trường Lúa mì hoặc có thể tham khảo kết quả phân tích đó từ những chuyên viên trong nghề có uy tín.

Trong tình hình dịch bệnh, ngành nuôi trồng và sản xuất lúa mì chịu ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, cần chủ động đưa ra những giải pháp để giúp ngành này thích ứng với tình hình thực tế. Tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa một cách hữu hiệu nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp yên tâm hơn để sản xuất, khai thác tối đa nguồn lợi từ mặt hàng lúa mì mang lại bởi được bảo hiểm về giá cũng như vấn đề đầu ra.

Hợp đồng giao dịch lúa mì Chicago

Hàng hóa giao dịch

Lúa mì (ZWA)

Giao dịch tại sàn

CBOT (Chicago – Mỹ)

Đơn vị tiền tệ

USD (1 USD ~ 23.5 VN)

Đơn vị hợp đồng

Bushel (giạ) (1 giạ ~ 20 kg)

Độ lớn hợp đồng

5.000 giạ ~ 100.000kg ~ 100 tấn

Bước giá tối thiểu

0.25 cent/giạ

Lời hoặc lỗ trên 1 bước giá

12.5 $ = 300.000 VND

Biên độ dao động hàng ngày

20 giá tương đương 1 lot có khả năng đem lại lợi nhuận 250$

Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

+ Phiên 1: 7:00 – 19:45

+ Phiên 2: 20:30 – 1:20 (hôm sau)

Các tháng giao dịch

Tháng 3, 5, 7, 9 và 12

Kí quỹ tối thiểu

~ 45 triệu

Giá trị hợp đồng

~ 600 triệu

Vốn an toàn

150-200 triệu

Tỷ lệ đòn bẩy

1:3

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về lúa mì Chicago. Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để từ đó có thể đưa ra những chiến lược đầu tư phù hợp cũng như có cái nhìn sâu sắc về mặt hàng này.

Hiện tại để việc đầu tư đem lại hiệu quả, lựa chọn được công ty uy tín và đảm bảo là yếu tố rất quan trọng. Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ FTV tự hào là thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV), được chính thức cấp phép và bảo lãnh về lĩnh vực Giao dịch phái sinh hàng hóa.

Chúng tôi luôn luôn bên cạnh bạn để:

  • Đăng ký, hướng dẫn, đặt lệnh, nộp hoặc rút tiền và giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan.
  • Cung cấp kịp thời thông tin về thị trường, nhận định hàng ngày cũng như đưa ra 
  • Tư vấn chiến lược đầu tư có hiệu quả cả ngắn hạn và dài hạn.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm và cực kỳ am hiểu về thị trường. Chúng tôi sẽ đưa đến các bạn tin tức mới nhất và nhanh nhất. Qua đó để bạn đưa ra tư vấn đầu tư hiệu quả nhất với danh mục đầu tư đa dạng.

Đặc biệt hơn, FTV sẽ hỗ trợ những nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch MIỄN PHÍ. Còn chần chừ gì nữa, hãy gọi đến Hotline 0983 668 883 để được tư vấn và đăng ký tài khoản ngay luôn nào!

Tải app Mytrade trải nghiệm nền tảng đầu tư mới tại

- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận